SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

FOMO là gì? 4 cách vượt qua tâm lý FOMO trong crypto

Chắc hẳn người mới tham gia vào thị trường crypto cũng đã nghe qua ít nhất một lần về hội chứng FOMO. Nhưng vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ này có ý nghĩa gì. Vậy FOMO là gì? FOMO có thể tác động đến quyết định của nhà đầu tư hay nhà giao dịch không?
Vy Bùi
Published Nov 13 2023
Updated Aug 14 2024
8 min read
fomo là gì

FOMO là gì?

FOMO (viết tắt của Fear Of Missing Out) là thuật ngữ để chỉ một hội chứng tâm lý sợ bỏ lỡ. FOMO thể hiện cảm giác lo lắng, bất an xuất phát từ suy nghĩ rằng bản thân có thể bỏ lỡ điều gì đó quan trọng hoặc có giá trị. Điều bỏ lỡ ở đây không chỉ đề cập đến vật chất, mà còn ở những khía cạnh khác như trải nghiệm, cơ hội, tương tác xã hội…

fomo là gì
FOMO trong Crypto là gì?

FOMO xuất hiện ở hầu hết các dạng thị trường tài chính như chứng khoán, crypto… thậm chí là các ngành nghề liên quan đến tiếp thị như marketing, sale... Điểm chung là đều tác động vào mặt tâm lý của nhà đầu tư/ người dùng, thường gọi là "bẫy tâm lý" FOMO.

Trong bối cảnh thị trường crypto, FOMO đề cập đến nỗi sợ sẽ bỏ lỡ khoản lợi nhuận có thể kiếm được từ việc mua bán tiền mã hóa. Khi mắc hội chứng FOMO, một số dấu hiệu phổ biến mà nhà đầu tư hoặc nhà giao dịch có thể mắc phải như bị lấn át, thôi thúc bởi cảm giác lo lắng, sợ hãi và tham lam. Dẫn đến việc ra quyết định mua bán một cách hấp tấp mà chưa có chiến lược, nghiên cứu kỹ lưỡng.

hội chứng fomo
FOMO là viết tắt của từ Fear Of Missing Out, tức hội chứng sợ bỏ lỡ
advertising

Tâm lý khi mắc hội chứng FOMO

Theo tâm lý giao dịch (trading psychology), hầu hết các nhà giao dịch đều mắc hội chứng FOMO khi thị trường đang ở gần đỉnh của một đợt tăng giá (bull run).

Tại thời điểm đó, tâm lý thị trường là tích cực và giá token đang trong xu hướng tăng. Các nhà giao dịch thường tin rằng xu hướng này sẽ tiếp tục và họ có thể kiếm được nhiều lợi nhuận hơn nếu mua ngay bây giờ, bất kể giá token đang cao như thế nào.

Có thể nói rằng FOMO sẽ chi phối hành động của một người bởi hai cảm xúc chính: sợ hãi và tham lam.

Vì vậy, một người đang có tâm lý FOMO sẽ có những biểu hiện như sau:

  • Lo lắng, ám ảnh và liên tục kiểm tra giá token, vị thế giao dịch đã mở, khoản tiền đã đầu tư.
  • Luôn cảm thấy cần phải theo dõi tin tức và xu hướng trên mạng xã hội, báo đài để tìm kiếm cơ hội lợi nhuận mà họ nghĩ là có tiềm năng.
  • Vội vàng đưa ra quyết định mua hoặc bán chỉ vì đồng token đang “hot” hoặc biến động giá lớn mà không có chiến lược hay nghiên cứu về các rủi ro liên quan.
tâm lý fomo trong crypto
Diễn biến tâm lý khi bị FOMO trong crypto

Ví dụ: Giả sử bạn đang không có ý định mua vào bất kỳ đồng coin nào. Khi tham khảo thông tin trên các nhóm cộng đồng đầu tư crypto trên Telegram. Bỗng dưng, bạn nhận thấy nhiều nhóm đang bàn tán về việc hợp tác giữa 1 công ty lớn với dự án A, và token dự án này có khả năng sẽ tăng mạnh.

Lúc này, bạn vào kiểm tra giá của token A và thấy rằng token A tăng liên tục, thậm chí tăng rất nhanh. Ngay bây giờ, bạn sẽ cảm thấy nếu mình không mua token A thì sẽ lỡ mất cơ hội kiếm lợi nhuận.

Sau đó, bạn ra quyết định mua token A bất chấp giá của nó đã tăng bao nhiêu phần trăm trước đó đi nữa. Như vậy, có thể nói rằng bạn đã bị FOMO.

Ai là người tạo FOMO trong crypto?

Người tạo FOMO có thể là các dự án, tổ chức, cá nhân có tầm ảnh hưởng (KOL) trong thị trường crypto để phục vụ cho lợi ích riêng của họ.

Theo đó, FOMO được dùng như một công cụ đẩy giá của đồng token lên cao với mục đích tạo thanh khoản để người tạo FOMO có thể chốt lời. Thông thường, họ sẽ nắm quyền kiểm soát hoặc có ảnh hưởng lớn lên nhiều kênh truyền thông, từ đó gây ảnh hưởng đến hành động của nhiều người nhất có thể.

Cụ thể, thông qua các trang tin tức, mạng xã hội, hội nhóm… những KOL sẽ liên tục đề cập đến đồng token mà họ muốn tạo FOMO theo nhiều cách khác nhau, có thể kể đến như:

  • Nói về tiềm năng lợi nhuận của token.
  • Liên tục đăng hình ảnh khoe lợi nhuận khi của họ đối với đồng token đó, để thôi thúc lòng tham của người khác.
  • Tổ chức sự kiện yêu cầu người khác mua token để được hưởng đặc quyền mà họ cung cấp.

Vì vậy, FOMO có thể là công cụ lợi hại cho các dự án, tổ chức, KOL… nhưng lại có tác động tiêu cực đến những nhà đầu tư, nhà giao dịch vì hậu quả mà nó mang lại.

Hậu quả của FOMO trong crypto là gì?

Về mặt tinh thần, FOMO gây ra cảm giác bất an, lo lắng và sợ hãi cho nhà đầu tư và nhà giao dịch. Trong trường hợp tệ hơn, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây trầm cảm cho người bị FOMO.

Về mặt đưa ra quyết định, FOMO thường dẫn đến những quyết định vô lý và vội vàng trong giao dịch crypto. Điều này dễ khiến người bị FOMO rơi vào tình trạng “đu đỉnh” khi mua token tại giá cao nhất. Chu kỳ tâm lý FOMO liên tục lặp lại sẽ khiến tài sản của họ giảm dần theo thời gian.

Cuối cùng, hậu quả lớn hơn là FOMO khiến các nhà đầu tư và nhà giao dịch không còn tin vào nhận định, quyết định của bản thân, vì trước đó đã bị thua lỗ nhiều do bị FOMO. Và một khi họ đã không còn tin vào chính mình mà chỉ dựa vào người khác, khả năng cao tài sản của họ sẽ về 0 một cách nhanh chóng.

hậu quả của hội chứng fomo crypto
FOMO gây ra hậu quả về mặt tinh thần và tài sản của người tham gia crypto

4 cách vượt qua tâm lý FOMO khi đầu tư crypto

Trên thực tế, dường như FOMO sẽ không thể nào biến mất, không ai có thể hoàn toàn tránh được tâm lý FOMO khi đầu tư, bất kể họ có kinh nghiệm già dặn đến đâu.

Tuy nhiên, một số cách để có thể hạn chế thấp nhất tình trạng bị FOMO như sau:

  • Tìm hiểu và nghiên cứu thật kỹ (thông qua phân tích kỹ thuật, phân tích cơ bản) để đưa ra quyết định đầu tư hợp lý. Tránh tình trạng hấp tấp, nôn nóng và hành động ngay khi bị “shill” hoặc chỉ dựa trên biến động giá tại một thời điểm.
  • Luôn có kế hoạch giao dịch trước khi vào lệnh. Phải có điểm dừng lỗ (stoploss), điểm vào lệnh (entry), điểm bán ra (target), kế hoạch phân bổ vốn bao nhiêu… trước khi giao dịch.
  • Phải kiên định theo kế hoạch giao dịch của mình. Trong trường hợp cần thay đổi kế hoạch, nhà đầu tư hay nhà giao dịch cũng cần xem xét kết hợp nhiều yếu tố (xu hướng thị trường, biến động giá trong một khoảng thời gian…) để có kế hoạch thay đổi linh hoạt, phù hợp.
  • Hạn chế giao dịch hay đầu tư chạy theo tin tức, sự kiện. Đồng thời, tập quan sát thị trường thật sát để có độ nhạy về thị trường.

Đọc thêm: FUD là gì? 4 Tips tránh FUD khi đầu tư Crypto.

RELEVANT SERIES