SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tiêu sản là gì? Hiểu rõ tiêu sản để kiểm soát tài chính cá nhân

Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu tiêu sản là gì, phân biệt giữa tài sản với tiêu sản và cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.
Avatar
Anh Long
Published Aug 20 2024
5 min read
tiêu sản là gì

Khái niệm tiêu sản và tài sản

Tiêu sản là gì?

Tiêu sản là các khoản chi tiêu hoặc sở hữu mà không tạo ra lợi ích kinh tế, thậm chí gây ra chi phí duy trì, giảm giá trị theo thời gian.

Ví dụ về tiêu sản:

  • Ô tô: Giá trị giảm ngay khi rời khỏi showroom, chi phí bảo trì, bảo hiểm, sửa chữa và vay mua ô tô cao.
  • Nợ thẻ tín dụng: Lãi suất cao nhất trong các loại nợ, chi phí tăng từ thanh toán trễ hoặc không đầy đủ.
  • Điện thoại, laptop đời mới: Mất giá trị nhanh theo thời gian.
  • Nhà chung cư: Xuống cấp theo thời gian, cần chi phí bảo dưỡng và sửa chữa.

Tài sản là gì?

Theo Robert Kiyosaki, tác giả của "Rich Dad Poor Dad," tài sản là những gì mang lại thu nhập hoặc tăng giá trị theo thời gian. Tài sản tạo ra dòng tiền tích cực, giúp tăng cường tài chính cá nhân.

Ví dụ về tài sản:

  • Bất động sản: Không chỉ tạo ra dòng tiền ổn định từ việc cho thuê mà còn tăng giá trị theo thời gian, mang lại nguồn thu nhập bền vững.
  • Cổ phiếu: Mua cổ phiếu của các công ty ổn định giúp bạn thu nhập thụ động đều đặn dưới dạng cổ tức.
  • Thương hiệu cá nhân: Khi được công nhận, bạn có thể kiếm tiền từ quảng cáo, tài trợ, cơ hội nói chuyện, tạo ra thu nhập.
  • Bản quyền sáng chế: Nếu sáng chế được sử dụng hoặc cấp phép cho các công ty khác, bạn sẽ nhận được phí bản quyền.
tiêu sản là gì
Muốn quản lý tài chính phải hiểu tiêu sản và tài sản
advertising

Phân biệt giữa tài sản và tiêu sản

Tài sản và tiêu sản khác nhau ở mục đích sử dụng và giá trị mà chúng mang lại trong tương lai.

Tài sản có đặc điểm sau:

  • Tạo ra thu nhập: Ví dụ như một căn hộ cho thuê mang lại thu nhập hàng tháng.
  • Tăng giá trị theo thời gian: Cổ phiếu hoặc các khoản đầu tư dài hạn có xu hướng tăng giá trị theo thời gian.
  • Giữ hoặc tăng tính thanh khoản: Tài sản có thể dễ dàng chuyển đổi thành tiền mặt hoặc sử dụng làm tài sản thế chấp cho các khoản vay.

Tìm hiểu thêm: Tính thanh khoản là gì?

Tiêu sản có đặc điểm:

  • Không tạo thu nhập, mất chi phí duy trì: Nhà chỉ để ở, ô tô để đi lại cá nhân thường phát sinh chi phí hoạt động, bảo trì, sửa chữa,...
  • Giảm giá trị theo thời gian: Các thiết bị điện tử để giải trí, sử dụng mạng xã hội, không có lợi ích kinh tế, nhanh giảm giá trị.
  • Gánh nặng nợ: Mua sắm qua thẻ tín dụng với lãi suất cao dẫn đến nợ nần và chi phí lãi suất cao tích lũy theo thời gian.

Có nên đầu tư vào tiêu sản không?

Mặc dù tiêu sản không mang lại lợi ích kinh tế như tài sản, vẫn có những tình huống mà việc chi tiêu cho tiêu sản được xem xét hợp lý.

Bạn không nên đầu tư vào tiêu sản khi:

  • Mục tiêu của bạn là tích lũy tài sản và tăng giá trị tài chính dài hạn.
  • Bạn đang trong tình trạng tài chính khó khăn hoặc có ngân sách hạn chế, tiêu sản có thể gây ra áp lực thêm.

Bạn có thể xem xét tiêu sản trong trường hợp:

  • Mong muốn cải thiện chất lượng cuộc sống, đáp ứng nhu cầu giải trí, giáo dục, duy trì các mối quan hệ gia đình và xã hội.
  • Đã có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, đảm bảo không ảnh hưởng mục tiêu tài chính dài hạn của bản thân.
đầu tư tiêu sản
Cần xem xét trước khi đầu tư vào tiêu sản

Cách giảm sở hữu tiêu sản

Giảm sở hữu tiêu sản là quan trọng để cải thiện tình hình tài chính cá nhân và tập trung vào việc tích lũy tài sản mang lại giá trị kinh tế lâu dài. Dưới đây là các phương pháp hiệu quả:

  • Biến tiêu sản thành tài sản: Sử dụng tiêu sản để có thu nhập. Ví dụ: Dùng ô tô làm dịch vụ cho thuê, chở khách.
  • Thanh lý tiêu sản: Bán đồ điện tử cũ, thời trang hàng hiệu không sử dụng, vật dụng không cần thiết để thu lại tiền mặt. Thanh lý các tiêu sản gây ra chi phí bảo trì.
  • Tối ưu hóa việc chi tiêu: Tuân thủ kế hoạch chi tiêu, cân nhắc trước khi mua sắm, tránh lãng phí, mua theo cảm xúc. Ưu tiên các sản phẩm chất lượng cao để sử dụng được lâu dài.

Đọc thêm: 12 quy tắc quản lý tài chính cá nhân hiệu quả.

RELEVANT SERIES