SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

DeFAI: Khi Trí tuệ nhân tạo giao thoa Tài chính phi tập trung

Sau mùa hè DeFi, một xu hướng mới nổi được cộng đồng dự đoán có thể trở thành "mùa hè" của năm 2025 - DeFAI. Vậy DeFAI là gì? Xu hướng này liệu có thể trở thành kỷ nguyên tiếp theo trong không gian Web3?
linhnt
Published Jan 08 2025
Updated Jan 08 2025
10 min read
defai là gì

DeFAI là gì?

DeFAI là sự kết hợp giữa hai lĩnh vực: Tài chính phi tập trung (DeFi) và Trí tuệ nhân tạo (AI). DeFAI đại diện cho bước tiến mới trong hệ thống tài chính phi tập trung, với mục tiêu cốt lõi là đơn giản hóa các hoạt động phức tạp trong DeFi nhằm nâng cao trải nghiệm người dùng và mở rộng khả năng tiếp cận các dịch vụ trong Web3.

DeFAI tận dụng tính phi tập trung của DeFi và tính tự động hóa của AI để tối ưu trải nghiệm người dùng. Nhờ đó, DeFAI loại bỏ những rào cản DeFi đang gặp phải, giúp người dùng không có kiến thức sâu về tài chính hoặc công nghệ blockchain cũng có thể tham gia DeFi dễ dàng.

defai là gì
advertising

Tại sao DeFAI ra đời?

Năm 2015, sự ra đời của Ethereum kết hợp với cơ chế hợp đồng thông minh đã đặt nền móng cho sự xuất hiện của DeFi. Kể từ đó, DeFi đã chứng kiến tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ. Đến năm 2020, khối lượng giao dịch trên các nền tảng DeFi đã tăng hơn 25 lần.

Dù dẫn đầu xu hướng phát triển của ngành, DeFi vẫn đang đối mặt một số thách thức quan trọng như quy định pháp lý, rủi ro bảo mật và trải nghiệm người dùng. Điều này hạn chế phần nào mức độ phổ biến và khả năng mở rộng của DeFi trong ngành công nghiệp Web3 nói riêng và hệ thống tài chính nói chung.

Trong bối cảnh trên, các giải pháp công nghệ như ZK, chain abstraction.... lần lượt ra đời để cải thiện những vấn đề DeFi đang gặp phải. Trong số đó, sự nổi lên của trí tuệ nhân tạo, đặc biệt là AI Agent trong năm 2024, đã mở ra hướng đi mới, hứa hẹn giải quyết những hạn chế còn tồn tại và tạo nên xu hướng DeFAI.

xu hướng defai

Hiểu đơn giản, DeFAI tập trung vào việc đơn giản hóa các hoạt động phức tạp của DeFi thông qua sự hỗ trợ của công nghệ AI. Không chỉ đơn thuần tự động hóa giao dịch, các giao thức DeFAI còn được trang bị khả năng học hỏi và thích ứng với môi trường xung quanh, từ đó hỗ trợ người dùng phân tích dữ liệu thị trường và đưa ra những quyết định tài chính phù hợp.

"Với DeFAI, câu hỏi không còn là liệu DeFi có thể mở rộng đến hàng triệu người dùng mới hay không, mà là tốc độ xảy ra điều đó sẽ nhanh đến mức nào?", Daniele Sestagalli - người khởi đầu phong trào DeFi và "cha đẻ" của các dự án như Abracadabra Money, Popsicle Finance, Wonderland nói.

"Với DeFAI, câu hỏi không còn là liệu DeFi có thể mở rộng đến hàng triệu người dùng mới hay không, mà là tốc độ xảy ra điều đó sẽ nhanh đến mức nào?”
Daniele Sestagalli, người khởi đầu phong trào DeFi

Ứng dụng của DeFAI

DeFAI cải thiện khả năng sử dụng và tối ưu trải nghiệm của DeFi thông qua ba trường hợp ứng dụng chính:

  • Abstraction Layer (Lớp trừu tượng hóa): Kết hợp công nghệ AI để cung cấp giao diện trực quan, trải nghiệm đơn giản nhờ việc ẩn đi những phức tạp kỹ thuật.
  • Autonomous Trading Agent (Hệ thống giao dịch tự động): Tự động phân tích và đưa ra những chiến lược giao dịch phức tạp nhờ sự hỗ trợ của AI Agent.
  • AI-powered dApp (Ứng dụng phi tập trung tích hợp AI): Cải thiện và nâng cao trải nghiệm người dùng trong các hoạt động DeFi: lending & borrowing, yield farming....

Abstraction Layer

Abstraction Layer trong DeFAI là công nghệ nhằm ẩn đi những chi tiết kỹ thuật phức tạp bên dưới DeFi, với mục đích tạo ra trải nghiệm đơn giản và liền mạch. Abstraction Layer cho phép người dùng tương tác với các giao thức DeFi thông qua những câu lệnh (prompt) nhờ ứng dụng mô hình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural Language Model - NLP).

Mục tiêu của Abstraction Layer là khi truy cập dApp, thay vì phải lo lắng về việc ứng dụng đó chạy trên blockchain nào, yêu cầu ví gì, phí gas bao nhiêu, người dùng chỉ cần sử dụng một nền tảng duy nhất và đặt ra yêu cầu mong muốn. Sau đó, hệ thống sẽ tự động xử lý và trả về kết quả theo nhu cầu.

Ví dụ: Trong môi trường DeFi thông thường, để thực hiện giao dịch swap cặp ETH/USDC, người dùng cần phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và so sánh các giao thức khác nhau. Quá trình này không chỉ tốn thời gian mà đòi hỏi người dùng phải có kiến thức DeFi vững chắc.

Nhờ Abstraction Layer, thay vì phải điều hướng qua những giao diện khác nhau, người dùng nhập câu lệnh “Swap ETH/USDC” tại một nền tảng duy nhất, giao thức DeFAI sẽ tự động:

  • Phân tích yêu cầu
  • Tìm nguồn thanh khoản tốt nhất
  • Tạo dữ liệu giao dịch phù hợp

Cuối cùng, người dùng chỉ cần ký và xác nhận nếu muốn thực hiện giao dịch trên. Nhờ đó, người dùng có thể tập trung vào những chiến lược đầu tư mà không cần phải lo lắng về các chi tiết kỹ thuật.

Một số giao thức nổi bật trong mảng này có thể kể đến là Griffain, Orbit, Neur… Tuy nhiên, những dự án trên vẫn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm, chưa thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng. Mặc dù còn nhiều thách thức phía trước, sự xuất hiện của những giao thức này đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc đưa DeFi đến gần hơn với đại chúng.

griffain defai

Autonomous Trading Agent

Autonomous Trading Agent đại diện cho cấp độ ứng dụng tiếp theo của DeFAI, cung cấp các AI Agent có khả năng tự động hóa các hoạt động giao dịch. Khác với bot giao dịch thông thường, Autonomous Trading Agent có thể tự học, thích nghi và đưa ra các chiến lược giao dịch phức tạp dựa trên việc phân tích dữ liệu thị trường.

Autonomous Trading Agent sử dụng hai công nghệ cốt lõi là Trusted Execution Environments (TEEs) và Zero-knowledge Machine Learning (zkML). TEEs và zkML đều có mục tiêu là bảo vệ thông tin và dữ liệu người dùng khỏi bị truy cập trái phép. Nhờ đó, các giao dịch được thực hiện một cách an toàn và bảo mật.

Ngoài ra, Autonomous Trading Agent cũng kết hợp với một số công nghệ khác như machine learningdeep learning để nâng cao hiệu quả giao dịch. Bằng việc cộng hưởng những công nghệ trên, các AI Agent này có thể thích ứng linh hoạt với những biến động không ngừng của thị trường tài chính, tự động hóa quá trình ra quyết định và tối ưu lợi nhuận cho người dùng.

Tất nhiên, để các AI Agent có thể đưa ra quyết định đầu tư, chúng cần được cấp một số quyền để truy cập vào ví người dùng. Do đó, việc sử dụng chúng cũng đi kèm những rủi ro nhất định, đòi hỏi người dùng cần phải theo dõi sát sao để giảm thiểu những vấn đề về bảo mật có thể xảy ra.

AI-powered dApp

AI-powered dApp là những ứng dụng tài chính phi tập trung tích hợp công nghệ AI để mang lại trải nghiệm DeFi thông minh và tối ưu. Nói cách khác, AI-powered dApp là những ứng dụng có khả năng học hỏi và thích nghi nhờ vào việc thu thập, lọc và giải thích dữ liệu liên quan. Mục tiêu của AI-powered dApp là giúp người dùng thực hiện các giao dịch và quản lý tài sản một cách hiệu quả.

Ví dụ, AI-powered dApp có thể tự động thực hiện giao dịch mua bán dựa trên các chiến lược được lập trình sẵn, hoặc phân tích bình luận của cộng đồng từ các diễn đàn để dự đoán xu hướng thị trường. Nhờ đó, AI-powered dApp cung cấp trải nghiệm tài chính mang tính cá nhân hóa cao.

Một số giao thức nổi bật trong mảng này có thể kể đến như:

  • ARMA: Ứng dụng xây dựng trên Layer 2 Mode Network, cung cấp giải pháp farming stablecoin tự động, được cá nhân hóa dựa trên danh mục tài sản của người dùng.
  • Modius: Cung cấp các AI Agent hỗ trợ người dùng quản lý thanh khoản trên các pool của Balancer.
  • Amplifi Lending Agents: Phát triển các AI Agent có khả năng tự động hóa việc hoán đổi tài sản, cho vay trên nền tảng Ironclad…

DeFAI có phải kỷ nguyên tiếp theo của DeFi?

Trong những năm gần đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo đã chứng minh được khả năng ứng dụng rộng rãi và hiệu quả cao trong nhiều lĩnh vực, nổi bật nhất là các ứng dụng chatbot. Trong không gian Web3, DeFAI là hiện thân của sự giao thoa giữa hai công nghệ nổi bật hiện nay: AI và blockchain.

Mặc dù DeFAI hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích, xu hướng này vẫn đi kèm rủi ro. Trong đó, vấn đề bảo mật luôn là mối quan tâm hàng đầu, đặc biệt khi người dùng giao quyền kiểm soát ví cho các AI Agent. Bên cạnh đó, sự phát triển không đồng đều của cơ sở hạ tầng và khung pháp lý cũng là rào cản lớn cho sự phát triển của DeFAI.

Đọc thêm: Hack trong crypto - Khi AI là "cứu tinh" lẫn "tội đồ"

Đối với các dự án, việc tích hợp công nghệ AI vào những mô hình hoạt động có sẵn không phải điều đơn giản. Xu hướng này yêu cầu nhà phát triển phải có kiến thức sâu về chuyên môn của cả hai lĩnh vực DeFi và AI. Điều này dẫn đến việc dự án cần phải đảm bảo chi phí và nguồn lực đủ lớn để phát triển hệ thống.

Một số chuyên gia nhận định DeFAI có thể không đơn thuần là xu hướng nhất thời. Nếu biết cách khai thác triệt để những đặc tính nổi bật, đồng thời giải quyết được những thách thức hiện có, DeFAI có thể trở thành hướng tiếp cận mới, định hình tương lai của hệ thống tài chính phi tập trung.

RELEVANT SERIES