SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Hướng dẫn sử dụng Osmosis chi tiết (2021)

Hướng dẫn cách sử dụng Osmosis: swap, cung cấp thanh khoản, farm, stake và vote. Giúp anh em có thể tham gia vào hệ sinh thái Cosmos để skin in the game.
hieutrinh
Published Oct 07 2021
Updated Jul 13 2022
8 min read
thumbnail

Với sự hoàn thiện của IBC (Inter Blockchain Communication), Cosmos đã chính thức bước vào kỷ nguyên internet of blockchains. Và trung tâm thanh khoản của cả hệ sinh thái Cosmos là Osmosis, một AMM DEX cho phép người dùng trade các token và cung cấp thanh khoản. 

Trong thời gian tới, mình tin rằng Osmosis sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, hứa hẹn nhiều cơ hội cho anh em skin in the game. 

[toc]

Tổng quan về Osmosis

Osmosis là một AMM DEX được xây dựng bằng Cosmos SDK và hoạt động trong hệ sinh thái Cosmos. Osmosis sẽ hoạt động theo cơ chế AMM. Điều này đồng nghĩa tài sản sẽ không được giao dịch dưới dạng Orderbook (Sổ lệnh) mà sẽ được Swap trong một Liquidity Pool.

Thanh khoản và khối lượng giao dịch của Osmosis liên tục tăng từ khi số lượng blockchain kết nối IBC ngày càng nhiều như Akask Network, Iris Network, Persistence,… (hiện con số đã lên tới 16 zones).

Thanh khoản và Khối lượng giao dịch trên Osmosis: https://info.osmosis.zone/

Ngoài ra số giao dịch của Osmosis và số token được chuyển qua giao thức IBC cũng cao nhất hệ sinh thái, cho thấy tiềm năng của Osmosis trong tương lai khi mà hệ sinh thái sẽ còn mở rộng nhiều hơn (ví dụ Terra vừa chính thức kết nối IBC vào tháng 10/2021). 

Tuy nhiên, với sự xuất hiện mới này của Terra, liệu Osmosis có bị “soán ngôi” không? Chúng ta hãy cùng chờ xem nhé!

Nguồn: https://mapofzones.com/

Tham khảo: Tìm hiểu thêm về Osmosis

Chuẩn bị

Ví điện tử

Ví được sử dụng nhiều nhất trong hệ sinh thái Cosmos là Keplr, nó hỗ trợ tất cả các blockchain như Osmosis, Cosmos, Akash,… Ví cho phép anh em lưu trữ các token trong hệ cũng như stake nó ở ngay trên giao diện của ví. 

B1: Tải ví Keplr.

B2: Tạo tài khoản ví.

Nếu anh em đã ví thì mình sẽ chọn Import existing account (với hot wallet) hoặc Import Ledger (với cold wallet là ví Ledger) 

Còn để tạo tài khoản mới thì có hai cách: 

  • Sign in with Google để tạo tài khoản ví với địa chỉ gmail của mình (được hỗ trợ bởi bên thứ ba là Torus)
  • Create new account để lập ví mới với seed phase (anh em cần lưu trữ seed phase hoặc private key ở một nơi an toàn để nếu cần có thể dùng để khôi phục ví)

Với lựa chọn Create new account, mình sẽ đặt tên cho tài khoản của mình => Xác nhận lại seed phase => Chọn register.

B3: Chuyển network sang Osmosis (anh em có thể chọn các network khác tùy vào nền tảng mà mình đang dùng).

Token OSMO làm phí giao dịch

Do Osmosis là một blockchain riêng nên phí giao dịch sẽ là token OSMO. 

Hiện tại OSMO không được hỗ trợ bởi các sàn CEX nào mà chỉ có thể mua bán ở trên Osmosis nên mình sẽ phải làm theo các bước sau: 

B1: Mua ATOM ở các sàn CEXs (có thể sử dụng các token khác như KAVA, XPRT, …) >> Chuyển ATOM lên ví Keplr của mình (anh em nhớ chuyển network sang mạng Cosmos, địa chỉ ví Cosmos sẽ có tiền tố cosmos…).

Các sàn CEX hỗ trợ giao dịch ATOM theo Coinmarketcap

Chuyển ATOM lên ví Keplr từ sàn Binance

B2: Deposit ATOM lên Osmosis ở tab Assets (anh em xem hướng dẫn mục Assets ở dưới để biết rõ hơn).

B3: Swap một phần ATOM sang OSMO (do chưa có OSMO làm phí gas nên mình sẽ chọn option low fee. Tuy nhiên sẽ mất thời gian xác nhận giao dịch hơn).

Hướng dẫn sử dụng Osmosis

Trade

Đây là nơi anh em sẽ giao dịch các token trong hệ sinh thái, cách sử dụng cũng tương tự các AMM khác như Uniswap, Pancakeswap,…

B1: Chọn token mình có và số lượng muốn đổi.

B2: Chọn token và số lượng mà mình muốn swap sang.

Các thông số cần lưu ý: 

  • Rate: Tỉ lệ trao đổi các cặp token
  • Swap fee: Phí giao dịch
  • Estimated Slippage: Tỉ lệ trượt giá được ước tính

B3: Chọn Swap.

Pool

Đây sẽ là nơi anh em cung cấp thanh khoản để farm token OSMO. Osmosis sử dụng cơ chế pool giống với Balancer, tức các pool sẽ có tỉ lệ token khác nhau (vd 70% ATOM, 30% OSMO) để giảm thiểu impermanent loss

Để hiểu rõ hơn về cơ chế này, mình khuyên anh em đọc bài Balancer V2

B1: Chọn pool thanh khoản mà mình muốn cung cấp.

Anh em sẽ thấy có hai mục:

  • Incentivized Pools: Các pool thanh khoản mà mình được farm nhận thưởng. Mình sẽ nhìn thấy lãi suất APR ở đây.

  • All pools: Bao gồm cả pool được farm và pool không có phần thưởng farm.

Incentivized Pools sẽ không ghi tỷ lệ phân bổ token nên anh em có thể vào mục All pools để biết rõ hơn về tỉ lệ này, từ đó chuẩn bị số lượng token hợp lý. 

B2: Chọn add/remove liquidity => Nhập số lượng của 2 token mà mình cần cung cấp => Chọn Add liquidity. Khi đó mình sẽ nhận được Liquidity Provider (LP) token. 

Để nhận lại LP token thì mình sẽ chọn tab bên cạnh là remove liquidity => Chọn phần trăm LP token mà mình muốn nhần lại (trên tổng số mà mình có).

B3: Chọn start earning => Chọn khung thời gian mà nếu anh em không muốn farm nữa thì sẽ nhận lại được LP token. 

Có ba mốc thời gian unbonding là 1 day, 7 days và 14 days (thời gian unbonding càng dài thì APR càng cao).

B4: Nhập số lượng LP token muốn farm => Chọn Bond.

Assets

Đây là nơi anh em có thể thấy số lượng các tài sản mã hóa của mình. Mục assets cũng đóng vai trò là bridge giúp anh em chuyển tài sản từ các chain khác lên Osmosis qua giao thức IBC. 

Nếu muốn đưa tài sản nào lên Osmosis, chọn Deposit => Nhập số lượng tài sản => Chọn Deposit.

Nếu muốn rút tài sản nào lên các network khác, chọn Withdraw => Nhập số lượng tài sản => Chọn Withdraw.

Osmosis tự động sử dụng ví ứng với network mà anh em cần chuyển tài sản từ đó (như ví dụ ở trên, mình chuyển ATOM từ mạng Cosmos nên ở ô From ví sẽ có tiền tố cosmos…).

Stake

Khi chọn mục Stake thì Osmosis sẽ tự động chuyển sang giao diện của ví Keplr để anh em có thể stake các token của mình. Đây cũng là cách để anh em vẫn kiếm lợi nhuận tốt mà không bị rủi ro Impermanent Loss từ việc farm trên Osmosis (dù đã được giảm thiểu với cơ chế giống Balancer). 

Ví sẽ tự động chọn network Osmosis, tuy nhiên mình có thể stake các token trên các network khác như Cosmos, Persistence,…

B1: Nhấn Manage để chọn Validator mà mình muốn delegate token của mình.

Rủi ro: Trong trường hợp validator làm sai chức năng của mình và có ý gây hại đến hệ thống, tất cả token được stake sẽ mất (bao gồm của mình) nên mình cần phải chọn kỹ validator tốt để delegate. 

Anh em có thể vào trang web của các validators này để check sự tin cậy cũng như đọc description về họ. 

B2: Chọn delegate => Nhập số lượng token muốn stake => Chọn delegate.

Lưu ý: Để unstake và nhận lại các token này thì sẽ mất 14 ngày.

Votes

Khi có những proposals về cách hoạt động, quản trị mới của Osmosis thì anh em nào nắm giữ OSMO sẽ có quyền vote.

B1: Chọn Vote => Tương tự như stake, máy sẽ tự động chuyển sang giao diện của Keplr, mục Governance.

B2: Chọn proposals hiện có => Chọn Vote => Đưa ra quyết định của mình bằng cách chọn Yes, No, No with veto hoặc Abstain. 

Anh em có thể đọc kỹ hơn về proposals này ở mục details. Ngoài ra mình cũng sẽ cần để ý thời gian voting cho proposals này. 

Tổng kết

Vậy bài viết này đã hướng dẫn chi tiết các cách sử dụng Osmosis, nền tảng AMM lớn nhất hệ sinh thái Cosmos. 

Nếu anh em có bất kì thắc mắc gì trong các thao tác mình đã hướng dẫn trong bài viết này thì hãy để lại bình luận ở phía cuối bài viết nhé! Mình và đội ngũ Coin98 sẽ giải đáp cho anh em trong thời gian sớm nhất.

Đừng quên tham gia Coin98 Insights Group để trao đổi & thảo luận thêm những chủ để mà anh em quan tâm.

Thân chào và hẹn gặp lại anh em trong những bài viết tới!
 

RELEVANT SERIES