Defi Lego: Stablecoin (phần 1)
Series Defi Legos là một Series chuyên sâu viết về từng phân khúc cụ thể trong Defi, giải thích tại sao phân khúc này lại quan trọng, dự phóng những “Next Step” có thể xảy ra...
Là người viết ra nó, mình hy vọng nó sẽ cung cấp cho người đọc một cái nhìn tổng quan về từng phân khúc, để từ đó người đọc có thể tự nghiên cứu, đào sâu hơn, đưa ra các dự phóng về Flow Money trên thị trường và đi trước đón đầu những con sóng.
Dĩ nhiên, do ảnh hưởng bởi kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng nên series này mang đậm tính cá nhân và sẽ có nhiều dự phóng của bản thân mình, các bạn không nên xem nó đúng 100% mà hãy luôn giữ thái độ ngờ vực và tự research thêm.
Always DYOR!
-----
The First Lego: Stablecoin
Về Stablecoin
Theo định nghĩa của Coingecko, Stablecoin là một loại CryptoCurrency được thiết kế để giảm thiểu sự biến động bằng cách cố định vào một tài sản ổn định hơn như Fiat, vàng.
Stablecoin = “Stable” + “Coin”
Đọc thêm: Stablecoin là gì? Có bao nhiêu loại Stablecoin?
Tại sao Stablecoin là là mảnh ghép quan trọng Crypto nói chung?
Xuất phát từ nhu cầu thực tế
Hầu hết chúng ta đầu tư vào crypto không phải vì tin vào lý tưởng “Decentralized” của Nakamoto Satoshi. Đối với chúng ta, Crypto là một kênh đầu tư, đầu cơ tích lũy giá trị.
Trước khi có Stablecoin, người dùng trong Crypto Space muốn tiếp xúc với đặc tính “Stable” của Fiat thì bắt buộc phải giao dịch Crypto với Fiat thông qua bên trung gian. Nhưng điều này cực tốn kém tài nguyên. Họ phải chịu spread cao, phí rút cố định cao, các công đoạn phức tạp và tốn thời gian,...
Nhưng thực tế, phần lớn người dùng trong số đó chỉ muốn tài khoản & Số dư tạm thời “stable”, không thực sự muốn chốt ra Fiat.
Trong một thị trường non trẻ như Crypto, có cung thì sẽ có cầu => thế là Stablecoin ra đời!
Stablecoin giúp người dùng trong Crypto Space tiếp xúc với đặc tính “Stable” của Fiat mà không cần phải bán Crypto của họ cho bên trung gian.
Tốc độ tăng trưởng cấp lũy thừa
Nhìn vào dữ liệu, nếu chỉ tính từ 1/2017 đến 12/2020, vốn hóa Stablecoin tăng xấp xỉ 1756 lần và đã vượt hơn $26B (theo số liệu Coingecko), số lượng Stablecoin hoạt động trên thị trường cũng từ 1 loại phổ biến (Tether) năm 2017 tăng trưởng lên mấy chục loại trong năm 2020.
Sự pha trộn giữa Defi và Cefi
Trong Cefi, Stablecoin đã phát triển rất nhanh và điều này cũng đúng với Defi.
Hiện tại không có quá nhiều sự phân chia rõ ràng giữa Cefi Stablecoin và Defi Stablecoin. Ngược lại, có một sự pha trộn giữa các Stablecoin Cefi vào trong Defi, thực tế là các Stablecoin phổ biến trong Cefi như USDT, USDC vẫn đang được sử dụng rất nhiều trong hệ sinh thái Defi thông các Protocol Layer và Dapp.
Nhưng điều đó không có nghĩa là Stablecoin Defi không phát triển. Ngược lại, chúng phát triển cực kỳ mạnh mẽ.
DAI - Defi Stablecoin hàng đầu
DAI là Stablecoin được tạo ra bằng cách thế chấp quá mức các Crypto Asset khác vào trong MakerDAO. Nó hiện đang là một trong những Defi Stablecoin có vốn hóa hàng đầu trong không gian Defi (hiện giờ là hơn $1.1B), đáng chú ý là DAI chỉ có mặt trên thị trường vào cuối năm 2019.
Đây là một tốc phát triển đáng kinh ngạc đối với bất kỳ dự án Crypto nào nhưng có vẻ nó cũng không đủ để bao phủ quả “bong bóng” Defi.
Hạn chế của DAI và MakerDAO
Nhu cầu cần DAI để tham gia Defi càng ngày càng nhiều.
MakerDAO đã đưa giải quyết vấn đề bằng cách đã chấp nhận nhiều tài sản khác ETH để làm tài sản thế chấp hơn.
More Asset Accepted => More collateral => More DAI => Problem Solved
Bắt đầu bằng việc chấp nhận USDC, sau đó là “USDT” và 15 loại Crypto Asset khác. Dĩ nhiên các Crypto Asset có thanh khoản thấp hơn thì sẽ có mức Liquidity Ratio cao hơn.
Tuy nhiên, trong giai đoạn điên cuồng của Defi vào mấy tháng trước, nhu cầu của DAI tăng rất mạnh, và người ta nhận ra là “có vẻ giải pháp của MakerDAO không mấy hiệu quả”.
Thực tế, nguồn cung DAI đã tăng gần gấp đôi trong 2 tuần của tháng 9 nhưng giá DAI vẫn giao dịch ở mức 1.04$ trong giai đoạn đó.
Mặc dù gần đây, Defi có vẻ đã “lắng” bớt nhưng DAI vẫn tiếp được Minted ra và lưu thông trên thị trường. Điều này chứng tỏ, Defi chỉ “lắng” bớt về mặt giá cả, còn hệ sinh thái và các ứng dụng xung quanh vẫn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.
Hạn chế của Full Backed Crypto
Không phủ nhận là các Full Backed Crypto như USDC, USDT... đã và đang có mặt ngày càng nhiều trong Defi thông qua các Dapp và Protocol Layer nhưng vẫn có những mối lo ngại xung quanh các đồng Stablecoin dạng này.
Những vụ lùm xùm xung quanh vấn đề kiểm toán của USDT là chủ đề chính, người ta tự đặt ra câu hỏi “Defi sẽ như thế nào, nếu USDT bị phát hiện gian lận?”. Ngoài ra, còn có các lo ngại về vấn đề “centralized” của các Full Backed Stablecoin nói chung.
Bởi vậy, một bộ phận các Dapp và Protocol Layer có xu hướng hạn chế những Full Backed Stablecoin và sử dụng nhiều hơn các Defi Stablecoin như DAI, sUSD... Điều này cũng lý giải một phần lý do tại sao nhu cầu các Defi Stablecoin như DAI, sUSD lại tăng mạnh như vậy.
Tạm kết
Qua những phân tích trên thì mình thấy 2 điều:
- Nhu cầu về Stablecoin còn lớn, cả Defi và Cefi.
- Khả năng tận dụng vốn của các hệ thống như MakerDAO là thấp (TVL của Maker là $2.86B và hiện tại chỉ có tầm $1.1B DAI lưu hành trên thị trường).
- Nhu cầu của các Defi Stablecoin đang còn lớn, một phần là do làn sóng bài xích các loại Full Backed Stablecoin do lo ngại các vấn đề liên quan “minh bạch” và “tập trung” của chúng.
=> Thị trường cần những mô hình và loại Stablecoin khác để đáp ứng nhu cầu cầu còn thiếu ở trên.
Trong phần 2 của Defi Legos: Stablecoin, mình sẽ hệ thống lại 4 loại Stablecoin khác nhau và xem xét tổng quan các cơ hội có thể đầu tư dưới góc độ của một Retail Trader.
Đọc thêm: Phân tích Stablecoin Lego (P2)