SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Sidechain là gì? Cách hoạt động của Sidechain trong Blockchain

Sidechain là một thuật ngữ mới mới lạ đối với người mới tham gia thị trường crypto. Trong bài viết, chúng ta sẽ tìm hiểu sidechain là gì, cách hoạt động và một số ưu nhược điểm chính của các sidechain.
vinhvo
Published Apr 28 2022
Updated Apr 10 2024
6 min read
sidechain là gì

Sidechain là gì?

Sidechain là một blockchain riêng biệt chạy song song và hoạt động độc lập với Ethereum mainnet. Các sidechain sử dụng các mô hình đồng thuận và thông số block của riêng chúng để xử lý các giao dịch nhanh và hiệu quả hơn.

Ngoài ra, các sidechain thường cung cấp khả năng tương tác với Ethereum mainnet thông qua một Bridge hai chiều.

sidechain là gì

Một số sidechain nổi bật trên thị trường mà có thể bạn sẽ biết: BNB Smart Chain, Polygon PoS Chain, Avalanche C-Chain, Fantom,...

advertising

Các Sidechain hoạt động như thế nào?

Bảo mật và đồng thuận

Sidechain thường hoạt động trên giả thuyết bảo mật là “n Validators trong m Validators” phải hoạt động trung thực. Ngoài ra, các sidechain cũng thường kết hợp với các cơ chế khuyến khích/ trừng phạt riêng để ngăn cản hành vi gian lận & độc hại trên mạng. Một số cơ chế đồng thuận phổ biến được các sidechain sử dụng bao gồm: PoS, DPoS, PoA,...

1. Proof of Stake (PoS - bằng chứng cổ phần)

Các node trong blockchain được yêu cầu staking một số lượng native token nhất định trên mạng lưới để có thể trở thành Validator (người xác thực). Các Validator sẽ có trách nhiệm chính là xác thực tính hợp lệ của các giao dịch và sắp xếp chúng vào các block mới. Đổi lại, họ sẽ nhận lại block reward cho việc sản xuất các block mới và phí giao dịch của mạng. Trong trường hợp các validator node bị phát hiện là gian lận, native token mà họ bonding trong mạng sẽ bị slashing.

Proof of Stake có số lượng validator node có thể rất lớn, vì để chạy node người dùng chỉ cần staking một lượng token tối thiểu (với ETH Beacon Chain là 32 ETH). Hiện tại, Beacon Chain của Ethereum hiện có hơn 350,000 node đang hoạt động.

2. Delegated Proof of Stake (DPoS)

Delegated Proof of Stake là thuật toán đồng thuận được sử dụng trong nhiều blockchain hiện nay. Trong đó, người nắm giữ token chọn một số node chuyên nghiệp đại diện cho họ vận hành mạng, bù lại, token holder sẽ được chia sẻ một phần phần thưởng cho công việc duy trì an ninh cho mạng.

DPoS có số lượng validator node có giới hạn, thường giao động từ vài chục đến 200, điều này giúp các blockchain sử dụng đồng thuận DPoS có khả năng mở rộng dễ dàng.

3. Proof of Authority (PoA - Bằng chứng ủy quyền)

Proof of Authority là một đồng thuận được lấy cảm hứng từ PoS, trong đó thuật toán đề cao giá trị của danh tính & danh tiếng của những người tham gia, chứ không dựa trên giá trị token mà họ nắm giữ. Các Validator node trong mạng sẽ được chọn, cái họ stake không phải native token của mạng mà là “uy tín” của chính họ để có quyền xác thực giao dịch và tạo các block mới.

Tương tự Delegated Proof of Stake (DPoS), PoA có số lượng validator node có giới hạn, thường giao động dưới 25 validator, điều này khiến các blockchain sử dụng đồng thuận PoA có khả năng mở rộng dễ dàng. Một vài Blockchain nổi tiếng sử dụng PoA bao gồm: Ronin, BNB Smart Chain,...

Đọc thêm Các thuật toán đồng thuận blockchain phổ biến.

Khả năng tương tác

Thông thường các sidechain sẽ cung cấp khả năng tương tác với Ethereum mainnet thông qua một bridge 2 chiều. Hai thiết kế chính được sử dụng là MPCs và ligh client & Relays.

Chúng có độ khó xây dựng khác nhau, trong khi MPCs dễ xây dựng hơn thì chúng lại có bảo mật tương đối kém hơn các bridge được xây dựng bằng kiến trúc light client & realay.

Thực thi

Thực thi là điểm độc đáo của các sidechain, thay vì tạo ra các ngôn ngữ lập trình và các máy ảo riêng. Các sidechain sẽ tận dụng lại ngôn ngữ lập trình là Solidity và máy ảo của Ethereum là EVM.

Điều này giúp cho các sidechain thường có độ tương thích cao với Ethereum mainnet. Các ứng dụng trên Ethereum mainnet có thể dễ dàng di chuyển qua các sidechain dễ dàng và nhanh chóng.

Ưu điểm và hạn chế của Sidechain

Một số ưu và nhược điểm chính của các sidechain:

Ưu điểm của Sidechain

Ưu điểm đầu tiên của các sidechain là tự chủ được công nghệ, tùy chỉnh hợp lý với tầm nhìn của sản phẩm. Nếu là nhà phát triển DApp trên Ethereum thì bạn phải phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng và phương hướng phát triển của Ethereum.

Ví dụ: Trong trường hợp của Axies, Axies trước đây từng ra mắt trên Ethereum, chi phí hoạt động quá cao đã khiến Axies không thể nào hoạt động nổi. Buộc team Axies phải tự xây dựng một Blockhchain để hỗ trợ sự phát triển của Axies. Với Blockhchain mới, team Axies chạy PoA và custom phí giao dịch rất thấp để phù hợp để chơi game.

Ưu điểm nổi bật thứ hai là các sidechain hỗ trợ tính toán chung, tương thích EVM. Điều này giúp các DApp trên Ethereum mainnet dễ dàng mở rộng hoạt động trên các sidechain. Ngoài ra, các sidechain cũng áp dụng kinh nghiệm làm việc tương tự cho Solidy dev trên các sidechain.

Hạn chế của các sidechain

Đầu tiên, các sidechain thường ít phân cấp (node ít hơn), kiến trúc của các sidechain thường trade-off giữa bảo mật & phân quyền để lấy khả năng mở rộng tốt hơn.

Ngoài ra, các sidechain sử dụng cơ chế đồng thuận riêng biệt, chúng không được bảo vệ bởi Ethereum mainnet. Trong trường hợp, người dùng chuyển tiền qua các sidechain này và bị hack thì người dùng không thể chuyển tiền về lại Ethereum mainnet.

RELEVANT SERIES