Human Protocol sẽ chọn Ethereum Sidechain hay Parachain Polkadot?
Hiện tại hầu hết các Protocol dApps của Human Protocol đều được diễn ra trên Ethereum Testnet (mạng thử nghiệm). Tuy là Human có thể vận hành trên chuỗi chính (mainchain), nhưng vì phí Gas ngất ngưởng của Ethereum, Human Protocol buộc phải dùng mạng thử nghiệm như một sidechain.
Nhưng Testnet lại chỉ là một mạng lưới thử nghiệm, chưa mang tính hoàn thiện nên khả năng phổ biến chưa cao, tính bảo mật kém và vận hành chưa tốt.
Chính vì vậy, theo HMT cho biết, vào Q1 2021, Human Protocol sẽ có một sự chuyển dịch giao dịch lớn đến một sidechain có hiệu suất cao phù hợp với lượng transaction lớn nhưng phí rẻ hơn trên Ethereum.
Vậy Sidechain là gì, và tiêu chuẩn để chọn ra Sidechain của Human Protocol cụ thể là gì?
Sidechain là gì?
Có 2 khái niệm anh em nên nắm rõ: Mainchain và Sidechain. Để dễ hiểu, Mainchain là một con đường cao tốc và Sidechain là những con đường song song hoặc kế bên đường cao tốc. Từ Sidechain có thể đi vào Mainchain bất cứ lúc nào và ngược lại.
Sidechain còn được hiểu là một Blockchain rời liên kết với Blockchain chính thông qua một chốt hai chiều.
Mục tiêu của Sidechain là tạo sự đa dạng trong các chức năng của Blockchain sẵn có.
Tại sao Human Protocol muốn tìm một Sidechain?
Defi như anh em biết, được xem là một lĩnh vực được xây dựng trên cơ sở cởi mở và phi tập trung. Chính nguyên tắc đó thì việc một Chain thống trị cả một lĩnh vực là điều không thể, trái với mục đích cuối cùng của Defi.
Trái với Defi, thì nó cũng trái với tầm nhìn của Human Protocol: Mang lại giải pháp tốt nhất về nhu cầu dữ liệu của loài người.
Việc User khi tham gia vào một thị trường Defi, thứ họ quan tâm là liệu các sản phẩm tài chính trên đây có đáp ứng nhu cầu của mình. Việc các Chain đấu đá nhau, dù cho ai thắng đi nữa thì đối với Defi, đó là điều thất bại.
Công nghệ ngày càng đi lên, đòi hỏi sự hợp tác giữa các bên để triển khai, áp dụng. Và Human Protocol cũng nói rõ ràng trong việc chọn Clouds để vận hàng phần mềm Machine Learning của họ, họ không hướng đến Cloud nào chiến thắng. Liệu anh em có thắc mắc: Không chọn người thắng gì chọn ai?
Human Protocol sẽ áp dụng chiến thuật multi-cloud (đa đám mây). Mỗi Cloud đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng, tại sao chúng ta không chọn hết, và ứng với từng vấn đề (tốc độ, tính năng, yêu cầu khách hàng và mức giá), từ đó ta sẽ offer Cloud phù hợp với công việc đó nhất!
Mutichain Strategy chính là điều không chỉ HMT, mà còn là các hệ sinh thái khác đều hướng đến, và cũng là con đường đem giá trị tốt nhất cho Users, như cách mà anh em thấy Tether và USDC đang làm.
Human Protocol không chỉ nhắm đến sự đa chuỗi mà còn phát triển khả năng phân phối khối lượng công việc cho các chuỗi khác nhau dựa trên những vấn đề (tính khả dụng, tốc độ, phí…) cũng như tính năng của hệ sinh thái liên quan đến “job order” trên HUMAN.
Quy trình chọn ra Sidechain của Human Protocol
Human Protocol sẽ triển khai một đợt Sidechain, điển hình là HMT tiến hành đưa Human Protocol vào Skale Network của ETH và Moonbeam Network của Polkadot. Trong quá trình đó, Human sẽ theo dõi hiệu suất của từng chuỗi liên quan đến từng yếu tố riêng biệt như tính khả dụng, tốc độ, độ trễ, tính tập trung, tính bảo mật và ổn định.
Human Protocol sẽ công bố kết quả trên Wiki của họ, anh em có thể theo dõi tại đây.
Đối với Chain đạt được yêu cầu sẽ được đề một “tiêu chuẩn sàn” để tiếp tục phát huy; còn đối với Chain không đạt yêu cầu sẽ bị phạt. Ngoài ra, Human cũng muốn hướng đến một tầm nhìn bền vững cho lĩnh vực Defi, họ buộc tất cả chuỗi khi tham gia phải đề trình kế hoạch đạt Trung hòa mức độ CO2 vào năm 2030.
Tiêu chuẩn chọn ra “Winning Chain”
Về việc chọn ra một Chain phù hợp, Human Protocol sẽ để cho thị trường, người dùng và nhà đầu tư quyết định. Việc chọn ra các chain tương ứng với những vấn đề mà HMT đề ra như trên anh em có đọc, đó sẽ là việc của Human. Nhưng còn về việc đánh giá và đưa ra công nghệ khả thi nhất, mọi thứ sẽ do market quyết định: Liệu Human Protocol nên được dùng ở đâu?
Ý kiến của người viết và tổng kết
Ngày nay việc “một giang sơn không thể có 2 hổ” là điều khó có thể áp dụng. Mình có đề cập ở trên:
- Công nghệ sẽ ngày càng phát triển, mỗi người sẽ có một idea về một vấn đề.
- Users không quan tâm họ đang dùng nền tảng nào, thứ họ quan tâm là sản phẩm có đáp ứng nhu cầu của họ, dù cho đó là ETH hay Polkadot.
Ứng dụng “đa đám mây” đã được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp lớn vì sự đa dạng trong việc giải quyết vấn đề. Và điều mà Human Protocol đang làm có thể tạo ra một bước trưởng thành lớn trong lĩnh vực Blockchain.
Mình mong rằng thông qua bài viết lần này, anh em sẽ nắm rõ hơn về định hướng của Human Protocol và vững tin trên con đường mà HMT đang đi.
Đọc thêm UniSync ra mắt trên zkSync.