SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Cross-chain bridge: “Cây cầu tơ lụa” xây dựng thế giới blockchain

Cross-Chain Bridge - Cây cầu tơ lụa giúp nối dài các blockchain, hướng đến một tương lai “phẳng” nơi không còn biên giới nào giữa chúng.
writer
Published Oct 15 2021
Updated May 22 2023
13 min read
thumbnail

Nhà vật lý thiên tài Isaac Newton từng nói: “Chúng ta xây quá nhiều bức tường và không đủ những cây cầu”. Trong vũ trụ blockchain, các nhà phát triển quyết định “sửa sai” điều này bằng cách tạo ra những cây cầu nối dài các blockchain với nhau, hướng đến một tương lai “phẳng” nơi không còn biên giới nào giữa chúng ta.

Những “cây cầu” trong thế giới thực

Trước khi những “cây cầu” được xây dựng, thế giới là các ốc đảo quốc gia riêng biệt, không can hệ với nhau. Châu Âu chỉ biết mơ về thứ lụa tơ tằm mướt mát, mơ về trân châu đá quý ở châu Á xa xôi nào đó; gia vị tiêu tỏi, bột cà ri cay nồng cũng chưa tìm được đường vào các món ăn của người da trắng. 

Còn phương Đông, đặc biệt là Trung Quốc cũng chỉ có thể tơ tưởng về giống ngựa “thần thánh” làm nên những đội kỵ binh kiêu hùng của vùng Trung Á. Và thái tử Tất Đạt Đa - sau này trở thành Đức Phật Thích Ca sáng lập ra đạo Phật chỉ được một nhóm nhỏ người Ấn Độ biết đến.

Nhưng thế giới đã đảo chiều khi vào năm 138 Trước công nguyên, Hán Vũ Đế cử sứ thần Zhang Qian đến tiếp xúc với các nền văn hóa Trung Á. Những bản tường trình truyền tải thông tin quý giá về con người và vùng đất Tây phương của Qian đã giúp chính thức mở ra “cây cầu” nổi tiếng nhất lịch sử: Con đường tơ lụa (The Silk Road). 

“Cây cầu” nối vùng Viễn Đông và châu Âu lại với nhau này không chỉ được dùng để trao đổi hàng hóa, mà còn cả văn hóa, triết học, âm nhạc, tôn giáo… Và kết quả chúng ta có một thế giới phẳng đa dạng, đa sắc như hiện nay.

Con đường tơ lụa nối Viễn Đông và châu Âu. (Ảnh: NEU)

Ở Việt Nam, sống qua thời kỳ bao cấp trong những “bức tường” với chế độ tem phiếu và hàng hóa không được tự do mua bán trên thị trường, thế hệ ông bà cha mẹ chúng ta hẳn đều biết đến bài vè sau:

Nhất gạo nhì rau

Tam dầu tứ muối

Thịt thì đuôi đuối

Cá biển mất mùa 

Đậu phụ chua chua

Nước chấm nhạt thếch

Mì chính có đếch

Vải sợi chưa về

Săm lớp thiếu ghê

Cái gì cũng thiếu.

Vậy mà sau 35 năm xây cầu ra thế giới, từ chỗ thiếu ăn, Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới; thu nhập bình quân đầu người tăng từ $159/năm (1985) lên khoảng $2,750/năm (2020). Về mặt xã hội, giờ đây chúng ta có drama Hàn, nhạc US-UK, ngôn tình Trung Quốc, pizza Ý, nữ quyền, triết học khắc kỷ,…

Cầu nối liên minh trong vũ trụ blockchain

Tình trạng blockchain hiện tại - “Nước sông không phạm nước giếng”

Tài chính phi tập trung (DeFi) là hiện thân của một trong những phân khúc linh hoạt và hấp dẫn nhất của không gian tài sản kỹ thuật số. Với hệ sinh thái đang phát triển theo cấp số nhân như hiện nay, DeFi đã khẳng định mình là một công nghệ đột phá có khả năng cách mạng hóa lĩnh vực tài chính.

TVL của DeFi tăng trưởng theo cấp số nhân cho thấy nhu cầu mở rộng khả năng tương tác trong không gian này. (Ảnh: Messari)

Trong khi đó, blockchain từ khi ra đời đến nay là nền tảng nâng đỡ DeFi, cũng như tạo ra các tài sản crypto, cơ sở hạ tầng,… Tuy nhiên, giống như các quốc gia sơ khai trên thế giới tồn tại tách biệt nhau, các blockchain cũng sống cô lập, khép kín và không “nói chuyện” với nhau. 

Ví dụ, các blockchain công khai như Bitcoin Ethereum, được thiết kế dưới dạng sổ cái kỹ thuật số nguồn mở, minh bạch và bất kì ai cũng có thể truy cập. Tuy nhiên, mặc dù dữ liệu trên chuỗi hoàn toàn minh bạch, nhưng về cơ bản chúng là những hệ sinh thái khép kín, với nhóm người dùng riêng, các ứng dụng phi tập trung (DApps) và tiền tệ riêng. 

Mặc dù phát triển mạnh nhưng hệ sinh thái của blockchain vẫn khép kín. (Ảnh: coinbureau)

Tất nhiên điều này có lý do chính đáng. Một trong những yếu tố quan trọng nhất của công nghệ blockchain nằm ở khả năng duy trì an ninh mạng. Trên thực tế, để duy trì sự đồng thuận - là nền tảng cho tính bảo mật và độ chính xác của sổ cái, chỉ những miner (thợ đào) tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc của mỗi mạng lưới mới được phép xác minh và ghi các giao dịch vào blockchain.

Hệ thống này thực sự có hiệu quả, tuy nhiên, bản chất “nước sông không phạm nước giếng” này của blockchain đang phần nào cản trở sự phát triển của hệ sinh thái DeFi bằng cách khóa người dùng DeFi vào một mạng lưới khép kín duy nhất. 

Trong khi đó, với niềm tự hào không cần cấp phép (permissionless) và không thông qua trung gian của mình, blockchain đáng lẽ phải cho phép người dùng tiếp cận nhiều cơ hội hơn như: dễ dàng chuyển tài sản từ chuỗi này sang chuỗi khác, dùng các DApps có thể thay thế cho nhau và tận dụng các dịch vụ DeFi khác hiệu quả hơn.

Vào thời điểm mà khả năng kết hợp của DApps trong các mảnh ghép DeFi đang thay đổi bộ mặt của các cơ sở hạ tầng tài chính như hiện nay, điều quan trọng hơn bao giờ hết là các blockchain độc lập phải có khả năng giao tiếp và chia sẻ dữ liệu với nhau.

Đây chính là lúc các team phát triển quyết định xây cầu để thiết lập “liên minh” blockchain.

Cầu nối (cross-bridge chain) là gì?

Cross-chain bridge cho phép chuyển tài sản và dữ liệu giữa hai nền tảng blockchain khác nhau.

Cross-chain bridge kết nối hai mạng blockchain khác nhau lại và giúp chúng tương tác với nhau một cách an toàn. Dùng cầu nối này, người dùng và nhà phát triển có thể chuyển token hoặc dữ liệu tùy ý từ blockchain này sang blockchain khác. Trong không gian DeFi, cầu nối blockchain cho phép chuyển tài sản từ chain này sang chain khác, tiến hành các giao dịch nhanh chóng với chi phí thấp, cũng như triển khai các DApp trên nhiều blockchain khác nhau.

Ví dụ nếu không có bridge, khi muốn chuyển tài sản từ BSC sang Solana, bạn phải chuyển tài sản từ BSC sang Binance rồi qua FTX, sau đó gửi vào Solana. Với bridge, tất cả sẽ được thực hiện chỉ với một giao dịch duy nhất. Hoặc nhờ bridge bạn có thể sử dụng Aggregator để gửi token ở chain này nhưng đi farm ở chain khác và tăng cơ hội tối đa lợi nhuận.

Cầu nối hoạt động như thế nào?

Hầu hết các cầu nối sử dụng giao thức mint-và-burn. Nghĩa là khi một token được chuyển từ blockchain A sang blockchain B, giao thức sẽ burn token đó và mint ra một token khác tương đương trên blockchain B.

Về cơ bản, có hai loại cầu nối: tập trung và phi tập trung. 

  • Cầu nối tập trung: Dựa vào một bên trung gian để giúp các giao dịch giữa hai mạng lưới diễn ra thuận lợi nhất. Với cầu nối này, giao thức phân quyền cho một người quản lý và xem xét tất cả các giao dịch. Quá trình này khác nhau giữa các dự án.
  • Cầu nối phi tập trung: Tự vận hành theo hợp đồng thông minh. Trong loại cầu nối này, có một mạng lưới phân tán bao gồm nhiều người để xác thực các giao dịch. Những người tham gia giám sát giao dịch sẽ nhận được phần thưởng để đảm bảo họ luôn hành động có lợi cho hệ thống.

Các bạn có thể tìm hiểu chi tiết hơn về khái niệm cross-chain bridge, cách hoạt động cũng như các cơ hội đầu tư với các dự án thuộc mảng này thông qua bài viết dưới đây:

Tìm hiểu: Cross-chain Bridge là gì? Mở ra con đường giao thương giữa các blockchain

Hầu hết các cầu nối sử dụng giao thức mint-và-burn. (Ảnh: MakerDao)

Cross-bridge chain thu hút TVL “khủng” trên Ethereum

Giống như kinh tế của các quốc gia bắt đầu phát triển mạnh hơn khi mở cửa giao thương với nước ngoài, việc xây 8 cây cầu bắt qua các blockchain khác đã giúp Ethereum thu về gần 7.8 tỷ đô TVL (tổng giá trị khóa) trong khoảng tháng 8 - 9/2021. 8 cầu này bao gồm: Polygon ERC20 Bridge, Arbitrum Bridges, Avalanche Bridge, Solana Wormhole, Fantom Anyswap Bridge, Harmony Bridges, Optimism ERC20 Bridges và Near Rainbow Bridge.

Trong đó, theo số liệu thống kê từ Dune Analytics thì: 

  • Polygon Bridge chiếm 32.5% TVL.
  • Arbitrum Bridge 31.5% TVL.
  • Avalanche Bridge 21.2%.
  • TVL của Solana Wormhole khoảng 6.7%.
  • TVL của Fantom Anyswap Bridge chiếm khoảng 6.6%.
  • Ether và WETH là tài sản được nắm giữ cao nhất trong TVL với 2.9 tỷ đô (ngày 16/9).
  • USDC là tài sản chính thứ hai được nắm giữ trong TVL với 1.2 tỷ đô.

Mối nguy từ việc “mở cửa”

Trên lưng những con lạc đà chất đầy gia vị của phương Đông huyền bí, trong những đoàn caravan vô tận chuyên chở thủy tinh, sợi vải từ xứ sở châu Âu, những lái buôn trên Con đường tơ lụa cũng mang theo cả các bệnh truyền nhiễm như bệnh dịch hạch, bệnh phong và bệnh than rải khắp Đông Á, Trung Đông và châu Âu. Ở Việt Nam, ngập ngụa trong làn sóng giá trị mới từ phương Tây ùa vào sau thời kỳ xây cầu mở cửa, nhiều người lo ngại thế hệ trẻ không còn mặn mà với văn hóa truyền thống dân tộc.

Mở cửa với thế giới luôn tiềm ẩn trong mình nhiều rủi ro, điều tương tự cũng đúng trong thế giới crypto. Khi các blockchain xây cầu giao lưu với các bạn láng giềng, chúng dễ trở thành miếng mồi ngon cho các hacker.

(Ảnh: CoinGeek)

Vào ngày 11/7/2021, cross-chain bridge của Chainswap bị tấn công một lần nữa. Hơn 20 token dự án được triển khai trên hợp đồng thông minh của cầu nối đã bị đánh cắp gây thiệt hại khoảng 8 triệu đô.

Chỉ một ngày sau vụ hack của Chainswap, Anyswap, một dự án cross-chain bridge khác, thông báo rằng pool thanh khoản cross-chain V3 mới của họ đã bị tấn công vào nửa đêm, gây thiệt hại 239,000 USDC và 5,500,000 MIM, tương đương hơn 7,8 triệu đô. Do bị hack, một số token của Chainswap đã giảm hơn 40% và Anyswap giảm khoảng 15%.

Vào 16/7/2021, giao thức cross-chain phi tập trung THORChain (RUNE) cho biết mình bị tấn công và mất khoảng 13,000 ETH, tương đương 25 triệu đô. Một tháng sau, giao thức cross-chain của Poly Network cũng bị đột kích gây thiệt hại 611 triệu đô. Đây là vụ hack gây tổn thất tài chính lớn nhất trong lịch sử DeFi cho đến nay. Không dừng lại ở đó, mới tháng 9/2021 vừa rồi, một giao thức DeFi cross-chain được xây dựng trên BSC đã bị hack và làm bốc hơi 12 triệu đô. 

Tham khảo thêm: Top 6 vụ hack nổi bật nhất trong nửa đầu năm 2021

PNetwork trên BSC bị hack.

Bài học từ vấn đề bảo mật cross-chain bridge

Khi DeFi bùng nổ, cross-chain bridge là điều không thể thiếu. Chúng loại bỏ trở ngại giữa các chain, loại bỏ các trung gian trao đổi tiền tệ và tình trạng khép kín của các blockchain. Do đó, ngày càng nhiều cross-chain bridge được tung ra trong thế giới crypto. 

Tuy nhiên, những lo ngại về vấn đề bảo mật cũng từ đó xuất hiện. Mặc dù Chainswap nói rằng họ sẽ thực hiện các biện pháp khắc phục đối với các dự án token và DeFi bị ảnh hưởng, và AnySwap cũng thông báo rằng họ đã sửa các lỗ hổng và sẽ bù đắp cho tất cả các tổn thất, nhưng điều cấp thiết bây giờ là tập trung loại bỏ các rủi ro về bảo mật.

Bên cạnh đó, vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề nhức nhối liên quan đến cross-chain. Ví dụ: làm cách nào để đảm bảo tổng nguồn cung token trên chain gốc không giảm đi hoặc tăng lên do các cross-chain, hay làm cách nào để xác minh trạng thái của các giao dịch trên chain gốc theo cách phi tập trung. 

(Ảnh: IBM)

So với các dự án lão làng khác trong crypto, cross-chain bridge mới chỉ là một đứa trẻ, nên công nghệ này vẫn còn một chặng đường dài phía trước để đi. Trong tương lai, hy vọng những cầu nối sẽ dần hoàn thiện mình và giúp người dùng thực hiện các giao dịch một cách an toàn và tránh những rủi ro không cần thiết, từ đó ghi danh mình thành những “cây cầu tơ lụa” nổi tiếng trong thế giới blockchain.

RELEVANT SERIES