Vì đâu doanh nghiệp đua nhau đầu tư Bitcoin?
Nếu anh em để ý, có thể thấy ngày càng nhiều doanh nghiệp đầu tư vào Bitcoin dạo gần đây.
Vậy động cơ nào thúc đẩy hành vi này của các doanh nghiệp?
Hôm nay, hãy cùng Coin98 Insight tìm câu trả lời qua bài phân tích liên quan đến “Chính sách lãi suất âm” dưới đây.
Chính sách lãi suất âm là gì?
Nói một cách đơn giản, chính sách lãi suất âm là chính sách tiền tệ được chính phủ ban hành, yêu cầu bên gửi tiền phải chi trả tiền phí gửi cho các khoản gửi tiết kiệm, thay vì được nhận lãi, nhằm thúc đẩy các bên tài chính tăng cường cho vay đối với các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Chính sách lãi suất âm trở nên kém hiệu quả
Nguyên nhân
- Các đợt bán tháo đột ngột trên các thị trường.
- Hành vi lạm dụng ngân sách của chính phủ.
- Các chính sách tiền tệ bất thường, phổ biến dưới hình thức nới lỏng định lượng (giảm lãi suất) của ngân hàng trung ương.
Ví dụ: Năm 2009, các ngân hàng trung ương châu Âu muốn ngăn sự suy thoái kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính đã sử dụng chính sách “bazooka” nhằm:
- Giúp tái vốn cho các doanh nghiệp bằng cách làm tăng giá trị tài sản.
- Khiến các quỹ trên thị trường tiền tệ giảm phí để mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp.
Tuy nhiên chính sách này đã vô tình kích thích việc kiếm lợi suất bằng cách đầu tư quá mức từ các tổ chức và tập đoàn đầu tư.
Hậu quả
Khiến nhu cầu mua tài sản thu nhập cố định, các tài sản đầu tư tăng lên nhanh chóng trong khi tỷ suất đầu tư giảm dần về mức âm.
Ví dụ, theo Reuters, khoảng 30% lợi suất đầu tư trái phiếu của Chính quyền châu Âu là có lãi suất âm.
Điều này kéo theo hàng loạt vấn đề khác cho các nhà đầu tư:
- Các tài sản mang thu nhập cố định chiếm tỷ trọng cao chưa từng thấy trong danh mục đầu tư của các nhà đầu tư trung bình.
- Các nhà quản lý đầu tư chịu rủi ro lớn một khi giá trái phiếu giảm mạnh.
Covid “giáng đòn đau” lên chính sách lãi suất âm
Ngân hàng trung ương sử dụng chính sách lãi suất âm nhằm kích thích người gửi cho vay thay vì giữ tiền. Điều này kéo theo mức lãi suất âm trong toàn bộ hệ thống tài chính gây thiệt hại nặng nề cho các bên gửi tiền.
Covid khiến vấn đề trầm trọng hơn khi chính phủ gánh thêm nợ do khủng hoảng và người dân hạn chế sử dụng tiền mặt.
Thách thức đặt ra đối với tài chính doanh nghiệp
Bộ phận tài chính doanh nghiệp chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ rủi ro thanh khoản và tài chính của tổ chức đồng thời lưu động vốn hỗ trợ các đơn vị quản lý và kinh doanh.
Thách thức
Bộ phận tài chính của các doanh nghiệp có xu hướng đầu tư ngắn hạn khiến họ phải đối mặt thách thức lợi suất âm mà quỹ tiền mặt hay quỹ đầu tư ngắn hạn dưới 1 năm phải chịu.
Ví dụ: các doanh nghiệp ở châu Âu phải chịu lợi suất âm kể từ tháng 3/2015.
Giải pháp hiện thời
Chấp nhận thực tế và thay đổi, khai thác sự khác biệt lợi suất đầu tư giữa Mỹ và Châu Âu, khi lợi tức cho vay ngắn hạn của Mỹ vẫn còn dương và đồng đô la Mỹ được chấp nhận rộng rãi.
Nhưng lựa chọn này cũng không mấy khả quan khi chứng kiến sự vỡ mộng của chính sách tài khóa & tiền tệ của Mỹ.
- Gói cứu trợ kinh tế trị giá 13% GDP gần đây của Mỹ gây ảnh hưởng tiêu cực đến mức lãi suất của các quỹ tiền gửi ngắn hạn.
- Lợi suất đầu tư của Mỹ từ 1.5% đầu năm 2020 đang tiến dần về 0, đồng thời thu hẹp sự khác biệt với lãi suất vay của Châu Âu.
- Chính sách tiền tệ mở rộng làm tăng sự quan ngại khi mức tạo ra lợi nhuận tương đương với mức giảm sức mua.
- Chính sách mở rộng ảnh hưởng đến lòng tin vào chính sách tài khóa và tiền tệ của chính phủ cũng như thay đổi vị thế của đồng đô la Mỹ trong mắt các nhà đầu tư và các bên tài chính doanh nghiệp.
Hướng đi mới cho doanh nghiệp
Nguyên nhân thúc đẩy
- Sự lạm dụng quá mức chính sách lãi suất âm của chính phủ và các hậu quả kéo theo.
- Viễn cảnh không mấy triển vọng của đồng đô la Mỹ.
- Khả năng lưu trữ giá trị tài sản của các công cụ tài chính như đồng đô la Mỹ hay Yên Nhật không còn được như trước.
Lựa chọn thay thế đầy tiềm năng
Vàng và Bitcoin là 2 lựa chọn hứa hẹn cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên Bitcoin có những ưu thế vượt trội hơn:
- Một tỷ trọng nhỏ của bitcoin trong portfolio có tác động tích cực lên lợi nhuận theo rủi ro và sự đa dạng hóa tài sản thay thế.
- Sự độc lập của Bitcoin với các tài sản khác khiến nó trở thành một lựa chọn khôn ngoan trong việc giảm mức độ ảnh hưởng của các chu kỳ kinh tế.
- Việc điều chỉnh Bitcoin hàng quý giúp tăng lợi nhuận và hạn chế sự biến động.
Tổng kết
- Qua phân tích, chính sách lãi suất âm không hiệu quả trong tình hình kinh tế hiện tại và trở thành một gánh nặng cho các bên tài chính doanh nghiệp.
- Covid khiến cho những vấn đề của lãi suất âm thêm trầm trọng
- Các bên tài chính doanh nghiệp gặp khó khăn khi đầu tư ngắn hạn.
Trên thực tế cho thấy các bên tài chính doanh nghiệp bắt đầu dần nhận ra các vấn đề của lợi suất âm và tìm kiếm Bitcoin như một cách lưu trữ giá trị tiềm năng hơn. Bảng dữ liệu dưới đây cũng cho thấy số lượng công ty sở hữu Bitcoin như công cụ lưu trữ tài sản đang bắt đầu tăng dần:
Tác giả: James Butterfil
Dịch và edit: Trang Nguyễn