Fantom nâng Defi lên một “tầm cao mới”?
Cuộc chơi Defi chưa bao giờ hết nóng, đặc biệt là khi khái niệm “tài chính phi tập trung” đã trở nên quá phổ biến và dần được tiếp cận bởi mọi người.
Trong khi hệ sinh thái ETH đang quá tải với nhiều dự án ICO và Defi chạy trên đó thì Fantom lại xuất hiện như một điểm sáng mới trong cuộc đua này. Fantom được nhiều anh em đánh giá là một bản sao của ETH, hay ETH thứ hai, nhưng bản thân mình nhận thấy Fanton lại có những thứ có thể xem là vượt trội hơn hẳn, vậy FTM đã thay đổi cuộc chơi Defi như thế nào?
Bài viết dưới đây được lược dịch và tham khảo từ tweetstorm của @Blokcove để trả lời cho anh em câu hỏi trên.
Fantom và những điểm sáng
Dự án Defi đầu tiên sử dụng cơ chế đồng thuận aBFT
Lachesis hiện là tên gọi của thuật toán đồng thuận aBFT trong hệ sinh thái Fantom.
Nếu anh em vẫn chưa nắm được cơ chế đồng thuận (Consensus Mechanism) thì chắc có nghe qua PoW hay PoS… đó là một cơ chế thống nhất để các Validators (Nodes) có thể xác nhận một giao dịch thành công trong môi trường Blockchain.
Vậy tại sao Fantom sử dụng Lachesis? Bởi đội ngũ xây dựng muốn vượt qua những giới hạn của những thuật toán đồng thuận cũ. Chính Lachesis theo Blokcove có đề cập, thông lượng của thuật toán cao đạt 1500tps, thời gian xử lý <2 giây 1 giao dịch.
Lachesis giúp Fantom đáp ứng được 6 tiêu chí: Fast, Scale, Secure, Connectivity, Permissionless (Decentralized) và Open-source.
Ngoài ra, thuật toán cũng cho thấy sự hiệu quả trong việc mở rộng quy mô, thứ mà thuật toán cũ pBFT vẫn chưa làm được (chỉ giới hạn 20 validators).
Còn đối với Fantom Finance hiện tại đã có 35 Validators và con số này sẽ không ngừng ở đây. Điều này sẽ thúc đẩy mức độ Decentralized cho hệ sinh thái.
Tương thích hoàn toàn với EVM của Ethereum
Fantom Network được cho là “Fully-compatible” với EVM (Ethereum Virtual Machine) và nhận được sự hỗ trợ từ Web3JS API và RPC. Điều này có thể được hiểu tất cả các Smart Contract được viết bằng Solidity hay Vyper và được triển khai trong hệ sinh thái Ethereum thì đều có thể chạy trên Network của Fantom.
Việc tương thích giúp cho việc chuyển các dApps dễ dàng hơn giữa các môi trường, và tận dụng mạng lưới rộng khắp của những App quen thuộc như Metamask.
Anyswap – sứ mệnh “Crosschain hóa” của FTM
Anyswap là một Protocol cho phép users swap xuyên chuỗi (Crosschain Swap Protocol). Và Anyswap đã được tích hợp vào hệ sinh thái của Fantom, điều này cho phép user có thể giao dịch tokens ở những chuỗi khác mà vẫn hưởng được lợi thế về tốc độ và phí rẻ từ FTM.
Các sản phẩm Defi
Các sản phẩm Defi của FTM đã được phát triển từ tháng 1/2020. Trên Fantom, anh em có thể sử dụng FTM để kiểm fUSD, sử dụng fUSD để giao dịch các loại tài sản tổng hợp (synthetic assets) trên fSwap, cho vay kiếm lãi hoặc đi vay các token tổng hợp (synthetic tokens).
“Muốn thành công thì không nên đi một mình”
Tất nhiên, Fantom có những điểm sáng và những sản phẩm Defi độc đáo, nhưng để có thể gọi là đưa nền tài chính phi tập trung lên một tầm cao mới sẽ là con đường dài. Fantom Finance cần sự cộng tác và hỗ trợ.
- Injective Protocols: Được xem là một DEX protocol layer 2 đầu tiên, mục tiêu của việc hợp tác giữa INJ và FTM là cải thiện quá trình triển khai áp dụng các tài sản tổng hợp (synthetic assets).
- Chainlink: Đây sẽ là sự hỗ trợ Fantom trong việc xây dựng các sản phẩm Defi có tính mở rộng và bảo mật cao, như Stablecoins, Lending Protocols và các tài sản tổng hợp.
- Fusion: Công nghệ DCRM (Decentralized Control Rights Management) của Fusion giúp nâng cao tính kết nối của các tài sản kĩ thuật số, cho phép Fantom có thể trở nên tích hợp với mọi hệ thống bản cũ và blockchains.
Và còn rất nhiều nhà hợp tác khác, anh em có thể tham khảo thêm tại đây.
Lời kết
Fantom có một cơ hội rất lớn trong việc thay đổi cuộc chơi Defi, so với các nền tảng đã quá phổ biến như Ethereum, FTM hiện lên như một giải pháp vừa mang tính “Helper” cũng vừa mang tính “Changer” vì những điều mới mà Fantom đem lại.
Tốc độ, tính bảo mật và khả năng phi tập trung chính là 3 đặc điểm cơ bản thể hiện một hệ sinh thái có tốt hay không? Các Blockchain đều phải làm sao cân bằng, hoặc cái ít cái nhiều.
Nhưng với việc sử dụng aBFT có tính leader-less và permission-less, điều này vừa giúp tốc độ tps nhanh hơn và tính phi tập trung được đề cao. Đồng thời sự cộng tác với Chainlink, Fusion và nhiều partners khác đã giúp Fantom xây dựng cơ sở hạ tầng có tính bảo mật cao và khả năng mở rộng tốt.
Phòng TM-ĐT của Afganistan (ACCI) đã tìm đến Fantom Finance nhằm nâng cấp công nghệ, công cụ blockchain và mã hóa cụ thể là xác thực CO (Certificates of Origin) và CQ (Certificates of Quality); ACCI cũng mong muốn áp dụng công nghệ sổ cái phân tán (DLT) để kiểm toán lại sổ sách minh bạch hơn.
Mình nghĩ rằng Fantom sẽ chưa dừng ở đó, ACCI, Travala.com hay DABS, mà sẽ còn rất nhiều ứng dụng thực tế của FTM được áp dụng. Tiềm năng của FTM còn rất nhiều và hứa hẹn sẽ có sự bùng nổ hơn nữa trong tương lai.
Hi vọng anh em có câu trả lời cho câu hỏi “Liệu FTM có thay đổi cuộc chơi Defi?” thông qua bài viết trên. Nếu anh em có ý kiến gì thì đừng ngại comments thảo luận nhé.
Anh em có thể tham khảo thêm tweetstorm của @Blokcove dưới đây để đọc kỹ hơn.