Vesu là gì? Tổng quan về tân binh mới nổi trên Starknet
Vesu là gì?
Vesu là dự án Lending/Borrowing trên mạng lưới Starknet. Khác với những nền tảng Lending/Borrowng thông thường, người dùng có thể tự do thế chấp và vay bất kỳ mọi tài sản trên hệ sinh thái Starknet, mà không cần phải thông qua việc voting trên dự án hay phụ thuộc vào DAO.
Với mô hình tự do cho người dùng, Vesu trở thành dự án top 5 trong mạng lưới Starknet chỉ trong vòng 1 tháng ra mắt (7/2024). Ngoài ra, Vesu chưa có token, Coin98 Insights sẽ cập nhật ngay khi có thông tin mới nhất.
Mô hình hoạt động của Vesu
Tương tự như những dự án Lending/Borrowing thông thường, người dùng tại Vesu chỉ cần thế chấp tài sản và bắt đầu vay. Cụ thể như sau:
Bước 1: Đầu tiên, người dùng truy cập vào trang vesu.xyz. Tiếp theo đó, bấm Connect để kết nối với ví Argent X hoặc Braavos.
Tìm hiểu: Hướng dẫn tạo và khôi phục ví Argent X.
Bước 2: Người dùng chọn mục Borrow, chọn loại tài sản thế chấp ô Deposit, sau đó chọn loại tài sản vay ở ô Borrow.
Trong trường hợp không vay tài sản, người dùng sẽ nhận lãi suất dựa vào loại tài sản đã thế chấp.
Nhìn chung, công đoạn thế chấp và vay của Vesu tương đối đơn giản và thân thiện với người mới. Tuy nhiên, trước khi tham gia thế chấp và vay tại dự án, người dùng cần chú ý tới hai chỉ số để tránh trường hợp tài sản thế chấp bị thanh lý:
- Loan to value (LTV): Là số tài sản tối đa mà người dùng có thể vay dựa trên số tài sản thế chấp. Ví dụ, nếu LTV là 80%, người dùng chỉ có thể vay số tài sản tương đương 80% tài sản thế chấp. Trong trường hợp thị trường biến động và vượt ngưỡng LTV, tài sản thế chấp sẽ bị thanh lý bớt để quay lại số LTV ban đầu.
- Liquidation Price: Là mức giá thanh lý. Nếu giá token thế chấp hoặc giá token vay chạm mức liquidation price, tài sản thế chấp của người dùng sẽ bị thanh lý.
Do đó, trong trường hợp một trong hai loại tài sản (thế chấp và vay) biến động cao và vượt ngưỡng Liquidation hoặc LTV, tài sản của người dùng sẽ bị thanh lý về mức phù hợp.
Điểm nổi bật của Vesu
Dưới đây là điểm nổi bật của Vesu:
- Tốc độ giao dịch cao, phí mạng lưới rẻ: Với việc xây dựng trên mạng lưới Starknet, Vesu giúp người dùng giao dịch, vay và thế chấp với tốc độ giao dịch nhanh và phí rẻ.
- Phần thưởng từ DeFi Spring: Mặc dù chỉ mới ra mắt gần 2 tháng, Vesu đã lọt top 5 dự án tại hệ sinh thái Starknet. Việc này hiển nhiên giúp Vesu nhận thưởng từ DeFi Spring và người dùng có thể nhận token STRK thông qua thế chấp tài sản. Từ đây, người dùng có thể tối ưu hoá lợi nhuận và giảm tải việc trả lãi cho các khoản vay.
- Bảo mật tốt: Ngoài ra, theo đội ngũ dự án, các smart contract của Vesu đã được audit bởi ChainSecurity, một công ty an ninh hàng đầu trong thị trường crypto.
- Mã nguồn mở: Như đã đề cập ở trên, Vesu hướng tới phi tập trung, cho phép người dùng có thể tự do thế chấp và vay mọi loại tài sản trên Starknet. Tuy nhiên, tại thời điểm viết bài, tính năng này vẫn chưa có nhiều người sử dụng.
Đọc thêm: Cơ hội đầu tư trên hệ sinh thái Starknet.
Đội ngũ, nhà đầu tư và đối tác dự án Vesu
Đội ngũ dự án
Founder và CEO của Vesu là Nils Bundi. Sau khi tốt nghiệp bằng tiến sĩ tại Viện công nghệ Steven, ông tham gia vào thị trường crypto khi làm tại những công ty như Ultrasound Labs, DeFi Collective…
Nhà đầu tư và đối tác
Hiện tại, Vesu chưa công bố số tiền gọi vốn và các nhà đầu tư. Về đối tác chiến lược, Vesu đang hợp tác với những dự án trong hệ sinh thái Starknet như Argent, Braavos…
Một số dự án tương tự
- Kinza Finance: Dự án Lending/Borrowing kết hợp mô hình ve (3,3). Hiện tại, Kinza Finance có mặt trên ba mạng lưới gồm BNB Chain, opBNB và Ethereum.
- Kamino: dự án Lending/Borrowing thuộc hệ sinh thái Solana, cho phép người dùng sử dụng đòn bẩy, vay/mượn để tham gia đầu tư.