Mở khóa chiếc hộp DeFi Pandora - Bí mật của những dự án x100 (phần 1)
ALPHA x~100
SUSHI x15
SOL x8
Và rất nhiều kèo x4, x5 khác.
Đó là một vài đồng coin DeFi được cộng đồng Coin98 đặc biệt chú ý trong thời gian qua cùng với lợi nhuận mà chúng mang lại.
Không phải ngẫu nhiên những dự án đó có thể mang lại lợi nhuận cao đến thế, tất cả đều có phương pháp để ta có thể mở “chiếc hộp Pandora” của DeFi và tìm ra những “hidden gems”.
Vì vậy ở series mở khóa chiếc hộp DeFi Pandora gồm 3 phần mình sẽ: (1) khái quát về các thành phần cấu tạo nên DeFi, (2) phân tích những yếu tố nền tảng để đánh giá cơ hội và rủi ro, (3) những cơ hội và rủi ro trong DeFi. Từ đó giúp anh em có một kiến thức nền vững chắc để có thể tự tìm những kèo thơm cho bản thân mình.
Bài viết được tổng hợp từ nhiều nguồn cộng với vốn hiểu biết của tác giả, tất cả chỉ vì mục đích tham khảo và không được xem là lời khuyên đầu tư.
Cùng bắt đầu nhé!
Chiếc hộp DeFi Pandora
DeFi là gì?
DeFi là nền tài chính phi tập trung (hay tài chính mở) trong đó, các tổ chức, thị trường hay các công cụ tài chính được quản lý phi tập trung. Với những đột phá về công nghệ (blockchain), DeFi giúp tạo ra một hệ thống tài chính có tính kết hợp và độ minh bạch cao.
Để hiểu rõ hơn về DeFi, anh em tham khảo thêm bài viết: DeFi là gì? Tiềm năng & cơ hội đầu tư
Không thể nghi ngờ rằng lúc này Decentralized Finance (DeFi) hiện đang là lĩnh vực được quan tâm bậc nhất trong Crypto. DeFi không chỉ mang nền tảng tài chính truyền thống on-chain theo một cách minh bạch và open hơn, mà với khả năng kết hợp (interoperability), DeFi còn là chìa khóa mở ra rất nhiều tiềm năng mới mà ta không thể thấy được ở tài chính truyền thống.
Với những tiềm năng đó, DeFi đang thu hút rất nhiều sự chú ý và tăng trưởng với một tốc độ cực kỳ kinh khủng, chỉ tính riêng TVL (giá trị tài sản khóa) trên mạng lưới Ethereum cũng đã đạt hơn 40 tỷ đô tại thời điểm viết bài.
Nguồn: DeFi Pulse
DeFi Pandora và cấu trúc nhiều lớp
Về bản chất, DeFi là một cấu trúc nhiều lớp (layer) được xếp chồng lên nhau. Điều này giúp tạo ra khả năng kết hợp và tương tác giữa các layer, nhưng cũng có nghĩa nếu các layer ở dưới gặp sự cố sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các layer ở tầng trên.
Do đó khi tìm hiểu về một dự án, việc đầu tiên anh em cần làm là xác định xem nó thuộc layer nào, từ đó phân tích các layer phía dưới xem có hoạt động hiệu quả không, sau đó chúng ta mới bắt đầu đi sâu và tìm hiểu về dự án.
Ở phần tiếp theo mình sẽ liệt kê các layer của DeFi và đi sâu vào phân tích về chúng. Nếu anh em nắm được các kiến thức bên dưới thì về cơ bản đã có cái khung khi phân tích một dự án DeFi.
Các mảnh ghép của DeFi Pandora
Về cơ bản DeFi được chia thành 5 lớp:
- Settlement layer: bao gồm blockchain và tài sản gốc của nó. Ví dụ: BTC trên blockchain Bitcoin hay ETH trên blockchain Ethereum.
- Asset layer: bao gồm toàn bộ tài sản được phát hành trên settlement layer. Anh em có thể hiểu đơn giản là Token.
- Protocol layer: cung cấp chuẩn mực cho từng nhánh khác nhau trong DeFi (dex, derivatives, asset management). Nói cách khác đây là một bộ smart contract mà bất kỳ người dùng hoặc ứng dụng DeFi nào cũng có thể truy cập để phát triển theo ý muốn của mình.
- Application layer: bao gồm những ứng dụng với nhiều mục đích và đối tượng người dùng khác nhau được kết nối đến từng protocol riêng lẻ. Ví dụ: có nhiều dex nhưng dex này giao dịch stablecoin (Curve), dex khác giao dịch nhiều loại token (Uniswap), dex giao dịch yield - bearing token (Snowswap).
- Aggregation layer: một platform kết nối nhiều app và protocol. Mục đích là cung cấp công cụ hoặc các dịch vụ so sánh liên quan, giúp người dùng thực hiện nhiều công việc phức tạp. Ví dụ: 1inch tổng hợp dex nào cho giá token tốt nhất hoặc furucombo cho anh em thực hiện nhiều giao dịch trên nhiều sàn chỉ trong 1 lần click.
Giờ thì anh em đã có cái nhìn căn bản về cấu trúc của DeFi, chúng ta hãy cùng đi sâu hơn vào phân tích việc token hóa tài sản hóa tài sản và protocol layer, đây là những nền tảng cơ bản để phân tích cơ hội và rủi ro trong DeFi.
Token hóa tài sản
Hiểu một cách đơn giản, việc thêm tài sản mới vào một blockchain được gọi là token hóa (tokenization). Mục đích của việc này nhằm giúp tài sản dễ dàng được tiếp cận và giao dịch hơn.
Anh em có thể gửi tài sản dưới dạng token đến bất kì đâu trên thế giới trong một thời gian ngắn, số token đó có thể được sử dụng trên rất nhiều ứng dụng khác nhau và được lưu trữ bên trong các smart contracts. Do đó token là một phần thiết yếu trong DeFi.
Token có rất nhiều loại và phục vụ với nhiều mục đích khác nhau có thể kể đến như:
- Stablecoin.
- Token quản trị (governance token).
- Token đa dụng (utility token).
- NFT (non-fungible token).
- Các loại token khác.
Stablecoin
Việc thêm tài sản tài sản on-chain chỉ thực sự bùng nổ khi có sự tham gia của stablecoin. Anh em có thể sử dụng các token như BTC hoặc ETH để sử dụng dapp nhưng có một lượng lớn nhu cầu dành cho các loại tài sản ổn định. Và stablecoin cũng là một thước đo để đánh giá độ biến động tài sản on-chain. Do đó sau khi phân tích xong về blockchain, điều tiếp theo anh em cần phải chú ý là blockchain đó hỗ trợ những loại stablecoin nào.
Hiện tại có rất nhiều stablecoin nhưng chưa có một model nào thực sự hoàn hảo, mỗi một loại đều có ưu, nhược điểm riêng. Ví dụ: USDT có rủi ro liên quan đến tài khoản ngân hàng không minh bạch của công ty phát hành, DAI có độ biến động giá lớn.
Token quản trị (governance token) & Token đa dụng (utility token)
Token quản trị giúp thực hiện việc định hướng phát triển của dự án một cách phi tập trung, token đa dụng giúp anh em thực hiện được nhiều hành động cụ thể trong dapp.
NFT (non-fungible token)
NFT là các token đại diện cho các loại tài sản độc nhất. Các tài sản đó có thể là tài sản điện tử hoặc tài sản thật ngoài đời.
Đây là một mảng rất rộng và có tiềm năng lớn, anh em có thể tham khảo toàn tập về NFT tại đây.
Các loại token khác
Ngày càng có nhiều loại token mới với các ứng dụng khác nhau như token đại diện cho lãi suất mình nhận được từ trái phiếu, synthetic token đại diện cho giá của tài sản thật ngoài đời,...
Tạm kết
Ở phần 1 của series giải mã chiếc hộp DeFi Pandora, mình đã chỉ cho anh em về các thành phần cấu tạo nên DeFi và các loại token đang tồn tại on-chain.
Ở phần tiếp theo chúng ta sẽ cùng xem số token đó sẽ được sử dụng như thế nào. Cách mà các token được giao dịch trên các Dex, cách mà chúng được sử dụng làm tài sản thế chấp để đi vay hoặc để tạo ra nhiều loại tài sản phái sinh và cách mà chúng có thể được sử dụng để tạo ra các quỹ đầu tư on-chain.