SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Ethereum tắc nghẽn và tổng quan về các cách mở rộng quy mô (phần 2)

Phần 2 sẽ chia sẻ tổng quan về 2 cách tiếp cận để giải quyết sự tắc nghẽn của Ethereum là: New Infrastructure và Layer 2.
vinhvo
Published Mar 19 2021
Updated Jul 29 2022
5 min read
thumbnail

Ở bài viết trước, mình đã chia sẻ 2 trong 4 cách tiếp cận để giải quyết sự tắc nghẽn của Ethereum (anh em có thể xem lại phần 1 tại đây). Trong bài viết này mình sẽ chia sẽ 2 cách tiếp cận còn lại.

New Infrastructure

Những người tiếp cận theo hướng này cho rằng, dù Ethereum 2.0 có thật sự ra mắt thì trong dài hạn cũng không giải quyết tận gốc vấn đề vì vậy thay vì tốn một lượng tài nguyên khổng lồ (tiền bạc, thời gian, công sức,...) để xây dựng Ethereum 2.0, tại sao không xây dựng những kiến trúc hoàn toàn mới hoạt động hiệu quả hơn?

Điển hình những dự án tiếp cận theo hướng này là Polkadot và Solana.

Với Polkadot, kiến trúc nó cũng khác với Ethereum, hệ sinh thái Polkadot là bao gồm nhiều Parachain khác nhau, chúng được kết nối và cùng bảo mật với nhau thông qua Relay chain, còn các Parachain có thể được tùy chỉnh tùy theo mục đích sử dụng có nó.

Với Solana, nó là một High Performance Blockchain có khả năng mở rộng lên đến 65,000 TPS và thời gian khối 400ms mà không cần áp dụng các giải pháp phức tạp như “Sharding” hay Layer 2 được đề xuất bởi Ethereum.

Để có được khả năng mở rộng cao, Solana đã phải kết hợp 8 chức năng sau đây:

  • Giải pháp Proof of History (PoH).
  • Cơ chế đồng thuận Tower BFT: Một phiên bản PoH của cơ chế đồng thuận PBFT.
  • Giao thức truyền chuỗi khối Turbine.
  • Giao thức chuyển tiếp giao dịch ít mempool Gulfstream.
  • Công cụ xử lý giao dịch song song Sealevel.
  • Đơn vị xử lý giao dịch Pipelining.
  • Bộ nhớ mở rộng theo chiều ngang Cloudbreak.
  • Lưu trữ dữ liệu Archivers.

Layer 2

Điểm chung của các dự án Layer 2 là chúng và Ethereum Mainnet được gắn kết với nhau thông qua một Smart Contract. Smart Contract này có 3 nhiệm vụ chính: xử lý tiền gửi và xử lý rút tiền, xác minh bằng chứng rằng mọi thứ diễn ra ngoài chuỗi đều tuân theo các quy tắc.

Mặc dù có nhiều tranh cãi về việc có bao nhiêu loại Layer 2 nhưng ở bài viết này mình sẽ sắp xếp thành 3 loại chính sau:

  • State channels.
  • Sidechains.
  • Rollups (optimistic rollups, zkRollups, Plasma, Validium).

State Channels

Các State Channels  yêu cầu người dùng gửi Snapshot trạng thái của Ethereum vào một Multi-sign Contract.

Trạng thái này sẽ chứa dữ liệu quan trọng, như số dư của địa chỉ. Một hệ thống như vậy cho phép thực hiện các giao dịch ngoài chuỗi miễn phí với tính hoàn thiện tức thì và quyền riêng tư cao cấp.

Nhưng có cũng có những hạn chế riêng:

  • Không thể sử dụng State Channel để gửi tiền ngoài chuỗi cho những đối tượng chưa phải là người tham gia trong Channel.
  • Các State Channels không thể được sử dụng để đại diện cho các đối tượng không có chủ sở hữu logic rõ ràng (ví dụ: Uniswap).
  • Khi sử dụng State Channels để làm những việc phức tạp hơn việc thực hiện các thanh toán định kỳ đơn giản thì đòi hỏi một lượng vốn lớn sẽ bị khóa lại.

Sidechains

Sidechains là các blockchains độc lập với các quy tắc đồng thuận độc lập của riêng chúng, nơi các giao dịch Ethereum có thể được chuyển đến một cách có giám sát để giảm gánh nặng cho mạng chính Ethereum.

Điểm hạn chế chung của Sidechains:

  • Sidechains không được hưởng lợi từ tính bảo mật của chuỗi chính (Ethereum). Khi bị tấn công người dùng có thể không thể rút tài sản về mạng chính được.
  • Ngoài ra, Cần nhiều tài nguyên để bắt đầu chạy một Sidechains để đảm bảo mạng an toàn khỏi những kẻ tấn công.

Rollups

Rollups giống như các sidechains nâng cao, non-custodial, có thể mở rộng đáng kể khả năng thông lượng của mạng chính Ethereum.

Cho đến nay, tổng hợp có bốn loại chính: optimistic rollups, zkRollups, Plasma, Validium.

Bạn có thể đối chiếu bốn kiểu Rollups này tùy thuộc vào việc chúng xử lý lưu trữ dữ liệu trên chuỗi (ZRU, ORU) hay ngoài chuỗi (Plasma, Validium) và liệu chúng có xử lý tính toán thông qua Zero Knowledge Validity Proofs (ZRU, Validium) hay thông qua Deposit Slashing Fraud Proofs (ORUs, Plasma).

Các dự án Layer 2 nổi bật: Connext (State Channels), xDAI (Sidechains), POA (sidechains), Optimism (optimistic rollups), Fuel (optimistic rollups), zkSync (zkRollups), StarkEx.

Đọc thêm: Layer 2 - Chìa khóa giải quyết các vấn đề trên Ethereum

Tổng kết

Thông qua 2 phần của bài viết, mình hi vọng có thể đem lại cho người đọc góc nhìn tổng quan về vấn đề “Ethereum tắc nghẽn và tổng quan về các cách mở rộng quy mô”.

Ở góc độ là một Retail Investors, chúng ta cũng không nên đào quá sâu vấn đề kỹ thuật của chúng mà nên quan sát và phân tích sự tương quan về sự phát triển DeFi Ecosystems trong hệ sinh thái của các dự án để tìm kiếm cơ hội đầu tư.

RELEVANT SERIES