SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Các loại hình DAO phổ biến và các vấn đề hiện nay

Mình cùng lướt qua bài viết hôm nay để củng cố lại kiến thức cũng những cập nhật mới nhất về về DAO. Cùng bắt đầu nào!
Avatar
cryptolover994
Published Mar 22 2021
Updated May 23 2023
9 min read
thumbnail

DeFi là một khái niệm rất rộng, không chỉ những lĩnh vực về tài chính chung chung như Lending, Borrowing hay Yield earning, mà ở đó là là quyền quản trị (Governance). Đúng thật vậy, DAO đem đến cho chúng ta khái niệm về một tổ chức mà ở đó sẽ không có sự xuất hiện của bên trung gian, củng cố tính phi tập trung cho DeFi.

Vậy thì mình cùng lướt qua bài viết hôm nay để củng cố lại kiến thức cùng những cập nhật mới nhất về về DAO. Cùng bắt đầu nào!

DAO là gì? 

DAO hiểu đơn giản là một tổ chức hoạt động hoàn toàn theo quyết định của cộng đồng theo cơ chế đã đưa ra sẵn trong Smart Contract.

Chính vì DAO có thể được xem là một cuộc cách mạng trong hình thái tổ chức một doanh nghiệp, thay thế hình thức truyền thống tập trung khi mà quyền lực chỉ tập trung vào một tập thể cố định. Anh em có thể nghiên cứu về DAO từ những bài viết trước đó, chúng ta sẽ bước qua phần những ví dụ thực tế về DAO để mọi người có góc nhìn rõ hơn.

Và ở những phần dưới đây cũng là nội dung chính của bài viết, mình có tham khảo từ tác giả Linda Xie để cung cấp tới anh em những cái nhìn mới nhất về DAO năm 2021.

Đọc thêm: Decentralized Autonomous Organizations (DAOs) là gì?

Những ví dụ thực tế về DAO

DAO quản trị (governance-based DAO)

Một dự án trong lĩnh vực crypto được xem là DAO khi và chỉ khi nó có tính decentralized governance (quản trị phi tập trung) tức là holders của token có toàn quyền quyết định tương lai của dự án. 

dao quản trị

Anh em không còn lạ lẫm với MakerDAO, đây chính là một token quản trị và được xem là một DAO nổi tiếng được triển khai vào tháng 4/2016. Mọi người sẽ deposit ETH và nhận lại DAO. Vậy thì thay vì được quyết định bởi một tập thể tập trung, MakerDAO cho phép cộng đồng voting trên những điều dự án sẽ làm, như quản trị hệ thống, hay thay đổi thông số Gas fee…

Đọc thêm: MakerDAO & DAI là gì? Toàn tập về các Token trong hệ sinh thái MakerDAO & DAI

DAO chia sẻ doanh thu (Revenue Sharing DAO)

Một ví dụ khác có thể đề cập đến là Curve DAO, dự án sẽ chia sẻ doanh thu cho các token holders nào lock token của họ. Curve DAO khác các doanh nghiệp truyền thống ở chỗ thay vì sẽ chia cổ tức ở một tỷ lệ nhất định, thì cộng đồng Curve sẽ có khả năng nâng cao khả năng voting và revenue share theo thời gian lock token chứ không cố định.

dao chia sẻ doanh thu

DAO phân bổ tài sản (Asset Allocation DAO)

Đó là về Revenue Share, còn về phần tài sản của DAO thì các member cũng có quyền quyết định thông qua token. Các member có thể cùng quyết định sẽ phân bổ tài sản đó cho việc gì. Một trường hợp điển hình là Empty Set Dollar DAO (ESD), các cộng đồng vote sẽ thuê một community manager là Liwi và trả lương cho người đó là 180,000$. 

DAO đầu tư, tài trợ (DAO for Investments and grants)

Ngoài ra cũng có nhiều DAO được tạo ra với mục tiêu đi đầu tư hoặc tài trợ. Moloch DAO là một ví dụ như vậy, đây là dự án được sinh ra nhằm tài trợ cho việc nâng cấp hệ sinh thái Ethereum. Hay như MetaCartel Ventures sẽ là một DAO để đi đầu tư vào các dự án crypto tiềm năng, điển hình như Zapper và RAI. 

Nói một chút về MetaCartel sẽ đem đến cho user một dạng Venture Capital, nhưng với khả năng tiếp cận cao hơn, bất cứ ai cũng có thể tham gia. Đây cũng chính là sự ra đời cho khái niệm “Decentralized Venture Fund”. 

DAO về NFT (NFT DAO)

NFT có lẽ là khái niệm đã quá quen thuộc với anh em khi dạo gần đây đang rất hot. Anh em nào vẫn chưa biết về NFT thì có thể xem lại: Non-fungible Token (NFT)

Và DAO cũng sẽ tham gia vào các hoạt động NFT mà chúng ra có thể kể đến: Flamingo DAO được xem là một DAO chuyên về NFT để kinh doanh thu lợi nhuận. Mới gần đây thôi Flamingo DAO vừa công bố dành ra 605 ETH (tương đương 762,000 USD) để mua một NFT CryptoPunk hiếm. 

Hay ví dụ như Rarible, là một marketplace NFTs giúp users giao dịch các sản phẩm kỹ thuật số. Rarible tự định hình họ là một DAO, tức là cộng đồng có quyền được quyết định các proposal cho protocol bao gồm upgrade hay fix. Nắm giữ RARI ngoài việc được hưởng quyền governance, thì người dùng cũng có thể tham gia kiểm duyệt như vote xem những tác phẩm nào là Weekly Picks…

Các công cụ hỗ trợ DAO

Hiện tại có rất nhiều tools được xây dựng bên trong 1 DAO như Aragon, DAOStack, DAOhaus, Llama hay MyCo nhằm giúp cộng đồng DAO không cần phải làm lại từ đầu. 

Nói một chút về Aragon, đây là một nền tảng giúp anh em xây dựng được tổ chức phi tập trung và có thể mở rộng xuyên biên giới. Đây được xem là một công cụ hàng đầu giúp các bên hỗ trợ xây dựng hình thức DAO tốt hơn. 

Hay Snapshot, đây được xem là công cụ đắc lực hỗ trợ các DAO. Snapshot là một multi-governance pooling dashboard, sẽ chuyên quản lý các proposals bằng cách xem chi tiết về đề xuất và số lượng proposal đó nhận được bao nhiêu lượt voting. 

Hay Automata, giúp anh em có thể mua bán lượt vote quản trị (governance votes) và DeepDAO thì giúp quản lý hệ sinh thái DAO một cách hiệu quả. 

Các ứng dụng trong tương lai của DAO

Hiện tại thì có thể nói, tương lai của DAO rất ấn tượng vì khả năng ứng dụng của nó rất cao. Không chỉ là về quyền quản trị, mà ở đó nó giúp cho bản thân hệ sinh thái nhận được feedback từ cộng đồng một cách nhanh chóng và sửa chữa ngay tức thời. 

Ứng dụng meta-governance chính là một case thú vị, khi mà bản thân DAO có thể tham gia vào các protocol khác và nhận token quản trị từ chính protocol đó. Hiểu một cách đơn giản thì DAO sẽ tham gia quản trị một DAO khác. 

Ngoài ra, chúng ta có thể xây dựng một DAO, nơi các thành viên không cần phải lộ danh tính mà vẫn giúp xây dựng hình ảnh cho DAO của họ. Điều này thúc đẩy việc rewarding cho cá nhân sẽ công bằng hơn thay vì chỉ tập trung vào các KOL có hàng ngàn Followers. 

Những vấn đề còn tồn đọng

DAO có thể là một bước đánh dấu chuyển mình cho các hình thái tổ chức, tuy nhiên, bản thân DAO hiện tại vẫn còn nhiều vấn đề: 

  • DAO giúp doanh nghiệp tiết kiệm hàng trăm triệu đô tiền quản lý vì đã có Smart Contract lo liệu, nhưng trái lại, ngoài những điều được code sẵn trong Smart Contract thì sẽ không có bất kỳ sự bảo vệ nào cho members. Ngoài ra DAO có thể tự chuyển biến sang Centralized và hình thành một đơn vị pháp nhân đằng sau.
  • Nhược điểm tiếp theo đến từ đặc điểm của DAO - Tính phi tập trung, tức là mọi quyết định đều phải thông qua cộng đồng. Điều này rất hợp đối với những plan lâu dài, nhưng khi tổ chức cần sự quyết định nhanh chóng thì việc đợi voting sẽ làm vụt mất cơ hội từ đó.
  • Ủy quyền voting: Đôi khi nhiều member quá bận rộn, hay không catchup thông tin tốt sẽ ủy quyền lượt vote cho một member luôn theo sát cộng đồng. Anh em tưởng tượng nền chính trị hiện tại, có các nghị sĩ, đại biểu quốc hội, đó chính là đại diện cho 1 nhóm người dân. Vậy điều này có xấu gì không ? Đôi khi thôi, vì, lúc này cộng đồng sẽ bị phân tán thành nhiều phe, phe này tìm cách tác động phe kia, tạo nên sự mất đoàn kết trong tổ chức.
  • Cuối cùng, tính Open của DAO cũng có 2 mặt. Trong khi nó thu hút thêm nhiều member đến với cộng đồng, nhưng đổi lại chất lượng member sẽ thấp và khó kiểm soát. DAO sẽ giải quyết bằng việc “screening” số token mà mỗi member nắm, và độ active họ tham gia vào hoạt động của cộng đồng.

Tổng kết 

DAO thật ra về bản chất, đây là công nghệ còn rất mới mẻ trong hệ sinh thái DeFi, nhưng mình nhận thấy, đây thật sự là một cuộc cách mạng lớn trong việc xây dựng tổ chức. 

Vẫn cần sự cải thiện theo thời gian cho DAO để giúp một cộng đồng cùng đưa ra quyết định chính xác. Và mình cũng rất muốn nghe ý kiến của anh em về khái niệm DAO và tiềm năng của DAO như cách 2 năm trước chúng ta nói về tiềm năng của Defi. 

Nên nếu mọi người có ý kiến thì đừng quên comment thảo luận bên dưới để cùng bàn luận.

RELEVANT SERIES