SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Framework Ventures là gì? Xu hướng đầu tư của quỹ Framework

Quỹ đầu tư Framework là gì? Danh mục đầu tư của họ như thế nào? Cùng Coin98 Insights tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Avatar
vinhvo
Published Dec 08 2020
Updated Aug 08 2024
22 min read
framework ventures là gì

Nếu nói về quỹ có hướng đầu tư "khác thường" nhất, có lẽ Framework là cái tên nên được nói đến đầu tiên. Cũng chính vì thế, nên ROI các dự án Framework cũng không có gì đặc sắc. Nhưng không vì thế mà đánh giá thấp Framework, bởi đứng sau quỹ này là những người có kinh nghiệm trong ngành tài chính. Bài viết nói về tổng quan quỹ Framework và chi tiết đầu tư của họ.

Framework là gì?

Quỹ đầu tư Framework (hay Framework Ventures)được thành lập vào năm 2019. Framework là tập hợp một nhóm các nhà công nghệ, nhà nghiên cứu và nhà đầu tư trong crypto, Framework không chỉ tìm kiếm và đầu tư, mà còn tham gia xây dựng các sản phẩm và dịch vụ để hỗ trợ dự án.

Tính đến tháng 4/2021, sau khi kết thúc vòng gọi vốn quỹ mới là FV III với số tiền 400 triệu USD, họ đang quản lý số tài sản là 1.4 tỷ USD. Với số nhân viên là 22, trong đó có 7 người làm về mảng đầu tư, còn lại là kỹ sư, tập trung vào việc vận hành cơ sở hạ tầng, staking và tham gia vào thị trường DeFi.

Chiến lược đầu tư của Framework là thực hiện phương pháp tiếp cận khối lượng thấp, thường Framework Ventures mua một lượng token để tạo điều kiện thuận lợi tham gia các hoạt động staking hoặc xác thực mạng lưới.

Đồng thời, Framework Ventures cũng tham gia quản lý giao thức, làm việc với cộng đồng để cùng phát triển các công cụ và dịch vụ hỗ trợ mạng. Một ví dụ điển hình là trước khi Kava ra mắt, Framework Ventures tư vấn cho dự án về mặt Kava lạm phát token, cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho team Kava. Hay việc quản trị Synthetix trong thời gian dài mà mình sẽ nói rõ ở dưới.

advertising

Các thành viên nổi bật của quỹ Framework

Framework có hai người sáng lập là Michael Anderson và Vance Spencer, cả hai đều có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn cho các ngân hàng đầu tư, quản lý chiến lược và phát triển sản phẩm.

Michael Anderson - Co-Founder của Framework

  • Michael Anderson tốt nghiệp Đại học Yale, ngành Khoa học Máy tính, từng là chuyên viên phân tích tại ngân hàng đầu tư Barclays Capital.
  • Sau khi nghỉ việc ở barclays, anh đến làm việc tại Dropbox và Snapchat hai công ty công nghệ tại Thung lũng Silicon, có gần 5 năm kinh nghiệm trong quản lý sản phẩm Internet.

Twitter của Michael Anderson: https://twitter.com/im_manderson

Vance Spencer - Co-Founder của Framework

  • Vance Spencer tốt nghiệp kinh tế Đại học Nam California, chuyên ngành kinh tế. Anh từng làm tư vấn quản lý kinh doanh ở Deloitte.
  • Trước khi thành lập Framework, Spencer và Anderson cũng cùng nhau lập một công ty trò chơi có tên Hashists. Sau này công ty được mua lại bởi JDS Sports (một công ty thể thao).

Twitter của Vance Spencer: https://twitter.com/pythianism

Tổng quan về danh mục đầu tư của quỹ Framework

Do danh mục đầu tư có nhiều dự án, nên dưới đây chỉ liệt kê một số dự án nổi bật trong quá trình đầu tư của Framework. Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng sector.

Tất cả các dự án được nhắc đến dưới đây đều đã có bài viết cung cấp thông tin trên Coin98 Insights, bạn quan tâm đến dự án nào thì có thể search tên dự án để tìm hiểu thêm nhé!

danh mục đầu tư của quỹ framework
Porfolio của quỹ đầu tư Framework

Synthetic

  • Synthetix: Protocol giúp phát hành và giao dịch các Synthetic Asset thông qua hình thức thế chấp quá mức. Synthetix có 2 vòng gọi vốn:
    • Không rõ (10/2019): Framework mua 5M SNX từ Foundation Treasury của Synthetix, và sẽ giữ số SNX này trong 24 tháng thông qua Staking. Trong thông báo, Framwork nói rằng họ cũng tham gia quản trị Synthetix.
    • Không rõ (2/2021): Paradigm, Coinbase Ventures, và IOSG cũng mua trực tiếp SNX từ Treasury với tổng số tiền trị giá $12M

⇒ Nhận xét: Từ thông báo lúc mua SNX của Framework, ta thấy họ rất muốn đi cùng Synthetix trong dài hạn. Họ không chỉ mua vì lợi nhuận, mà còn góp phần vào xây dựng Synthetix không chỉ thông qua quản trị, mà còn từ chính danh mục đầu tư mà mình sẽ nói bên dưới.

Stablecoin

  • Fei Protocol: Fei Protocol là dự án làm Stablecoin (FEI) theo mô hình PCV.
    • Series A (3/2021): a16z, Framework, Coinbase, ParaFi,...
    • Không rõ (4/2021): 17,000 thành viên của Fei Genesis Group với số tiền kêu gọi lên đến 639,000 ETH.

⇒ Nhận xét: Fei Protocol là một trong những dự án đầu tiên dùng PCV cho Stablecoin. Vào tháng 12/2021, Fei Protocol ra mắt phiên bản V2, cũng như kết hợp với Ondo Finance, trở thành một “Olympus DAO” + “Tokemak” tiềm năng.

Ngoài ra, với việc kêu gọi cộng đồng được con số khổng lồ 639,000 ETH cho thấy Fei Protocol là một dự án được cộng đồng ủng hộ nhiệt tình.

Dashboard

  • Zapper: Là một Dapp, giúp quản lý, giám sát và triển khai các Crypto Asset trên nhiều Defi Protocol trong một giao dịch, giúp tiết kiệm thời gian của bạn. Zapper có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2020): Framework, the LAO, CoinGecko,...
    • Series A (5/2021): Framework dẫn đầu, Mark Cuban,...

⇒ Nhận xét: Zapper là dự án thắng giải nhất của Kyber DeFi Hackathon được tổ chức vào tháng 11/2019. Dù chưa ra token, cũng như không có doanh thu, nhưng Framework cũng đồng hành với Zapper trong hai vòng gọi vốn, thậm chí còn dẫn đầu vòng sau.

Asset Management

  • dHEDGE: Giao thức quản lý tài sản phi tập trung, cho phép bất kỳ ai cũng có thể tạo lập quỹ đầu tư riêng hoặc đầu tư vào quỹ được quản lý bởi người khác theo một cách hoàn toàn không lưu ký (non-custodial) bằng cách sử dụng các Synthetics Asset trên Synthetix. dHEDGE có 2 vòng gọi vốn:
    • Không rõ (11/2020): Framework cùng các nhà đầu tư khác rót tiền vào các nhà quản lý trên dHEDGE
    • Không rõ (10/2021): Synthetix dẫn đầu, cùng các nhà đầu tư khác.

⇒ Nhận xét: dHEDGE được xây dựng trên Synthetix. Dù Deal này Framework không đầu tư trực tiếp, nhưng dùng tiền để sử dụng sản phẩm của dHEDGE. Điều này cho thấy họ cũng ủng hộ dự án trong hệ sinh thái Synthetix.

Liquidity

  • Tokemak: Dự án tổng hợp thanh khoản và điều đi những dự án cần thanh khoản. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 4/2021, cùng các nhà đầu tư khác là Coinbase, Delphi Digital, Consensys,...

⇒ Nhận xét: Tokemak là dự án mang tính đột phá trong việc sử dụng thanh khoản. Trước đây, các dự án phải có Incentives cho người dùng để có được thanh khoản, nhưng không bền vững. Nhưng với Tokemak, các dự án có thể có được lượng thanh khoản lành mạnh hơn mà không sợ token của mình bị xả.

Gaming

  • Fancy Birds: Trò chơi đồ họ 8-bit, chủ đề về chim có vẻ giống Angry Bird. Framework dẫn đầu vòng Seed vào tháng 11/2021.
  • ArenaX Labs: Công ty tạo ra trò chơi Arena AI, trò chơi mà người chơi có thể huấn luyện và chiến đấu với các nhân vật được hỗ trợ bởi AI. Framework đầu tư vòng Seed tháng 10/2021, cùng với Paradigm (dẫn đầu). Số tiền này dùng để phát triển Arena AI.
  • Polemos: Gaming Guild, hỗ trợ người mới chơi game tương tự Yield Guild Game, GuildFi. Framework đầu tư vòng Seed tháng 3/2021, cùng với Delphi Digital và các quỹ khác.
  • Illuvium: Trò chơi đánh trận RPG trên nền tảng Immutable X. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 3/2021, cùng với Delphi Digital, Yield Guild Game,...

⇒ Nhận xét: Framework đầu tư khá rải rác các dự án trong lĩnh vực Gaming, cả Game lẫn Guild đều có. Nói riêng về Game, dù xu hướng Play to Earn đã bắt đầu từ khoảng tháng 5/2021, nhưng chỉ có đúng một dự án là Illuvium bắt được trend, còn lại đều nằm ở cuối năm 2021.

Đọc thêm: Play to Earn là gì? Chơi game kiếm tiền khủng & xu hướng tương lai

NFT

  • AlchemyNFT: Nền tảng dành cho NFT, gọi vốn để xây dựng Autograph.io, giúp người dùng ký tên vào NFT bằng Social Network ID như Twitter. Framework đầu tư vào Autograph.io vào tháng 7/2021, cùng với Crypto.com, Okex, Huobi, Mark Cuban,...
  • UpshotOne: Một sản phẩm của Upshot, giúp người dùng nhận được câu trả lời thật lòng từ các chuyên gia nhờ vào các Incentives. Framework đầu tư Series A tháng 5/2021.
  • Szns: SZNS là một giao thức phi tập trung cho multi-NFT indexes. Framework đồng dẫn đầu cùng với Dragonfly Capital vòng Seed tháng 9/2021.
  • Stardust: Nền tảng tạo và triển khai NFT trong game. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 9/2021.

⇒ Nhận xét: Các dự án NFT trong danh mục đầu tư của Framework đều mang tính ứng dụng NFT. Họ không chạy theo những NFT hay NFT Marketplace thông thường, mà là những tính năng gần như hiện tại rất ích người sử dụng, như ký tên vào NFT, khuyến khích người dùng trả lời câu hỏi,...

Derivatives

  • SynFuture: Nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung trên Ethereum. SynFuture có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (2/2021): Dragonfly cùng các nhà đầu tư khác.
    • Series A (6/2021): Polychain, Framework, Bybit,...
  • Tracer DAO: Nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung trên Arbitrum. Framework đầu tư vòng Seed tháng 6/2021.
  • Futureswap: Nền tảng giao dịch phái sinh phi tập trung hiện đang có phiên bản v4 trên Arbitrum và Uniswap V3. Futureswap có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2020): Framework cùng các nhà đầu tư khác.
    • Không rõ (10/2021): Dẫn đầu bởi Ribbit Capital, Framework, True, và Placeholder.

⇒ Nhận xét: Giao dịch phái sinh không quá nổi bật trong danh mục đầu tư của Framework, khi 2/3 dự án có token là Tracer DAO và Futureswap đều có ROI chỉ khoảng x10 nếu so giá ATH và ATL. dYdX hiện tại đang làm quá tốt trong mảng giao dịch phái sinh, cũng như theo sau đó là Perpetual Protocol.

Do đó, những “gương mặt đại diện” của Framework rất khó bùng nổ.

Risk Management

  • Certora: Certora cung cấp các công cụ phân tích bảo mật cho Smart Contract. Certora có công nghệ độc đáo được gọi là Certora Prover có khả năng kiểm tra Smart Contract có đáp ứng một bộ quy tắc bảo mật hay không. Framework đầu tư vòng Seed tháng 5/2021, cùng với Stani Kulechov của Aave, Coinbase,...
  • Risk Harbor: Nền tảng giao dịch quản lý rủi ro (Risk Management Marketplace) cho các dự án DeFi. Framework dẫn đầu cùng với Pantera vòng Seed tháng 6/2021, bên cạnh đó cũng có Coinbase đầu tư.
  • Immunefi: Nền tảng Bug Bounty, nơi tập trung các Bug Bounty để các Hacker tìm lỗi và nhận thưởng. Framework đầu tư Immunefi vào tháng 10/2021.

⇒ Nhận xét: Trong năm 2020, Hacker đã có “doanh thu” khoảng $120M từ các dự án DeFi. Con số này trong năm 2021 lên đến hơn $1.7B. Dù vậy, đây là lĩnh vực không quá nhiều quỹ đầu tư, một phần là do các dự án tương tự trong mảng bảo hiểm trước đó dù có thành công nhưng cũng không có quá nhiều lợi nhuận.

Tuy nhiên, ở đây Framework lại đầu tư theo góc nhìn khác: Họ không chọn dự án bảo hiểm, mà là tìm những cách thức khác phòng tránh sự cố ngay từ những dòng code. Dù vẫn chưa thấy lợi nhuận trước mắt, nhưng qua đó cũng cho thấy Framework không đi theo lối mòn cũ.

Các dự án này tuy lạ, nhưng được rất nhiều cái tên lớn trong thị trường tin dùng. Đối tác của Risk Harbor là Terra, Yearn, Uniswap, Compound... hay của Certora là Coinbase, Aave, Balancer, MakerDAO...

Community

  • RabbitHole: Khuyến khích người dùng sử dụng các ứng dụng trên Ethereum hoặc Polygon bằng cách thưởng cho họ. Framework đầu tư vòng Seed tháng 6/2021.
  • Endaoment: Quỹ cộng đồng & tổ chức từ thiện công cộng được xây dựng trên Ethereum, cho phép mọi người quyên góp tài sản kỹ thuật số cho bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận đủ tiêu chuẩn 501(c)(3) nào của Hoa Kỳ. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 6/2021.
  • Commonweath: Dự án sẽ giúp các nhà đầu tư theo dõi các cuộc thảo luận về quản trị trên nhiều chain khác nhau. Framework đầu tư vòng Seed tháng 5/2021, cùng với ParaFi, Dragonfly...

⇒ Nhận xét: Lại một mảng lạ khác trong danh mục đầu tư. Các dự án này cũng chưa thấy có ý định ra token. Tuy nhiên, độ quan trọng của các dự án là điều không cần bàn cãi. RabbitHole: Giúp người mới có động lực trải nghiệm dự án mới; dự án mới cũng tiếp cận cộng đồng dễ hơn.

  • Endaoment: Giúp người dùng quyên góp từ thiện dễ dàng hơn, không cần đi đâu hay làm gì phức tạp. Ngoài ra, việc quyên góp sử dụng Blockchain cũng góp phần tăng tính minh bạch.
  • Commonwealth: Nếu bạn đầu tư lâu dài sẽ gặp tình trạng theo dõi các Proposal của các dự án rất tốn thời gian, và Commonwealth sẽ tổng hợp tất cả tại một nơi.

Do đó, các dự án này vẫn chứa rất nhiều tiềm năng. Nhưng việc có lợi nhuận trong ngắn và trung hạn thì vẫn chưa thấy.

DEX

  • DODO: DEX ra đời khá lâu, sau đó tích hợp nhiều tính năng như Launchpad, tạo token... DODO có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2020): Dẫn đầu bởi Framework, cùng với Bobby Ong (CoinGecko), Jason Choi (Spartan), DeFiance...
    • Private (10/2020): Binance, Pantera, Three Arrows Capital, Coinbase...
  • Slingshot: Sàn giao dịch trên Polygon và Arbitrum, volume giao dịch cao hơn cả QuickSwap. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 11/2020, cùng với Coinbase...
  • Chainflip: Sàn DEX hỗ trợ Cross-chain Swap, nghĩa là người dùng có tài sản ở Ethereum, có thể Swap sang Solana hay Binance Smart Chain mà không cần chuyển đổi tài sản. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 8/2021, cùng với Coinbase, Delphi Digital, ParaFi...

⇒ Nhận xét: Framework dẫn đầu cả vòng Seed của các dự án trên. Điều đặc biệt là khá giống với một vài dự án trên, đó là trước sau gì cũng có mặt của Coinbase. Nhìn chung các dự án đều có tiềm năng nhất định, nhưng chỉ có DODO là trước mắt có lợi nhuận khá tốt

Dù DODO có sự tăng trưởng x80 tính từ ATH đến ATL (tức là x800 so với giá Seed của Framework), nhưng khá… xui cho Framework, bởi dựa theo vòng Seed, họ sẽ có thời gian Cliff là một năm, sau đó trả dần trong hai năm. Mà quãng thời gian tăng trưởng mạnh nhất của DODO là tháng 2 - 5/2021, tức là hơn nửa năm tính từ thời gian công bố tài trợ. Nhưng nhìn chung vẫn tốt, vì giá hiện tại của DODO là khoảng x90 so với giá Seed.

Lending

  • Aave: Một trong những dự án đời đầu mảng Lending theo hướng Market Maker. Framework cùng Three Arrows Capital đã mua $3M AAVE (mua dưới dạng token cũ là LEND) với giá $0.1 vào tháng 7/2020.
  • Maple: Cho phép các tổ chức vay không cần thế chấp. Maple có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (12/2020): Framework, Alameda,...
    • Không rõ (3/2021): Dẫn đầu bởi Framework và Polychain.
  • Yield Protocol: Nền tảng cho vay với lãi suất cố định. Yield Protocol có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (5/2020): Paradigm.
    • Series A (6/2021): Paradigm, Framework...
  • Loda: Nền tảng cho vay với lãi suất cố định. Yield Protocol có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (4/2020): Framework, Spartan, Mechanism...
    • Series A (7/2021): Framework, Spartan, Mechanism...
  • Teller: Nền tảng vay tín chấp bằng cách kết nối với tài khoản ngân hàng, ví người dùng tương tác với DeFi... để cho ra hạn mức vay nhất định mà không cần tài sản thế chấp. Framework dẫn đầu vòng Seed tháng 7/2020, cùng với Parafi...
  • Rari Capital: Giao thức tổng hợp Yield Farming, trong đó có chức năng tạo Lending Pool tương tự như Aave hay Compound. Không tìm thấy thời gian Framework đầu tư vào Rari Capital.

⇒ Nhận xét: Có tận hai dự án vay tín chấp có mặt trong danh mục Lending, cho thấy Framework không phải đầu tư ngẫu nhiên. Xét về thị trường hiện tại, dự án vay tín chấp phổ biến nhất có lẽ là Cream Finance với sản phẩm Iron Bank. Dù ra mắt đã lâu, nhưng Cream nói riêng, hay mảng vay tín chấp nói chung trong DeFi vẫn chưa được nhiều người ưa chuộng.

Có lẽ một phần do không có nhiều dự án sẵn sàn cho người dùng phổ thông vay, mà Whitelist của họ chỉ có các dự án lớn. Hoặc một số khác thì cần kết nối với tài khoản ngân hàng, hoặc cách thức xác minh làm người dùng cảm thấy lo sợ về mặt bảo mật thông tin.

Đối với Aave, đây là một trong những cái tên hàng đầu mảng Lending hiện tại. Giá AAVE đã có lúc chạm mốc $661 vào tháng 5/2021, trước khi BTC giảm hơn 50% vào ngày hôm sau. Có một điểm cần lưu ý, đó là token LEND đã được chuyển thành AAVE vào tháng 10/2020 với tỉ lệ 100 LEND : 1 AAVE. Do đó, nếu quy về giá LEND thì chỉ là khoảng $6.61 (ATH). Nên lợi nhuận thực tế của deal Aave là khoảng 66x so với ATH.

Tham khảo thêm về tính chất cũng như tiềm năng của mảng Lending: Lending là gì?

Infrastructure

  • Chainlink: Oracle hàng đầu thị trường Crypto hiện nay. Framework đầu tư vào Chainlink từ năm 2017. Họ là một trong bốn người nắm giữ nhiều LINK nhất thời điểm đó. Thậm chí, họ còn có một bài viết nói về Chainlink trong danh mục đầu tư.
  • Kosen Labs: Nhóm các nhà nghiên cứu AI DeepMind cũ của Google. Sứ mệnh của Kosen Labs là mang lại lợi ích của AI tiên tiến cho nền kinh tế phi tập trung. Framework đầu tư vòng Seed tháng 11/2021, cùng với a16z và các nhà đầu tư khác.
  • The Graph: The Graph là một Protocol cho phép Indexing và truy vấn Data từ Blockchain, nó giúp xây dựng các ứng dụng phi tập trung một cách nhanh chóng trên Ethereum và IPFS bằng GraphQL. The Graph có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (2/2019): Multicoin...
    • Strategic (7/2020): Framework, ParaFi, Coinbase...
  • Kava: Blockchain Layer 1 trong hệ sinh thái Cosmos, với ứng dụng chính là cho phép người dùng vay USDX giống DAI của MakerDAO. Framework mua 1-5% tổng cung KAVA vào tháng 4/2020, trị giá $750,000
  • Ranger Protocol: Tên ban đầu là Rocket Protocol. Ranger Protocol là Blockchain trung gian kết nối các chain khác có tương thích EVM. Framework, Pantera và SevenX dẫn đầu vòng Seed tháng 5/2021.

⇒ Nhận xét: Khác với các quỹ khác khi họ đầu tư vào những nền tảng cực hot năm 2021 như Solana, Terra, Avalanche... thì Framework không có bất kì “quân bài” Layer 1 năm 2021 nào trong tay. Đây là một sự thiếu sót rất lớn, bởi vì các dự án nói trên đã có mức lợi nhuận ít nhất là khoảng 100 lần tính từ đáy.

Nếu các quỹ khác có thêm một thesis đầu tư về Internet of Blockchain với các dự án Cosmos, Polkadot, thì Framework cũng... không có gì cả. Tính đến hiện tại, tầm nhìn Internet of Blockchain có lẽ vẫn chưa đúng, nhưng việc rất nhiều quỹ đều có chung tư tưởng, thì khả năng rất cao đó là trend của tương lai.

Options

  • Thales: Dự án Options xây trên nền tảng Synthetix. Thales có 2 vòng gọi vốn:
    • Seed (5/2021): SynthetixDAO.
    • Strategic (7/2021): Dẫn đầu bởi Framework và Apollo Capital.
  • Lyra: Dự án Options xây trên nền tảng Synthetix. Framework và ParaFi dẫn đầu vòng Seed tháng 7/2021.
  • Arrow DFM: Dự án Options dựa trên cơ chế AMM. Framework đầu tư vòng Seed tháng 11/2021, cùng với Alameda, Delphi Digital,...
  • Pods: Derivatives Protocol được xây dựng trên Ethereum, cho phép tạo và giao dịch các Options On-chain.

⇒ Nhận xét: Options (hay quyền chọn) là mảng quan trọng trong tài chính truyền thống, nhưng không có nhiều người thật sự cần quyền chọn trong Crypto. Một đặc điểm khác, đó là có cả hai dự án được xây dựng trên Synthetix. Từ đó có thể thấy Framework đang đặt rất nhiều niềm tin vào Synthetix.

Yield Farming

  • Gro: Hỗ trợ người dùng gửi Stablecoin vào để kiếm lợi nhuận. Framework dẫn đầu cùng Galaxy Digital vòng Seed tháng 3/2021.
  • Yearn Finance: Dự án nổi tiếng về Yield Aggregator của Andre Cronje, mở đầu phong trào Fair Launch, nghĩa là không ai có quyền nắm token trước, thậm chí cả Andre. Do đó, mình không tìm thấy thời gian Framework đầu tư vào Yearn.

⇒ Nhận xét: Không có quá nhiều để nói về mảng Yield Farming của Framework, bởi vì Gro không thật sự nổi bật, và Yearn thì không tìm thấy thông tin Framework farm từ lúc đầu hay mua ở giá nào.

Đánh giá & nhận xét về Framework

Nhìn vào Portfolio của Framework, ta có thể thấy những đặc điểm sau qua danh mục đầu tư của Framework:

  • Họ dẫn đầu rất nhiều thương vụ (44% so với tổng Portfolio).
  • Các dự án trong danh mục đầu tư của Framework khá “dị”, không giống với đa phần xu hướng các quỹ. Những dự án này vẫn có một lượng nhu cầu nhất định, nhưng không phải quá cần thiết hiện tại.
  • Framework không có bất kì dự án nào nổi bật trong năm 2021 như Layer 1 hay Gaming. Dĩ nhiên họ vẫn có Gaming, nhưng đều chưa có thành tựu, ngoại trừ Illuvium.
  • Framework tập trung nhiều vào Synthetix.

Các hệ sinh thái trong Portfolio của Framework

Portfolio của Framework tập trung vào Ethereum là chính. Không hề có bất kì vị thế nào ở Polkadot, Cosmos như mình có nói trên, thậm chí là Solana, một trong những hệ sinh thái nổi dậy mạnh mẽ nhất năm 2021.

Tuy nhiên, nếu xét “hệ sinh thái” không chỉ là những dự án trên Layer 1, thì Synthetix là thứ đáng để nhắc đến trong mục này.

Framework đầu tư tất cả dự án từ Synthetix cho đến các dự án phía trên như dHEDGE, Thales, Lyra, thậm chí còn dẫn đầu vòng gọi vốn của Thales và Lyra. Dù rằng hiện tại cả bốn dự án không có nhiều sự nổi bật trong năm 2021, nhưng mảng tài sản tổng hợp (Synthetic) là một trong những lĩnh vực có nhiều tiềm năng trong tương lai.

Xu hướng đầu tư của Framework trong năm 2022

Dưới đây là danh mục đầu tư của Framework trong năm 2022:

xu hướng đầu tư framework
Danh mục đầu tư của Framework trong năm 2022

Trong năm 2021, họ đầu tư nhiều vào những dự án xây dựng trên Synthetix. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những dự án này không mang lại lợi nhuận nhiều. Nhưng họ vẫn tiếp tục đầu tư vào một dự án thuộc hệ sinh thái này là Lyra - dự án làm về mảng Options.

Ngoài ra, họ cũng tiếp tục phần "dị" trong danh mục đầu tư 2022 với việc có rất ít dự án liên quan đến NFT, thứ từng là trend lớn của năm 2021. Một trong số đó là Stardust - dự án cơ sở hạ tầng hỗ trợ tích hợp NFT vào game.

Với việc quản lý 1.4 tỷ USD tài sản, Framework cho thấy mình cũng là quỹ lớn trong thị trường. Với lối đầu tư thú vị, rất có thể Framework sẽ đi đầu trong những mảng mà thị trường ít để ý đến.

RELEVANT SERIES