SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Crypto On-Ramp là gì? Các hình thức giao dịch On-Ramp phổ biến

Tiền mã hóa đang ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người quan tâm. Để bắt đầu tham gia vào thị trường tiền mã hóa, bước đầu tiên bạn cần thực hiện là mua một số lượng tiền mã hóa nhất định và đó là lúc khái niệm "crypto on-ramp" xuất hiện.
trangtran.c98
Published Aug 28 2024
Updated Aug 28 2024
14 min read
crypto on ramp là gì

Crypto On-Ramp là gì?

Crypto on-ramp, hay còn được gọi đơn giản là "on-ramp", là quá trình chuyển đổi từ tiền tệ truyền thống (fiat) sang tiền mã hóa. Điều này có nghĩa là bạn sẽ sử dụng một nền tảng hoặc dịch vụ nào đó để mua tiền mã hóa bằng tiền mặt, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ hoặc thông qua chuyển khoản ngân hàng.

Ví dụ, khi bạn sử dụng thẻ tín dụng để mua Bitcoin hoặc Ethereum trên một sàn giao dịch như Coinbase hoặc Binance, bạn đang thực hiện một giao dịch on-ramp. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất đối với bất kỳ ai muốn tham gia vào thị trường tiền mã hóa.

crypto on ramp là gì
Khái niệm Crypto on-ramp
advertising

Các loại Crypto On-Ramp phổ biến

Hiện nay, có nhiều loại dịch vụ on-ramp khác nhau, mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng:

Giao dịch ngang hàng (P2P Trading)

Giao dịch P2P trên các sàn CEX là loại on-ramp phổ biến nhất trong thị trường crypto. Vào cuối năm 2023, tổng số người dùng tiền mã hóa toàn cầu đã đạt 580 triệu, với phần lớn sử dụng các sàn giao dịch tiền mã hóa như Binance, Coinbase và Kraken. Trong đó, Binance có hơn 120 triệu người dùng.

Các loại hình giao dịch P2P phổ biến bao gồm: 

1/ Các sàn CEX với dịch vụ P2P: Giao dịch P2P trên các sàn CEX rất phổ biến với người dùng tại Việt Nam và trên toàn thế giới.

Trong đó, Binance P2P là một trong những nền tảng P2P lớn nhất và phổ biến nhất, cho phép người dùng mua bán tiền mã hóa trực tiếp với nhau mà không qua trung gian. Binance cung cấp nhiều phương thức thanh toán khác nhau, bao gồm chuyển khoản ngân hàng và ứng dụng ví điện tử.

giao dịch p2p binance
Giao diện giao dịch P2P Binance giúp người mới dễ dàng mua bán

2/ Các nền tảng chuyên về giao dịch P2P: 

LocalBitcoins: LocalBitcoins từng rất phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt là vào những năm đầu khi Bitcoin bắt đầu được biết đến rộng rãi. Tuy nhiên, theo thời gian, mức độ phổ biến của nó giảm dần khi các nền tảng như Binance P2P, với các tính năng bảo mật và hỗ trợ người dùng tốt hơn, chiếm ưu thế.

LocalBitcoins phổ biến nhất tại Nga, Venezuela và Nigeria, những nơi thiếu sự ổn định kinh tế và hạn chế truy cập hệ thống ngân hàng truyền thống.

Paxful: Paxful có mặt tại Việt Nam nhưng chúng không phổ biến. Một phần do Paxful tập trung vào thị trường châu Phi và Nam Mỹ nhiều hơn, nơi người dùng có nhu cầu cao về các phương thức thanh toán linh hoạt như thẻ quà tặng, chuyển khoản ngân hàng và ví điện tử.

3/ Ứng dụng:

Remitano: Ứng dụng này rất phổ biến tại Việt Nam, thu hút nhiều người dùng nhờ vào giao diện thân thiện và hỗ trợ tiếng Việt. Remitano cho phép nhiều phương thức thanh toán như chuyển khoản ngân hàng nội địa, ví điện tử và tiền mặt, phù hợp với thói quen sử dụng của người dùng Việt Nam.

Remitano có hàng triệu người dùng trên toàn cầu. Ngoài Việt Nam, Remitano cũng phổ biến ở một số nước Đông Nam Á khác như Malaysia, Indonesia và Philippines. Đây cũng là một lựa chọn phổ biến tại các quốc gia có nhu cầu giao dịch P2P cao và hệ thống tài chính chưa phát triển mạnh.

CoinCola: CoinCola là nền tảng P2P khác được người dùng tại Việt Nam sử dụng, tuy nhiên, nó không phổ biến bằng Remitano hay Binance P2P. CoinCola tập trung nhiều vào giao dịch Bitcoin và Tether (USDT) với phí giao dịch thấp và các dịch vụ bảo mật.

CoinCola cũng có một lượng người dùng đáng kể tại Việt Nam, đặc biệt là trong các cộng đồng chuyên về giao dịch Bitcoin. Tuy nhiên, tổng số người dùng không lớn như Remitano do phạm vi hoạt động và hỗ trợ thanh toán có phần hạn chế hơn.

CoinCola được sử dụng phổ biến hơn ở các nước châu Phi, đặc biệt là Nigeria, Ghana và Kenya.

4/ Các diễn đàn và nhóm mạng xã hội

Telegram, Facebook Group: Một số người dùng thực hiện giao dịch P2P qua các nhóm trên Telegram hoặc Facebook, nơi họ có thể thỏa thuận giá cả và phương thức thanh toán trực tiếp với nhau. Tuy nhiên, giao dịch qua các kênh này có rủi ro cao hơn do thiếu sự bảo vệ và hỗ trợ từ nền tảng.

Ứng dụng thanh toán (Payment Apps)

Một số ứng dụng tài chính như PayPal, Revolut hay Cash App cũng đã tích hợp tính năng mua tiền mã hóa. Đây là lựa chọn tiện lợi cho những ai đã quen sử dụng các ứng dụng này cho các giao dịch hàng ngày.

1/ Momo và ZaloPay

Momo và ZaloPay là các ứng dụng ví điện tử phổ biến tại Việt Nam. Mặc dù bản thân các ứng dụng này không trực tiếp hỗ trợ mua bán tiền mã hóa, chúng được sử dụng rộng rãi trong các giao dịch P2P trên các nền tảng như Binance P2P hoặc Remitano, nơi người dùng có thể sử dụng ví điện tử này để thanh toán.

crypto onramp

Các sàn CEX lớn hầu hết tích hợp các ví điện tử lớn và phổ biến tại Việt Nam, tối ưu quá trình giao dịch on ramp cho người dùng.

2/ Paypal

PayPal là một trong những nền tảng thanh toán trực tuyến lớn nhất trên thế giới. Vào năm 2020, PayPal bắt đầu cho phép người dùng mua, bán, và nắm giữ các loại tiền mã hóa như Bitcoin, Ethereum, Litecoin và Bitcoin Cash trực tiếp trên nền tảng của mình.

PayPal rất phổ biến ở Hoa Kỳ, châu Âu và một số quốc gia khác. Tuy nhiên, tính năng mua bán tiền mã hóa của PayPal không có sẵn ở tất cả các quốc gia. Mặc dù PayPal có mặt tại Việt Nam, tính năng mua bán tiền mã hóa chưa được hỗ trợ rộng rãi tại đây.

3/ Cash App

Cash App, do Square phát triển, là một ứng dụng thanh toán di động phổ biến tại Hoa Kỳ. Nền tảng cạnh tranh trực tiếp với Venmo và các ứng dụng thanh toán khác tại quốc gia này. Cash App cho phép người dùng mua bán Bitcoin một cách dễ dàng thông qua ứng dụng.

Cash App không phổ biến tại Việt Nam.

4/ Revolut

Revolut là một ứng dụng ngân hàng kỹ thuật số có trụ sở tại Anh. Revolut cung cấp dịch vụ mua bán nhiều loại tiền mã hóa khác nhau như Bitcoin, Ethereum, Ripple và Litecoin. Revolut cho phép người dùng mua tiền mã hóa bằng các loại tiền tệ pháp định và theo dõi danh mục đầu tư trực tiếp trên ứng dụng.

Revolut rất phổ biến ở châu Âu và gần đây đã mở rộng sang Hoa Kỳ. Tuy nhiên, Revolut chưa phổ biến tại Việt Nam và chưa có tính năng mua bán tiền mã hóa hỗ trợ cho thị trường Việt Nam.

Dịch vụ môi giới (Brokerage Services)

Tại Việt Nam, các dịch vụ môi giới tiền mã hóa không phổ biến bằng các sàn giao dịch trực tiếp như Binance, Remitano hay các hình thức giao dịch P2P.

eToro có thể coi là dịch vụ môi giới tiền mã hóa quốc tế phổ biến nhất tại Việt Nam, nhưng phần lớn nhà đầu tư tại đây vẫn ưu tiên sử dụng các sàn giao dịch tiền mã hóa truyền thống như Binance, Remitano, hoặc các ứng dụng ví điện tử kết hợp với P2P.

Một số dịch vụ môi giới quốc tế phổ biến như eToro, Robinhood, Saxo Bank, Interactive Brokers…

Máy ATM Bitcoin

Một số nơi cung cấp dịch vụ mua Bitcoin qua máy ATM. Tính đến năm 2023, có khoảng 36,246 máy ATM Bitcoin trên toàn thế giới, cho thấy sự phổ biến của phương thức này ở các thành phố lớn.

Tuy nhiên, phí giao dịch trên máy ATM Bitcoin thường rất cao, có thể lên tới 10% giá trị giao dịch.

Tìm hiểu thêm: Bitcoin ATM là gì? Hướng dẫn sử dụng Bitcoin ATM.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng Crypto On-Ramp

Dù on-ramp giúp việc mua tiền mã hóa trở nên dễ dàng hơn, nhưng người mới bắt đầu cần chú ý đến một số yếu tố quan trọng để tránh rủi ro:

Chọn nền tảng uy tín

Trước khi lựa chọn bất kỳ nền tảng on-ramp nào, hãy đảm bảo rằng nền tảng đó uy tín, có đánh giá tích cực từ cộng đồng và tuân thủ các quy định pháp lý của quốc gia bạn đang sinh sống.

Nếu bạn là người mới, hãy chọn những nền tảng có giao diện dễ sử dụng và có hỗ trợ khách hàng tốt. Ngoài ra, cần đảm bảo có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ như xác thực hai yếu tố (2FA), mã hóa dữ liệu để bảo vệ tài sản của bạn.

Tại Việt Nam, giải pháp on-ramp được sử dụng phổ biến là Binance P2P.

Xem thêm: Top 6 sàn giao dịch crypto uy tín dành cho người mới.

Bắt đầu với số tiền nhỏ

Khi mới bắt đầu, hãy thử nghiệm với số tiền nhỏ để làm quen với quá trình mua bán và sử dụng nền tảng. Điều này giúp bạn giảm thiểu rủi ro trong trường hợp có vấn đề xảy ra. Sau khi bạn hiểu rõ cách thức hoạt động, bạn có thể tăng số tiền giao dịch.

Phí giao dịch

Mỗi nền tảng on-ramp đều tính một mức phí nhất định cho các giao dịch mua bán. Các khoản phí này có thể bao gồm phí xử lý thẻ tín dụng, phí giao dịch sàn và thậm chí là phí chuyển đổi ngoại tệ nếu bạn sử dụng một loại tiền tệ không phổ biến.

Phương thức thanh toán

Ở Việt Nam, hầu hết các giao dịch crypto on-ramp thường sử dụng phương thức thanh toán qua ngân hàng nội địa như Vietcombank, Techcombank… hoặc sử dụng ví điện tử như MoMo, ZaloPay.

Đảm bảo bạn chọn phương thức thanh toán an toàn và tiện lợi nhất.

Bảo mật thông tin cá nhân

Khi giao dịch trên các nền tảng on-ramp, bạn sẽ phải cung cấp thông tin cá nhân và tài chính. Đảm bảo rằng nền tảng mà bạn sử dụng có các biện pháp bảo mật để bảo vệ thông tin cá nhân.

  • Sử dụng mật khẩu mạnh và không tái sử dụng mật khẩu giữa các tài khoản khác nhau.
  • Tránh chia sẻ thông tin nhạy cảm của bạn qua email hoặc tin nhắn với bất kỳ ai.
  • Kích hoạt 2FA trên tất cả các tài khoản liên quan đến tiền mã hóa để tăng cường bảo mật.

Chính sách và quy định

Các dịch vụ on-ramp hoạt động dựa trên các quy định tài chính khác nhau tùy theo quốc gia. Ở Việt Nam, việc sử dụng tiền mã hóa vẫn chưa được quy định rõ ràng và việc mua bán tiền mã hóa có thể không được pháp luật bảo vệ hoàn toàn. Người dùng cần hiểu rõ các rủi ro pháp lý khi tham gia giao dịch và luôn cập nhật các quy định mới từ chính phủ.

Các bước cơ bản để sử dụng Crypto On-Ramp

Dưới đây là các bước cơ bản để sử dụng dịch vụ on-ramp:

Chọn nền tảng: Đầu tiên, bạn cần chọn một nền tảng on-ramp phù hợp với nhu cầu của mình. Hãy xem xét các yếu tố như phí giao dịch, tính bảo mật và trải nghiệm người dùng.

Tạo tài khoản: Đăng ký và tạo tài khoản trên nền tảng đã chọn. Bạn sẽ cần cung cấp thông tin cá nhân và xác thực danh tính KYC nếu nền tảng yêu cầu.

Thực hiện các biện pháp bảo mật như kích hoạt 2FA.

Nạp tiền: Sử dụng thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, hoặc chuyển khoản ngân hàng để nạp tiền vào tài khoản của bạn.

Mua tiền mã hóa: Chọn loại tiền mã hóa bạn muốn mua và số lượng cần mua. Sau đó thực hiện giao dịch.

Lưu trữ tiền mã hóa: Sau khi mua, bạn có thể lưu trữ tiền mã hóa trên ví của nền tảng hoặc chuyển sang ví cá nhân để bảo mật tốt hơn.

Tìm hiểu: Cách tạo ví tiền điện tử đơn giản.

Lợi ích và rủi ro của Crypto On-Ramp

Lợi ích

  • Tiện lợi: On-ramp giúp việc mua tiền mã hóa trở nên đơn giản và nhanh chóng.
  • Đa dạng lựa chọn: Có nhiều nền tảng và phương thức thanh toán để bạn lựa chọn.
  • Tiếp cận dễ dàng: On-ramp mở ra cánh cửa cho nhiều người tham gia vào thị trường tiền mã hóa, kể cả những người không rành về công nghệ.

Rủi ro

  • Phí cao: Một số nền tảng tính phí cao, đặc biệt là khi sử dụng thẻ tín dụng.
  • Rủi ro: Nếu sử dụng các nền tảng không đáng tin cậy, bạn có thể đối mặt với nguy cơ mất tiền. Ngoài ra, nếu bạn giao dịch P2P trên các hội nhóm, tổ chức, các cá nhân không uy tín, bạn cũng có thể bị "scam" tiền.
  • Biến động giá: Thị trường tiền mã hóa có tính biến động cao, nên giá tiền mã hóa có thể thay đổi nhanh chóng ngay sau khi bạn mua. Trong trường hợp bạn mua các đồng stablecoin có vốn hóa top đầu thị trường thì có thể bỏ qua sự biến động giá.