SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

DOT vs ATOM vs AVAX - Đâu là kẻ chiến thắng?

Qua bài lược dịch từ cryptoslate, hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt trong mỗi mạng lưới. Đâu sẽ là cái tên tiềm năng nhất trong cuộc so găng giữa 3 blockchain?
Duy Nguyen
Published Jan 13 2021
Updated Jun 02 2023
6 min read
thumbnail

Polkadot, Cosmos và Avalanche là những blockchain platform được tạo ra với cùng chung mục đích - giải quyết những vấn đề gây nhức nhối của Ethereum như độ trễ và khả năng mở rộng. Tuy nhiên mỗi blockchain lại có một cách tiếp cận vấn đề khác nhau, do đó mang lại những trải nghiệm và lợi ích khác nhau cho người dùng.

Qua bài lược dịch từ cryptoslate, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về sự khác biệt trong mỗi mạng lưới. Đâu sẽ là cái tên tiềm năng nhất trong cuộc so găng giữa 3 blockchain?

Cùng bắt đầu nhé!

Vấn đề giải quyết 

Khả năng mở rộng trên mạng lưới Ethereum là một bài toán được đặt ra từ lâu và ngày càng được quan tâm trong thời gian gần đây. Thời gian chờ đợi lâu, phí cao ngất ngưởng,... tất cả đều ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm người dùng.

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra bao gồm: phát triển một blockchain khác có khả năng tương tác với ethereum, các giải pháp layer 2,… và mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm riêng trong việc giải quyết bài toán về tính mở rộng.

Hôm nay mình sẽ tập trung phân tích về các mạng lưới nhiều chuỗi khác nhau đang nhận được nhiều sự chú ý hiện nay: Polkadot, Cosmos và Avalanche.

Anh em có thể tham khảo thêm về các giải pháp layer 2 của Ethereum tại đây.

Polkadot

Hệ sinh thái Polkadot. Nguồn: Coin98 Analytics

Để giải quyết bài toán về khả năng mở rộng của Ethereum, Polkadot sử dụng model “Sharding”. Do giao thức đồng thuận (consensus protocol) không thể mở rộng cho nhiều node chạy trên một chuỗi nên Polkadot đã chọn cách sử dụng nhiều chuỗi. Việc chạy nhiều chuỗi dẫn tới việc cần nhiều bên đóng vai trò điều phối giúp đảm bảo cho việc thực hiện giao dịch một cách trơn tru.

Polkadot giải quyết vấn đề cần nhiều bên điều phối bằng cách tạo ra hai loại chuỗi: Relay chain và Parachains. Relay chain là chuỗi chính, chỉ hỗ trợ giao dịch DOT và một vài hoạt động khác. Relay chain không hỗ trợ smart contract.

Parachains là các chuỗi phụ hỗ trợ smart contract và độc lập về những tính năng mà mỗi một trong số chúng mang lại. 

Mạng lưới giải quyết các vấn đề liên quan tới bảo mật bằng cách yêu cầu người dùng đấu giá để trở thành validator trên relay chain, nếu đấu giá thắng sẽ được chỉ định một parachain. Điều này giúp tạo ra một mô hình “chia sẻ bảo mật” tương tự với cơ chế sẽ được sử dụng trên Ethereum 2.0.

Tổng kết 

  • Ưu điểm: DOT được sử dụng để đấu giá parachain.
  • Nhược điểm: Parachains là độc lập nên độ bảo mật người dùng cũng không hoàn toàn được đảm bảo.

Cosmos

Hệ sinh thái Cosmos. Nguồn: Coin98 Analytics

Tương tự Polkadot, Cosmos sẽ được chia làm hai loại chuỗi: hub và zones. Hub là chuỗi chính nơi chứa tất cả các validator của mạng lưới (các validator độc lập với chain chính). Zones là các chuỗi khác mà anh em có thể tự tạo để thêm vào hub (sử dụng Cosmos SDK).

Các zone có thể tương tác với nhau thông qua protocol IBC (dự kiến ra mắt vào cuối tháng 1/2021). Hub sẽ không có quyền kiểm soát với zone và các sự cố ở một zone sẽ không ảnh hưởng đến bảo mật của hub. Có nghĩa là người dùng sẽ chịu rủi ro nếu tương tác với những zone không an toàn.

Cách tiếp cận này cho Cosmos tốc độ nhanh, tuy nhiên lại có các nhược điểm khác như chi phí đắt đỏ để trở thành validator, blockchain không hỗ trợ smart contracts và không cần khóa token ATOM để bảo đảm bảo mật.

Tổng kết

  • Ưu điểm: Cấu trúc gọn gàng.
  • Nhược điểm: Nhu cầu cho token ATOM không cao, không liên quan nhiều đến sự mở rộng phát triển của hệ sinh thái Cosmos.

Avalanche

Số lượng Validator trên các blockchain. Nguồn: Coin98 Analytics

Tương tự 2 đối thủ của mình, Avalanche cũng bao gồm nhiều mạng lưới. Tất cả mạng lưới trên Avalanche được gọi là subnets nhưng mỗi subnet có một sự khác biệt nhỏ về tính năng. Mạng lưới chính được gọi là primary subnet và có hầu hết các tính năng được thấy trên Ethereum, như smart contract, chuyển khoản,... Đồng thời đây cũng là subnet bảo mật nhất với hơn 700 validators.

Nếu anh em thấy các tính năng trên primary subnet chưa đủ, Avalanche cho phép người dùng tự tạo các subnet khác tương tự Cosmos. Nhưng  khác với Cosmos, Avalanche yêu cầu người dùng trở thành validator của primary subnet, điều này giúp tạo thêm bảo mật cho primary subnet và ngăn người dùng tùy ý tạo thêm các subnet riêng.

Lưu ý: tính năng giao tiếp giữa các subnet trên Avalanche vẫn chưa ra mắt.

Tổng kết

Avalanche có thể được coi là mô hình tốt nhất hiện nay khi đảm bảo độ bảo mật như trên Ethereum, độ trễ thấp, tốc độ cao và đầy đủ tiện ích.

Phía trên chính là bài so sánh cơ bản về ba blockchain đa chuỗi hàng đầu hiện nay. Cùng với sự phát triển của DeFi, chắc chắn các giải pháp giúp giải quyết vấn đề của Ethereum hiện tại sẽ được chú ý.

Liệu giải pháp nào sẽ được ưu chuộng bậc nhất và liệu dự án nào sẽ là cái tên tiên phong và thu hút một lượng lớn người dùng? 

Còn anh em thì sao? Hãy cùng bình luận suy nghĩ của mình trên nhóm telegram của Coin98 Insight hoặc bình luận ở dưới bài viết nhé!

Tham khảo bài viết gốc tại đây.

RELEVANT SERIES