SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Huma Finance: Giao thức cho vay tín chấp tại crypto

Hiện tại, thị trường crypto bắt đầu xuất hiện những dự án cho phép người dùng vay tín chấp. Trong đó, Huma Finance chính là dự án được nhiều người chú ý trong xu hướng này.
nguyennsh
Published Nov 08 2024
6 min read
huma finance là gì

Huma Finance là gì?

Huma Finance là dự án Lending/Borrowing cho phép người dùng vay tín chấp tiền mã hoá dựa trên sự thẩm định về lương bổng, doanh thu của bản thân ngoài đời thực. Mô hình này tương tự như các loại hình vay tín chấp của ngân hàng truyền thống.

Hiện tại, Huma Finance có mặt trên bốn mạng lưới gồm Solana, Celo, Polygon và Scroll. Ngoài ra, dự án hiện chưa ra mắt tokenomics, bài viết sẽ được cập nhật ngay khi thông tin mới nhất.

Đọc thêm: Bật mí về Lending Coin trong Crypto.

huma finance
Giao diện Huma Finance.
advertising

Mô hình hoạt động của Huma Finance

Trong mô hình hoạt động của Huma Finance, dự án bao gồm ba thành phần chính là Lender (người cho vay), Borrower (người vay) và Pool Admin. Trong đó:

Lender

Là thành phần đóng vai trò cung cấp thanh khoản tại các pool cho vay trong Huma Finance và nhận lợi nhuận mỗi khi có người vay tại pool. Vì Huma Finance là ứng dụng cho vay tín chấp, nên tình trạng không trả số tiền vay khả năng xuất hiện cao. Theo đó, nếu xảy ra tình trạng “trốn nợ", Huma Finance sẽ sử dụng phần tiền dự trữ và số tiền từ các lệnh Options của Huma Finance để trả cho những Lender.

Một số người cho rằng Huma Finance có khả năng không thể đền bù, nếu số tiền nợ quá lớn. Do đó, Huma Finance đã chia Lender thành hai loại gồm:

  • Senior: Là nhóm cung cấp thanh khoản với lợi nhuận thấp. Nhưng nếu xảy ra tình trạng vỡ nợ, số tiền đền bù sẽ được trả cho Senior đầu tiên.
  • Junior: Là nhóm cung cấp thanh khoản với lợi nhuận cao hơn Senior, nhưng sẽ phải nhận tiền sau Senior nếu tình trạng vỡ nợ của pool xảy ra. Hoặc trong trường hợp tệ nhất khi số tiền vỡ nợ quá lớn, Junior sẽ không nhận được khoản tiền đền bù.

Và trong một pool của Huma Finance, tỷ lệ số lượng tài sản giữa Senior và Junior là 4:1, tương đương 80% tài sản phải nằm nhóm Senior và 20% tài sản ở nhóm Junior. Cách phân bổ này nhằm giảm thiểu rủi ro cho nhóm Senior, đồng thời giảm tải áp lực trả nợ từ Huma Finance.

Ngoài ra, để trở thành Lender trên Huma Finance, người dùng cần phải thực hiện KYC và tuân thủ pháp lý tại quốc gia mình đang sinh sống.

Borrower

Là những cá nhân vay trên các pool của Huma Finance. Tương tự như Lender, để tham gia mô hình của Huma Finance dưới danh Borrower, người dùng cần phải thực hiện KYC và xác minh thu nhập của bản thân. Theo đội ngũ dự án, tuỳ thuộc vào pool Borrower tham gia vay, thu nhập yêu cầu tối thiểu và mức vay của Borrower cũng khác nhau.

Vì là hình thức cho vay tín chấp, nên các Borrower phải trả lại số tiền vay theo định kỳ, với lãi vay dao động từ 12% - 20%. Ngoài ra, người cho vay có thể chậm trả nợ tối đa 5 ngày. Sau 5 ngày không hoàn trả nợ định kỳ, Borrower sẽ phải chịu thêm chi phí lãi phạt với 18% - 24% một năm.

Pool Admin

Là những thành phần tạo pool để cho Lender cung cấp thanh khoản và cho vay. Theo đó, Pool Admin có những quyền hạn trong Pool gồm thiết lập lãi vay cho Borrower và lãi suất cho Lender. Thậm chí, Pool Admin cũng có quyền hạn đặt ra các tiêu chí đánh giá Borrower để cho vay.

Để trở thành Pool Admin, người dùng cũng cần phải trải qua quá trình KYC. Tuy nhiên, khác với Lender và Borrower, quy trình KYC của Pool Admin khá gắt gao so với thông thường, bởi đây là nhóm tự quyết các chỉ tiêu của khoản vay. Vì vậy, đa phần Pool Admin là những tổ chức tài chính như Arf, Circle…

Ngoài ra, lợi nhuận của Pool Admin đến từ phí giao dịch và lãi vay của các Borrower.

sản phẩm của huma finance
Sản phẩm của Huma Finance.

Đội ngũ, nhà đầu tư và đối tác của Huma Finance

Đội ngũ dự án

Đội ngũ đằng sau Huma đều là những thành viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính. Họ bao gồm:

  • Erbil Karaman: Co-Founder tại Huma Finance. Trước đây, anh là CPO tại startup tài chính Earnin, Product Lead tại Facebook…
  • Richard Liu: Co-Founder và Co-CEO tại Huma Finance. Tương tự như Erbil, anh cũng từng là CTO tại Earnin và cũng từng làm kỹ sư tại Facebook…
  • Ji P: Co-Founder tại Huma Finance. Anh cũng có khoảng thời gian làm việc tại Earnin dưới chức danh Head of Machine Learning.
  • Lei Du: Co-Founder tại Huma Finance. Anh từng có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ khi là Head of Data tại News Break, Data Science tại Opendoor.
đội ngũ huma finance
Đội ngũ đằng sau Huma Finance.

Nhà đầu tư và đối tác

Huma Finance đã trải qua hai vòng gọi vốn với số tiền 46.3 triệu USD. Cụ thể như sau:

  • Ngày 23/2/2023: Huma Finance gọi vốn 8.3 triệu USD vòng Seed, dẫn đầu bởi Distributed Global và Race Capital. Ngoài ra, vòng gọi vốn này còn có sự tham gia của Circle Ventures, ParaFi Capital…
  • Ngày 11/9/2024: Huma Finance huy động thành công 38 triệu USD vòng Series A, với sự góp mặt của các quỹ lớn như HashKey Capital, Fenbushi Capital, Stellar Development Foundation…

Các đối tác chiến lược của Huma Finance bao gồm những dự án Web3 nổi tiếng như Jia, Rain, Arf…

Một số dự án tương tự Huma Finance

  • Suilend: Dự án Lending/Borrowing trên hệ sinh thái Sui. Mục tiêu của Suilend là trở thành nền tảng Lending/Borrowing hàng đầu trên mạng lưới Sui.
  • Vesu: Dự án Lending/Borrowing trên mạng lưới Starknet. Điểm nổi bật của Vesu là người dùng có thể tự do thế chấp và vay bất kỳ mọi tài sản trên hệ sinh thái Starknet, mà không thông qua DAO.
RELEVANT SERIES