SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Thị trường tài chính sẽ ra sao khi lạm phát cao kỷ lục?

Nền kinh tế tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn do tình trạng lạm phát tăng cao. Đã có động thái tiếp theo từ phía các ngân hàng trung ương trong bối cảnh có nhiều biến số mới? Ngoài ra thị trường crypto trong tuần qua cũng bị tác động khá nhiều bởi các nhà lập pháp. Cùng Coin98 Insights tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Avatar
ducdinh
Published Jun 15 2022
Updated Apr 12 2023
18 min read
thumbnail

Kiến thức trọng tâm:

  • Lạm phát tăng cao khiến thị trường tài chính trở nên tiêu cực, các dự đoán về việc tăng lãi suất 0.75% của FED được đưa ra.
  • Giá dầu được dự đoán tiếp tục ở mức cao và khó có khả năng giảm trong tương lai gần.
  • Tăng trưởng kinh tế thế giới sẽ chạm đáy vào năm 2023.
  • Bên cạnh đó, rất nhiều các tin tức liên quan tới các vấn đề pháp lý đối với thị trường crypto được các nhà lập pháp đưa ra.

Bối cảnh thị trường tài chính hiện nay

Lạm phát cao kỷ lục khiến giá cả chao đảo

Tối ngày mùng 10/06 (tính theo giờ Việt Nam) số liệu lạm phát Mỹ mới nhất được Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố. Theo đó, chỉ số này đạt 8.6%, cao nhất kể từ năm 1981 cho tới nay.

Nhiều biểu đồ ở trên có thể thấy, khi loại trừ năng lượng và lương thực thì chỉ số lạm phát lại có xu hướng giảm. Điều này cho thấy, đây là hai chỉ số chính đẩy giá cả hàng hoá lên mức cao mới.

Do lớn hơn 0.3% so với con số được nhiều chuyên gia dự đoán (8.3%) nên các thị trường tài chính đã lập tức có phản ứng tiêu cực. Ở thị trường chứng khoán Mỹ, kết phiên ngày 10/06, các chỉ số chính đều có mức giảm từ 2.5% đến 3.5%. Cổ phiếu công nghệ tiếp tục chịu áp lực bán mạnh khi chỉ số NASDAQ có mức giảm lớn nhất trong số các chỉ số chính trên thị trường Mỹ.

Nguồn: Investing.com cập nhật sau phiên ngày 10/6

Bitcoin theo đó cũng đã có mức giảm hơn 23% kể từ khi tin tức về lạm phát được đưa ra (ngoài lạm phát, sự kiện của công ty Celsius cũng là nguyên nhân khiến giá cả giảm mạnh).

Giá dầu vẫn đang ở mức cao khi nguồn cung không theo kịp với nhu cầu do các lệnh trừng phạt kinh tế hướng về phía Nga. Bên cạnh đó, OPEC cũng chưa tăng sản lượng cho tới tháng 7 cũng là một nguyên nhân khiến giá dầu tiếp tục leo thang.

Giá dầu trong giai đoạn năm 2021 - 2022 được các chuyên gia tại Bloomberg đánh giá có nhiều điểm tương đồng so với năm 2007 - 2009, tuy nhiên kịch bản trong năm 2022 hoàn toàn khác khi giá dầu được nhận định không sụt giảm mạnh ngay lập tức mà tiếp tục duy trì ở mức cao trong năm 2023.

Giá cả năng lượng hiện tại là nguyên nhân chính khiến lạm phát tiếp tục tăng cao. Dẫn đến các ngân hàng trung ương sẽ chịu áp lực buộc phải tăng lãi suất nhanh hơn nữa để kiềm chế hiện trạng này. 

Theo đó, các dự đoán về tăng lãi suất sau thông tin về lạm phát cũng đã thay đổi.

Nguồn: Investing.com

Các dự đoán về cuộc họp trong tháng 6 của FED trước đây một tuần cho thấy, có tới 96.9% khả năng FED sẽ tăng 0.5% và chỉ 3.1% là tăng 0.75%. Chỉ sau đó một tuần tỷ lệ này đã hoàn toàn đảo chiều với 89.8% nghiêng về con số lãi suất tăng 0.75% trong kỳ họp sắp tới.

Do đó, sự sụt giảm của thị trường tài chính hiện nay cho thấy các động thái đánh giá lại về định giá trong bối cảnh dòng tiền thắt chặt, kinh tế gặp nhiều khó khăn.  

[Coin98 Insights TV] Nội dung bài viết đã được chuyển hóa thành video với tựa đề "FED tăng lãi suất 0.75% & Tình hình pháp lý thị trường crypto (Tuần 24/2022)". Bạn có thể xem ngay tại đây.

Các vấn đề nóng trên thị trường

Đây là khoảng thời gian có nhiều biến động với thị trường tài chính nói chung và crypto nói riêng. Theo đó, các tin tức và sự kiện có ảnh hưởng lớn cũng có khá nhiều:

  • Tiếp bước FED, Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) sẽ nâng lãi suất bắt đầu từ tháng 7 với mức tăng 0.25%. Đây là động thái nhằm giảm áp lực lạm phát đối với khu vực Liên minh châu Âu EU.
Nguồn: Eurostat
  • Tình hình chiến sự tại Ukraine vẫn đang diễn ra căng thẳng khi quốc gia này tiếp tục yêu cầu viện trợ thêm vũ khí (theo Vietnamnet). Chiến tranh vẫn chưa thể kết thúc là một dấu hiệu xấu đối với nền kinh tế.
  • FED sẽ đưa ra quan điểm chính thức về vấn đề lạm phát và lãi suất trong cuộc họp diễn ra vào ngày 15/06. Trong năm 2022, FED còn 5 cuộc họp nữa và đã có nhiều dự đoán đưa ra về con số lãi suất lên tới 4% - 4.5% thay vì 2.5% - 3% vào thời điểm cuối năm 2022.
  • Đối với Trung Quốc, một biến số quan trọng ảnh hưởng tới giá dầu đã được phân tích trong số cập nhật tình hình vĩ mô trước, quốc gia này đang dần có kế hoạch mở cửa lại nền kinh tế. Tuy nhiên nỗ lực này đang gặp khó khăn bởi nguy cơ bùng phát dịch ở Thượng Hải và Bắc Kinh (Theo Bloomberg). Do đó, rủi ro giá dầu tăng mạnh hơn vẫn có thể có do các tác động từ việc Trung Quốc mở cửa trở lại.

Đối với crypto, các nhà lập pháp tiếp tục đưa ra các phương hướng để có thể kiểm soát được thị trường này:

  • Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai Mỹ (CFTC) đang được xem xét là “thân thiện” hơn với vai trò kiểm soát thị trường crypto tại Mỹ thay vì Uỷ ban Chứng khoán Mỹ (SEC). Tuy vẫn chưa có quyết định chính thức từ Quốc hội Mỹ nhưng chúng ta có thể hy vọng về một tương lai mà SEC ít có những vụ kiện đối với các tổ chức crypto gây hoang mang hơn.
  • SEC mở cuộc điều tra đối với Binance tiếp tục với lý do token BNB có thể là một loại chứng khoán mà chưa được đăng ký dựa trên cơ sở sự kiện ICO được diễn ra vào năm 2017.
  • Các nhà lập pháp tại New York đưa ra dự luật cấm các hoạt động đào crypto sử dụng năng lượng hoá thạch (carbon-based power).
  • Một dự luật nhằm kiểm soát thị trường crypto hướng tới các DAO và nền tảng DeFi của Mỹ được rò rỉ vào ngày mùng 7/6.

Thị trường tài chính trong thời gian tới cần chú ý điều gì?

Chính sách tiền tệ thắt chặt từ FED

Cuộc họp sắp tới của FED (diễn ra vào ngày 15/06) sẽ quyết định nhiều tới xu hướng dòng tiền trên thị trường tài chính trong giai đoạn 2022 - 2023.   

Hiện nay tuy các chỉ số về tăng trưởng kinh tế không mấy tích cực nhưng nước Mỹ vẫn đang duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ổn định.

Nguồn: Statista

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 3.6% sẽ là động lực khiến FED có thể cân nhắc tới con số 0.75% lãi suất dù trước đó chủ tịch Jerome Powell liên tục phủ nhận điều này, do hiện nay lạm phát vẫn là “kẻ thù” hàng đầu của nền kinh tế Mỹ.

Với vai trò là nhân tố có sức ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế và thị trường tài chính trên phạm vi toàn cầu, FED trong cuộc họp sắp tới có khả năng cao sẽ đưa ra quan điểm và các kế hoạch chính sách khác so với những gì chúng ta thấy trong cuộc họp FED tháng 12/2021.

Với mức giảm khoảng 22% so với đỉnh của chỉ số S&P500 hiện tại cùng các dự đoán về lãi suất ở trên, dường như các tổ chức đã hành động và đặt cược vào kịch bản 0.75%. Tuy vậy, đối với những nhà đầu tư tổ chức nắm giữ vị thế lớn thì việc đã đặt xong cược bằng cách “rolling" danh mục là khá khó khăn (do các vấn đề liên quan tới thanh khoản).

⇒ Do vậy trong kịch bản 0.75%, thị trường có khả năng sẽ có biến động khá mạnh.

Tuy nhiên, nếu FED giữ nguyên kế hoạch của mình (tiếp tục nâng 0.5% lãi suất) thì có thể mọi thứ sẽ đổi chiều, thị trường sẽ trở nên tích cực hơn (đối với cả chứng khoán Mỹ và crypto). 

Trên thực tế, nhiều chuyên gia đã nhận định rằng, tình trạng lạm phát sẽ giảm bớt khi nhu cầu đi lại của người dân suy giảm khiến giá dầu hạ nhiệt. Bên cạnh đó, cũng đã có ý kiến từ các nhà kinh tế tại ngân hàng Wells Fargo cho rằng, tăng lãi suất sẽ không giúp ích nhiều trong việc kìm hãm giá cả hàng hoá gia tăng.

Nguồn: Bloomberg

Tóm lại, đối với chính sách tiền tệ của FED:

  • Nhiều khả năng FED sẽ có quan điểm “diều hâu” hơn đối với lãi suất và các traders đã đặt cược vào điều này, tuy vậy, có khả năng do các vấn đề liên quan tới thanh khoản khiến cho các cá voi vẫn chưa hoàn toàn “rolling” được vị thế của mình ⇒ Thị trường cổ phiếu có khả năng biến động mạnh khi thông tin này được đưa ra.
  • Còn ngược lại, nếu FED giữ nguyên mức tăng 0.5% trong kỳ họp tới (dựa trên cơ sở tăng lãi suất không giúp ích quá nhiều trong việc hạ giá dầu và còn tăng tỷ lệ thất nghiệp và làm nền kinh tế tồi tệ hơn) thì sẽ khiến cổ phiếu cũng như crypto trở nên tích cực hơn.

Dự báo tiêu cực về tăng trưởng kinh tế

Dự báo về số liệu tăng trưởng GDP được World Bank điều chỉnh lại trong báo cáo mới nhất cập nhật ngày mùng 7/6.

Nguồn: Worldbank

Tăng trưởng GDP trong năm 2022 của kinh tế toàn cầu chỉ còn 2.9% (giảm 1.2% so với dự báo 4.1% trước đó). Số liệu tăng trưởng năm 2023 cũng điều chỉnh giảm 0.2%. Đặc biệt đối với các quốc gia phát triển (Mỹ, khu vực đồng tiền chung châu Âu và Nhật Bản) sẽ ghi nhận mức tăng trưởng đạt đáy trong năm 2023 - 2024. 

World Bank cũng so sánh tình trạng hiện nay có nhiều điểm tương đồng so với đợt suy thoái những năm 1970. Đối với tình hình vĩ mô hiện tại, người dân và doanh nghiệp đều gặp khó khăn, do đó dòng tiền sẽ tiếp tục tìm tới các kênh đầu tư trú ẩn an toàn (có sự biến động thấp) ⇒ Thị trường rủi ro cao như cổ phiếu hay crypto hiện chưa có nhiều khả năng sẽ đón nhận dòng tiền trong tương lai sắp tới.

Tuy nhiên khi nền kinh tế hồi phục, có khả năng FED sẽ đưa ra chính sách tiền tệ nới lỏng trở lại để kích thích tăng trưởng. Khi đó, cổ phiếu và crypto sẽ có cơ sở để tăng trưởng dễ dàng hơn.

Tác động tới crypto từ phía các nhà lập pháp

Một vài cập nhật trong cơ chế quản lý crypto tại Mỹ

Sự kiểm soát đối với thị trường crypto tại Mỹ có thể được giao phó cho CFTC thay vì SEC, chủ tịch Uỷ ban Giao dịch Hàng hoá Tương lai Mỹ, ông Rostin Behnam đang thực hiện nhiều động thái để Quốc hội thông qua dự luật này.

Ông Behnam cũng cung cấp thêm thông tin rằng CFTC sẽ tham gia sâu hơn vào thị trường đặc biệt về mặt công nghệ. Điều này có thể giúp đẩy nhanh quá trình tiến tới sự phê duyệt của các quỹ ETF crypto spot tại Mỹ (thay vì dựa trên hợp đồng tương lai trên CME như hiện nay) do các cơ sở hạ tầng và quy định pháp luật được hoàn thiện.

Cũng về các quy định quản lý đối với crypto tại Mỹ, một bản sao 600 trang đã được chia sẻ trên Twitter về những dự luật của chính phủ hướng tới thị trường này.

Nguồn: Twitter

Một vài điểm nhấn quan trọng có thể kể tới:

  • Dự luật hướng tới nhiều category khác nhau bao gồm DeFi, stablecoins, DAOs và các sàn giao dịch.
  • Yêu cầu các DAO, sàn giao dịch, nhà cung cấp dịch vụ stablecoin và nền tảng DeFi phải đăng ký pháp nhân tại Mỹ, nếu không thì sẽ được xem như đối tượng chịu thuế cá nhân.
  • Cơ quan quản lý sẽ thu thêm phí trên các sàn giao dịch, tuy người dùng sẽ phải chịu nhiều loại phí hơn nhưng sẽ giảm bớt hiện tượng sàn giao dịch ngược lại với người dùng gây xung đột lợi ích.
  • Đề cập tới quyền quản lý thị trường sẽ được bàn giao cho CFTC.
  • Trong trường hợp các sàn giao dịch phá sản thì họ cũng không được phép thanh lý tài sản của người dùng và phải thêm vào các điều khoản dịch vụ để người tiêu dùng đồng ý trước khi sử dụng dịch vụ của họ.

Tuy nhiên đối với những nền tảng DeFi hay DAOs, khi người dùng cũng như founders hoàn toàn ẩn danh hoặc không phải là người dân Hoa Kỳ thì dự luật này vẫn tồn tại nhiều bất cập trong việc quản lý với những “pháp nhân” này.

⇒ Tuy nhiên do đặc tính phi tập trung của crypto nên nhiều khả năng các nhà lập pháp khó có thể đưa ra những luật cụ thể để quản lý được hoàn toàn các protocols trên. 

Có thể thấy rằng, những dự luật này sẽ giúp thị trường crypto trở nên minh bạch cũng như bảo vệ được người dùng hơn nhưng đồng thời nó cũng sẽ khiến chi phí và mức độ kiểm soát gia tăng.

Động thái này của chính phủ cho chúng ta thấy rằng:

  • Họ muốn thị trường phát triển bền vững trong dài hạn với các rủi ro (đặc biệt từ phía các công ty CeFi liên quan tới Crypto như stablecoin hay sàn giao dịch) phải được kiểm soát và hạn chế.
  • Nếu dự luật này là thật và phiên bản chính thức được thông qua thì có thể sẽ khiến thị trường phản ứng tiêu cực trong ngắn hạn (do các vấn đề về kiểm soát DeFi, DAOs, hay việc tăng thuế phí, …)

Tuy vậy, chúng ta vẫn chưa nhận được các thông tin chính thức từ dự luật này nên vẫn có khả năng đây chỉ là tin đồn nhằm gây ra tác động tiêu cực trong ngắn hạn. 

SEC điều tra Binance

Hiện nay, Binance đang thực hiện hợp tác điều tra trong những vấn đề chính sau đây:

  • Liệu đợt phát hành lần đầu (ICO) của BNB có phải là một sự kiện bán chứng khoán mà không đăng ký với SEC hay không?
  • Điều tra về công ty Market-making có liên quan tới CEO Binance, Changpeng Zhao (CZ).  
  • Và cuối cùng là hoạt động Insider Trading của nhân viên Binance (liệu có tồn tại việc công ty Binance sử dụng dữ liệu giao dịch từ khách hàng và lợi thế từ sàn để chuộc lợi hay không?)

Chúng ta có thể thấy SEC đã tiến hành rất nhiều các cuộc điều tra, vụ kiện liên quan tới các tổ chức trong thị trường crypto như Ripple, Mirror Protocol, Terraform Labs, Tether,… do đó trong tương lai các hoạt động tương tự hoàn toàn có thể tiếp tục diễn ra gây tâm lý tiêu cực đối với thị trường.

Tuy vậy, đây cũng là một điều cần thiết để bảo vệ khách hàng:

  • Ví dụ đối với các công ty Stablecoin, việc điều tra của SEC sẽ khiến các thông tin về Treausury được minh bạch. Đảm bảo giữ Peg và tính ổn định của thị trường. 
  • Còn đối với các sàn giao dịch như Binance thì việc điều tra hoạt động Insider Trading cũng sẽ đảm bảo việc trong tương lai, những pha vẽ râu nến chạm stoploss sẽ ít diễn ra hơn.

Xu hướng thanh toán bằng crypto tạo ra nhu cầu thực với thị trường

Không phải mọi tin tức đều tiêu cực đối với crypto. Theo một khảo sát mới đây từ Deloitte cho thấy đa số doanh nhân ở Mỹ đều ưa chuộng phương thức thanh toán bằng crypto.

Kết quả của cuộc khảo sát được thu thập từ 2,000 giám đốc điều hành cấp cao của các tổ chức bán lẻ trên khắp Hoa Kỳ cho thấy 85% số người được khảo sát hy vọng rằng crypto sẽ có mặt ở khắp nơi trong vòng 5 năm tới.

Bên cạnh đó, khảo sát đã ghi nhận rằng 64% người tiêu dùng hiện quan tâm tới crypto 85% tổ chức cho rằng thanh toán bằng crypto sẽ phổ biến vào năm 2027. 

Ngoài ra, 54% các nhà bán lẻ lớn có doanh thu từ 500 triệu USD trở lên đã đầu tư hơn 1 triệu USD vào xây dựng cơ sở hạ tầng thanh toán bằng crypto.

Nếu các công ty thực sự muốn triển khai kế hoạch này thì sẽ có những tác động tích cực lên thị trường như sau:

  • Đẩy mạnh nhu cầu, thanh khoản và vốn hoá của các nền tảng stablecoin. Có thể phần lớn sẽ chỉ là các centralized stablecoin do đã có những quy định pháp luật và chiến lược quản trị rủi ro rõ ràng.
  • Xu hướng trên cũng sẽ làm tăng tính ứng dụng của các nền tảng blockchain, tạo ra nhu cầu bền vững hơn đối với crypto (do các stablecoin hiện nay không có blockchain riêng mà sẽ phát hành qua các blockchain và hệ sinh thái khác).
  • Từ đó, gián tiếp duy trì được nhu cầu đối với DeFi.

Tuy vậy, đây là những kế hoạch trong khoảng thời gian dài và có nhiều bất định trong mặt chính sách quản lý và cơ sở hạ tầng. Do đó, chúng ta vẫn chưa thế hy vọng tin tức này sẽ tác động tích cực ngay tới thị trường trong thời gian ngắn.

Lời kết

Những số liệu vĩ mô hiện tại đã chỉ ra rằng chúng ta đang trong một thời kỳ suy thoái kinh tế. Việc đầu tư tại thời điểm hiện tại là có nhiều rủi ro. Bên cạnh đó, nhiều khả năng định hướng chính sách sắp tới của FED sẽ làm thị trường chao đảo hơn nữa, do vậy thị trường hiện tại là khá ít cơ hội để đầu tư.

Ngoài ra, thị trường DeFi hiện nay được so sánh có nhiều điểm tương đồng so với CeFi trong giai đoạn 2007 - 2008 do các sự kiện thanh lý khoản vay hay tình trạng thiếu thanh khoản. Dẫu vậy, đây cũng là một bài học để cho những builders phát triển sản phẩm bền vững hơn trong tương lai.

RELEVANT SERIES