Hệ sinh thái Polkadot: Lending & Borrowing
Nhưng mình đã đề cập trong bài viết về Hệ sinh thái Polkadot: Decentralized Exchanges (DEX) là “Nếu Dex là bước đầu tiên để thúc đẩy dòng tiền lưu chuyển trên Onchain thì Lending & Borrowing là bước tiếp theo giúp người dùng có thể chi tiêu nhiều tiền họ sở hữu hơn (margin Trading,...)”.
Bài viết này mình sẽ trình bày rõ ràng hơn luận điểm ở trên và giới thiệu tổng quan các dự án các dự án nổi bật trong Sector Lending & Borrowing.
[toc]
Tại sao Lending & Borrowing lại quan trọng với DeFi?
Nhìn lại những năm 2017, khi đó cách phổ biến để kiếm lợi nhuận từ thị trường Crypto là mua giá thấp và bán giá cao, nhưng cách này có hạn chế là không sử dụng được khi thị trường bước vào Downtrend.
Bước vào 2018 - 2019, chúng ta bắt đầu chứng kiến làn sóng các sản phẩm phái sinh (derivatives) phát triển trong thị trường Crypto. Người dùng không còn hạn chế của cách chơi “Hold” năm 2017, dù thị trường lên xuống gì thì người dùng đều có khả năng kiếm được tiền.
Qua đó, chúng ta thấy được nhu cầu của con người “muốn sử dụng nhiều hơn”, muốn lợi nhuận nhiều hơn, muốn Hold con này mà vẫn muốn vào con khác,... Điều này sẽ thấy rõ hơn trong cuộc sống thực tế - tín dụng.
Trong DeFi, mọi thứ diễn ra cũng tương tự, khi người dùng muốn tìm kiếm lợi nhuận nhiều hơn từ việc mua và Hold 1 con, họ sẽ tìm kiếm các sản phẩm cho phép họ sử dụng nhiều vốn họ có hơn.
Lending & Borrowing ra đời từ nhu cầu thực tế của người dùng, người cho vay kiếm được khoản lãi suất từ khoản tiền cho vay, người đi vay có thể sử dụng nhiều vốn hơn để tối đa hóa lợi nhuận từ việc đầu tư của họ.
Ngoài ra, Lending & Borrowing còn sinh ra nhiều thị trường và nhu cầu người dùng khác nhau:
- Cung cầu của từng tài sản trong các Lending Pool khiến lãi suất thay đổi (Float Rate interest) => thị trường lãi suất (Interest Market: Saffron, 88mph,...)
- Farming trên nhiều Lending Pool khác nhau để tối đa hóa lợi nhuận (Yield Optimizer: Yearn,...)
- ...
Đọc thêm những phân tích chuyên sâu về Lending & Borrowing trong series DeFi Lego tại đây.
Lending & Borrowing trên Polkadot
Mô hình Lending & Borrowing được sử dụng rộng rãi và thành công nhất hiện nay là Lending Pool (Aave, Maker, Compound,...).
Trên Polkadot cũng tương tự, 2 dự án mình dưới thiệu dưới đây, đều sử dụng mô hình Lending Pool.
Acala - Liquid Staking Derivatives và stablecoin platform (Parachain)
Acala là sự kết hợp giữa một Lending Pool và một giao thức về Liquid Staking Derivatives.
Lending Pool của Acala hoạt đột tương tự với Maker, người dùng Deposit tài sản được cho phép làm Collateral và có thể rút aUSD (Acala USD) hoạt động ở các giao thức khác, các Use Case khác cũng được tích hợp vào Acala Platform giúp bổ sung Incentive cho người tham gia Lending Pool của Acala.
Ngoài ra, điểm mạnh của Acala đến từ kiến trúc của Parachain của Polkadot. Acala được xây dựng dựa trên Substrate framework để có thể trở thành Parachain ngay từ đầu trên Polkadot, Việc trở thành Parachain cho phép:
- Dữ liệu và Token có thể được chuyển giữa các parachains một cách liền mạch.
- Gia nhập bảo mật Relaychain.
Điều này cho phép, các các parachains Token khác có thể được dùng làm Collateral trong Acala một cách tự nhiên mà không phải sử dụng Bridge.
Konomi Network - AMM, Wallet và Lending Pool (Parachain)
Konomi Network là một bộ ba sản phẩm bao gồm: Konomi Trade, Konomi Lend, Konomi Wallet.
- Konomi Wallet: Giúp tổng hợp các Position của người dùng trong các ví phi tập trung và quản lý các Position đang hoạt động trong các giao thức khác nhau. Nó bổ sung cho Konomi Trade và Konomi Leding để cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất.
- Konomi Trade: Cho phép người dùng truy cập thanh khoản của các tài sản trong hệ sinh thái Polkadot. Nó hỗ trợ các giao thức thanh khoản dựa trên mô hình AMM thông dụng của Uniswap. Người dùng chỉ cần kết nối ví Konomi Wallet với giao thức và giao dịch.
- Konomi Lend: Là một Lending Pool cho phép người dùng vay và cho vay tài sản. Nó hoạt động tương tự Compound và Aave. Người dùng Deposit tài sản vào giao thức và nhận lãi suất, người đi vay có thể vay tối đa tầm 50% - 75% giá trị tài sản Deposit vào giao thức(Overcollateral) và phải chi trả lãi suất cho khoản vay của mình.
Tương tự Acala, Konomi cũng được thiết kế để trở thành Polkadot Parachain ngay từ đầu cho phép Lending của Konomi có thể tương tác với nhiều tài sản hơn (DOT, Parachain Tokens).
Đọc thêm: Polkadot Launch: Giới thiệu tổng quan về Parachain
Hai video hữu ích dành cho hệ sinh thái Polkadot anh em không nên bỏ qua.
Theo dõi hệ sinh thái Polkadot cực tiện với DotMarketCap và Parachains.info tại đây.
Stake DOT & KSM tham gia Parachain Auction Slot. Cơ hội lợi nhuận hay rủi ro tiềm ẩn? tại đây.
Tổng kết
Polkadot Parachain chưa Launch nên chưa biết dự án nào sẽ thống trị Sector này, nhưng một vài đều có thể nhận ra từ Concept, các dự án Parachain trong tương lai xa có thể tương tác dễ dàng hơn với các Parachain khác. Các dự án cũng không đơn thuần cung cấp một tính năng mà thường Mix chúng lại với nhau để thu hút người dùng hơn trong hệ sinh thái của mình vì mỗi Parachain trên Polkadot có thể xem là một hệ sinh thái riêng biệt.