SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Khấu hao là gì? Ý nghĩa và các phương pháp tính toán khấu hao

Khấu hao là gì? Tại sao cần quan tâm đến khấu hao tài sản? Bài viết này sẽ mang đến cho bạn lời giải đáp chi tiết về khấu hao, từ định nghĩa đến các phương pháp tính toán khấu hao trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Avatar
Anh Long
Published Sep 18 2024
Updated Sep 19 2024
7 min read
khấu hao là gì

Khấu hao là gì?

“Khấu hao tài sản cố định (TSCĐ): là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định.” - Theo khoản 9, khoản 10 Điều 2 Thông tư 45/2013/TT-BTC.

Nói cách khác, khấu hao là xác định giá trị hao mòn của *tài sản và chia nhỏ vào chi phí sản xuất kinh doanh hằng năm trong suối thời gian sử dụng. Mục đích của tính khấu hao là để phản ánh giá trị thực của TSCĐ trong báo cáo tài chính, tính chính xác giá thành sản phẩm và xác định khả năng tạo ra doanh thu của tài sản.

*Tài sản có thể là tài sản hữu hình như máy móc, thiết bị, nhà cửa… hoặc tái sản vô hình như bản quyền tác giả, bằng sáng chế…

Ví dụ: Giả sử một công ty mua một chiếc máy sản xuất với giá 100 triệu đồng và dự kiến sử dụng trong 5 năm. Thay vì ghi nhận toàn bộ 100 triệu vào năm đầu tiên, công ty chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng, nghĩa là mỗi năm sẽ mất đi một phần giá trị của máy móc là 20 triệu đồng (100 triệu đồng /5 năm)

Như vậy, mỗi năm công ty sẽ ghi nhận 20 triệu đồng chi phí khấu hao cho máy móc này vào sổ sách kế toán.

khấu hao là gì
Khấu hao là xác định giá trị giảm đi của tài sản
advertising

Ý nghĩa của khấu hao

Khấu hao mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế và tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp.

Ý nghĩa về mặt kinh tế

Ngoài hao mòn theo thời gian, giá trị tài sản mất đi còn do các nguyên nhân như lạm phát, sự xuất hiện của công nghệ mới… Nên việc xác định chính xác giá trị khấu hao của mỗi loại tài sản trong từng thời điểm trở nên rất khó khăn và mất thời gian.

Việc tính toán khấu hao sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá TSCĐ trên sổ sách kế toán gần đúng với giá trị thực tế của tài sản tại từng thời điểm. Từ đó, doanh nghiệp dễ dàng lập kế hoạch mua hàng và quản lý nhu cầu tiền mặt.

ý nghĩa khấu hao
Việc tính toán khấu hao mang nhiều ý nghĩa

Ý nghĩa tài chính

Chi phí khấu hao liên quan đến chi phí trong quá trình sản xuất, giá thành sản phẩm. Khấu hao làm tăng chi phí sản xuất, giảm lợi nhuận và có thể giảm thuế doanh nghiệp trong một số trường hợp.

Ngoài ra, giá trị tài sản giảm dần có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực đến doanh nghiệp như giảm khả năng cạnh tranh, mất giá trị và khả năng tiếp cận vốn.

khấu hao
Khấu hao phản ánh giá trị thực tế của TSCĐ

Các phương pháp để tính toán khấu hao tài sản cố định

Việc tính toán khấu hao tài sản cố định của doanh nghiệp hiện nay thường được áp dụng theo 3 phương pháp chính:

Khấu hao tuyến tính

Phương pháp khấu hao tuyến tính (khấu hao theo đường thẳng) giả định rằng giá trị hao mòn của tài sản giảm đều đặn theo thời gian.

Công thức tính:

Chi phí khấu hao hàng năm = Nguyên giá TSCĐ / Thời gian khấu hao

Trong đó:

  • Nguyên giá TSCĐ: Là giá trị mua vào của tài sản cố định, bao gồm cả chi phí vận chuyển, lắp đặt, thử nghiệm…
  • Thời gian khấu hao: Khoảng thời gian dự kiến sử dụng tài sản cố định.

Ví dụ: Một doanh nghiệp mua máy móc với giá 500 triệu đồng, chi phí vận chuyển và lắp đặt là 50 triệu đồng. Thời gian sử dụng dự kiến của tài sản là 10 năm.

Chi phí khấu hao hàng năm của máy móc này sẽ là:

(500 + 50) / 10 = 55 triệu đồng.

Khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh

Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh thường được áp dụng cho các loại TSCĐ có tốc độ hao mòn, giảm giá trị nhanh, đặc biệt là các loại máy móc, thiết bị và dụng cụ đo lường, thí nghiệm mới.

Công thức tính mức khấu hao hàng năm:

Mức trích khấu hao = Giá trị còn lại của TSCĐ * Tỷ lệ khấu hao nhanh

Trong đó:

Tỷ lệ khấu hao nhanh (%) = (1/thời gian khấu hao*100)* Hệ số điều chỉnh

Hệ số điều chỉnh được quy định theo thông tư 45/2013/TT-BTC:

Thời gian trích khấu hao của TSCĐ
Hệ số điều chỉnh (lần)
<= 4 năm
1,5
> 4 năm
2,0

Ví dụ:

Giả sử một công ty mua một máy sản xuất với giá 400 triệu đồng. Thời gian trích khấu hao là 5 năm và hệ số điều chỉnh là 2.

  • Tỷ lệ khấu hao nhanh = (1 / 5​*100 = 20%)* 2 = 40%
  • Bảng khấu hao hàng năm như sau:
Năm
Giá trị còn lại đầu kỳ (đồng)
Tỷ lệ khấu hao nhanh (%)
Mức khấu hao hàng năm (đồng)
Giá trị còn lại cuối kỳ (đồng)
1
400.000.000
*40 (%)
160.000.000
240.000.000
2
240.000.000
*40 (%)
96.000.000
144.000.000
3
144.000.000
*40 (%)
57.600.000
86.400.000
4
86.400.000
*40 (%)
34.560.000
51.840.000
5
51.840.000
: 1
51.840.000
51.840.000

Tổng khấu hao: 400.000.000 đồng

Lưu ý: Nếu giá trị còn lại của tài sản nhỏ hơn mức chiết khấu khi áp dụng nhân với tỷ lệ khấu hao nhanh, mức khấu hao sẽ được tính bằng cách chia giá trị còn lại của tài sản cho số năm sử dụng còn lại.

Khấu hao theo số lượng và khối lượng sản phẩm

Phương pháp này áp dụng khi TSCĐ của doanh nghiệp trực tiếp tham gia vào sản xuất. Doanh nghiệp xác định được tổng sản lượng hoặc khối lượng sản phẩm do TSCĐ tạo ra. Công suất sử dụng trung bình hàng tháng phải đạt ít nhất 100% so với kế hoạch.

Công thức tính:

Mức tính khấu hao năm = Tổng sản phẩm sản xuất trong năm*Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm.

Trong đó:

Mức trích khấu hao bình quân tính cho một đơn vị sản phẩm = Nguyên giá của TSCĐ/ Số lượng theo công suất thiết kế.

Ví dụ: Giả sử doanh nghiệp có một máy móc sản xuất với các thông tin ban đầu như sau:

  • Nguyên giá ban đầu: 100.000.000 đồng.
  • Thời gian sử dụng dự kiến: 5 năm.
  • Tổng sản lượng dự kiến: 200.000 sản phẩm/5 năm.
  • Sản lượng năm: 40.000 sản phẩm/năm.

Khấu hao hàng năm được tính bằng công thức: (Nguyên giá/Tổng sản lượng dự kiến)*Sản lượng hàng năm.

Năm
Sản lượng năm (sản phẩm)
Khấu hao hàng năm (đồng)
Tổng khấu hao tích lũy (đồng)
1
40,000
(100.000.000 / 200.000)* 40.000 = 20.000.000
20.000.000
2
40,000
= 20.000.000
40.000.000
3
40,000
= 20.000.000
60.000.000
4
40,000
= 20.000.000
8.000.000
5
40,000
= 20.000.000
100.000.000

Lưu ý: Trong trường hợp công suất hoặc nguyên giá của tài sản cố định có sự thay đổi, doanh nghiệp cần phải tính toán lại mức khấu hao của tài sản cố định đó.

Đọc thêm: Tiêu sản là gì? Hiểu rõ tiêu sản để kiểm soát tài chính cá nhân.

RELEVANT SERIES