Việc kết hợp crypto có giúp dịch vụ mạng của Helium phủ sóng thành công?
Tổng quan về Helium
Helium là mạng lưới không dây phi tập trung, cho phép bất kỳ ai cung cấp hoặc sử dụng dịch vụ mạng. Dịch vụ của Helium hiện đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới, tập trung ở Mỹ, châu Âu và một vài nước châu Á.
Trước đây Helium hoạt động trên Helium chain, tháng 4 năm 2023 dự án đã chuyển sang blockchain Solana. Helium không cần tốn chi phí cho validators nữa và sẽ tận dụng cơ sở hạ tầng của Solana. Token HNT và các sub token (sẽ trình bày ở phần sau) cũng đã được chuyển sang Solana.
Team
Hầu hết các thành viên trong team Helium ở Mỹ, họ có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực của mình.
Backers
Helium đã gọi vốn nhiều lần từ năm 2013, lần gần nhất trị giá 200 triệu USD với định giá 1.2 tỷ USD từ Tiger Global, a16Z, Multicoin Capital và nhiều quỹ đầu tư khác.
Mô hình hoạt động của Helium
Hai thành phần tham gia chính của Helium là:
- Người cung cấp dịch vụ: Cung cấp dịch vụ mạng để nhận thưởng token
- Người sử dụng dịch vụ mạng: Trả phí để sử dụng dịch vụ mạng của Helium
Người cung cấp dịch vụ
Để cung cấp dịch vụ mạng của Helium, người dùng cần mua thiết bị phần cứng Hotspot. Thiết bị này sẽ phát mạng trong bán kính xung quanh, đổi lại người dùng nhận được phần thưởng token.
Có nhiều mẫu Hotspot đã được phát hành từ nhiều nhà sản xuất khác nhau. Những nhà sản xuất muốn phát hành mẫu Hotspot mới cần đáp ứng tiêu chuẩn đặt ra từ Helium và được thông qua bởi governance.
Với đa dạng kiểu dáng, giá tiền và thông số kỹ thuật, người dùng có thể chọn loại Hotspot phù hợp nhất với bản thân. Hiện tại Helium cung cấp hai dịch vụ mạng là LoRaWan (Long Range Wireless Area Network) và mạng 5G.
Trước đây HNT là phần thưởng khi cung cấp dịch vụ mạng, sau khi có thông báo chuyển sang Solana. Helium đã phát hành hai token mới là IOT và MOBILE tương ứng với mỗi nhánh dịch vụ của mình.
Người cung cấp dịch vụ LoRaWan sẽ được thưởng token IOT còn mạng 5G là token MOBILE. Ngoài việc có thể được quy đổi sang token HNT, các token đó còn được sử dụng là token quản trị của SubDAO với mục đích tạo và phân bổ lợi nhuận tối ưu cho mỗi dịch vụ.
Có hai cách quy đổi IOT và MOBILE sang HNT:
- Thông qua treasury: tỷ lệ quy đổi sẽ bằng lượng HNT trong treasury của IOT/MOBILE subDAO chia lượng token IOT/MOBILE đang lưu thông. (tracking tại đây). Để convert token người dùng cần tải app Helium wallet.
- Swap trực tiếp trên Dex: Hiện có thể swap trực tiếp IOT/MOBILE qua HNT hoặc các loại token khác trên Orca.
Nếu so sánh ta có thể thấy rate swap trên dex hiện tại đang cao hơn nhiều so với rate convert thông qua treasury. Nguyên nhân không thể arbitrage là do người dùng hiện tại chỉ có thể claim token chứ không thể swap trong ví. Việc swap qua pool được tạo bởi team Helium cũng là một cơ chế nhằm đảm bảo lợi nhuận cho người cung cấp dịch vụ.
Người dùng dịch vụ
Những người sử dụng dịch vụ của Helium sẽ phải mua Data Credit (DC) để chi trả cho các chi phí. Người dùng nếu mua DC trực tiếp trên Helium app thì cần burn HNT để sở hữu DC. Người dùng nếu mua trên Helium console, trình quản lý của Helium thì có thể thanh toán bằng thẻ tín dụng. Số USD sẽ được dùng để mua HNT và burn HNT để tạo ra DC.
Helium có cơ chế Net Emissions, theo đó sẽ có một lượng HNT tương đương được mint bằng với số lượng HNT bị đốt. HNT mint mới sẽ được phân phối lại cho người cung cấp dịch vụ. Đây chính là nguồn doanh thu khác của người cung cấp dịch vụ ngoài token incentive.
Vào thời điểm đỉnh tháng 11 năm 2021 cho đến tháng 5 năm 2022, doanh thu tạo ra từ việc burn HNT trung bình rơi vào khoảng 200,000 USD/ ngày, một con số rất ấn tượng.
Chiến lược go-to-market
Ở thời điểm ban đầu, những người cung cấp dịch vụ cho Helium có mức yield rất cao. Vào thời điểm tháng 3 năm 2021 lúc quỹ Multicoin capital đánh giá về Helium. Chỉ tính phần thưởng incentive, thời gian hòa vốn khi mua một Hotspot là 10 ngày.
Cộng với doanh thu cao từ việc mua DC đã khiến Hotspot trở thành món hàng nóng mà ai cũng muốn sở hữu. Số lượng bán ra của Hotspot tăng lên chóng mặt, thậm chí còn có thời điểm “muốn mà không mua được”.
Tuy nhiên số lượng Hotspot tăng lên nhiều và phần thưởng incentive cũng giảm dần vì HNT halving mỗi 2 năm. Hiện tại có 461,774 Hotspots IOT và 3,814 Hotspots MOBILE với giá IOT là 0.000466 và giá MOBILE là 0.00018. Chọn mức giá trung bình của một Hotspot IOT là 350 USD và một Hotspot Mobile là 3,500 USD. Chúng ta sẽ tính được thời gian hòa vốn trung bình của một Hotspot nếu chỉ dựa vào incentive.
Phân tích sâu hơn về doanh thu từ việc mua DC của Helium. Thực chất không chỉ người cần dùng dịch vụ mạng mới mua DC. Khi người dùng sở hữu Hotspot, họ sẽ phải mất các loại phí khác nhau như phí cài đặt dịch vụ, phí đổi vị trí,... và phải thanh toán bằng DC. Hầu hết phí được tạo ra từ việc mua DC là đến từ người mua Hotspot sau trả cho người mua Hotspot trước chứ không phải đến từ nhu cầu thực sự.
Với mô hình như vậy, khi có quá nhiều Hotspot và chạm đến điểm bão hòa. Doanh thu giảm mạnh, người dùng sẽ phải mất rất nhiều thời gian để thu hồi vốn.
Vậy Helium có thất bại?
Chính bản thân Helium cũng đã chia sẻ về chiến lược go-to-market của mình. Dự án muốn sử dụng token incentive để boostrap lượng người dùng trong thời gian đầu.
Chiến thuật này đã thành công cho dù số lượng Hotspot có giảm hơn một nửa từ đỉnh 1 triệu Hotspot hoạt động xuống còn 470K Hotspot hoạt động. Người dùng phải đầu tư vào phần cứng từ trước là mỏ neo khiến họ duy trì cung cấp dịch vụ cho Helium.
Với việc ứng dụng crypto, Helium đã thực sự thu hút các nhà sản xuất phần cứng, phần mềm tạo ra các sản phẩm mà không tốn nhiều chi phí, điển hình chính là Hotspot. Số lượng nhà sản xuất phát triển các sản phẩm phục vụ cho các đối tượng khách hàng khác nhau từ cá nhân cho tới tổ chức doanh nghiệp ngày càng tăng.
Nhánh cung cấp dịch vụ mạng 5G là nhánh tập trung tiếp theo của Helium, việc dự án tạo ra thêm 2 token IOT, MOBILE nhằm phân chia phần thưởng chính xác từ doanh thu mỗi dịch vụ tạo ra. Sự thành công của Hotspot IOT đã tạo ra nhu cầu ban đầu cho Hotspot MOBILE dù giá của Hotspot MOBILE đắt hơn nhiều lần và giá phần thưởng giảm. Với việc mạng 5G ngày càng được triển khai rộng rãi, đây là narrative để Helium chú trọng trong mùa tới.
Lời kết
Helium hiện tại chưa tạo ra nhu cầu sử dụng thật nhưng đã thu hút được những thành tố cốt lõi để duy trì mạng lưới bao gồm nhà sản xuất và người cung cấp dịch vụ. Phần thưởng tăng trở lại sẽ khiến mạng lưới này ngày càng mở rộng hơn.
Dự án sắp tới sẽ tập trung nhiều vào xu hướng mạng 5G và tối ưu chi phí hoạt động. Việc chuyển sang mạng Solana giúp giảm nhiều loại chi phí và cho người dùng trải nghiệm tốt hơn nhưng đây cũng là một canh bạc của Helium khi gắn sự phát triển của mình vào Solana.