SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Suy thoái kinh tế, FED siết thanh khoản & sự ảnh hưởng đến Stablecoin

Nền tài chính truyền thống đang đối mặt với vấn đề về suy thoái kinh tế, FED tiếp tục siết thanh khoản. Chúng ảnh hưởng thế nào đến thị trường Crypto? Cùng Coin98 Insights cập nhật những thông tin mới nhất về thị trường tài chính truyền thống.
Avatar
ducdinh
Published May 23 2022
Updated Oct 18 2023
15 min read
thumbnail

Crypto trong những năm gần đây đã nhận được nhiều sự chú ý hơn từ các tổ chức, định chế tài chính lớn trên toàn cầu. Điều này là tốt cho sự phát triển trong dài hạn nhưng sẽ dẫn đến một hệ quả là các yếu tố liên quan đến vĩ mô ngoài kia sẽ tác động phần nào tới thị trường này.

Dưới đây là những phân tích về những sự kiện, chủ đề liên quan đến kinh tế truyền thống nhưng gây tác động lớn đến thị trường crypto thời gian qua.

Tổng quan thị trường tài chính truyền thống

Điểm qua các chỉ số tài chính quan trọng

Chính sách tiền tệ thắt chặt của FED và các ngân hàng trung ương khác trên toàn cầu trong bối cảnh lạm phát gia tăng đã gây áp lực lên hầu hết các thị trường tài chính và nhiều lớp tài sản khác nhau.

Theo đó, S&P 500 tiếp tục trải qua những phiên giảm điểm liên tục, tính đến cuối tháng 5, chỉ số này đã giảm ~16% kể từ tháng 3.

spx

“Buy the dip, sell the rally" (mua khi thị trường giảm mạnh và bán ngay lập tức khi có những cơn sóng hồi), đây là hiện trạng của thị trường chứng khoán Mỹ trong 2 - 3 tháng qua, cho thấy dòng tiền không bền vững cũng như góc nhìn tiêu cực của nhà đầu tư.

tin bloomberg
Nguồn: Bloomberg

Trên thị trường trái phiếu, tuy có sự sụt giảm 0.4% kể từ đỉnh vào ngày 09/05, nhưng nhìn vào xu hướng dài hạn, mức yield của trái phiếu chính phủ Mỹ kỳ hạn 10 năm vẫn trong xu hướng tăng.

Xu hướng bán trái phiếu (do kỳ vọng FED sẽ tiếp tục tăng mạnh lãi suất) vẫn diễn ra.

Vàng, một tài sản được nhà đầu tư xem như một công cụ phòng ngừa rủi ro bất ổn kinh tế chính trị, cũng chịu áp lực bán do dòng tiền bị rút khỏi thị trường.

Bên cạnh đó, giá dầu tiếp tục xu hướng tăng gây áp lực mạnh lên lạm phát thúc đẩy FED tiếp tục nâng lãi suất.

Không ngoài xu hướng, thị trường crypto cũng đã đánh mất 2.7% tổng vốn hoá, tiếp tục chìm trong sắc đỏ (số liệu cập nhật ngày 21/05).

Các vấn đề nóng trong tuần

Nhìn chung, các tin tức, sự kiện từ thị trường CeFi ảnh hưởng tới crypto đều không mấy tích cực, có thể kể tới như:

  • FED sẽ tiếp tục nâng mức lãi suất và thu hẹp bảng cân đối kế toán nhằm đối phó với tình trạng lạm phát tăng cao. 
  • Sau sự kiện UST mất peg, vấn đề liên quan tới stablecoin càng trở nên nóng hơn và là chủ đề được các nhà lập pháp bàn luận liên tục.
  • Tình hình chiến sự tại Nga và Ukraine tiếp tục leo thang và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt là một tín hiệu xấu cho nền kinh tế trên phạm vi toàn cầu.
  • Trong bear market, rất nhiều các tin tức tiêu cực từ truyền thông được đưa ra làm ảnh hưởng tới cảm xúc của nhà đầu tư (điển hình là những tiêu đề báo về sự kiện Coinbase “có khả năng phá sản").

Tuy nhiên, bức tranh của chúng ta không hoàn toàn chỉ có màu xám:

  • Quỹ ETF Spot Crypto tại Úc đã chính thức được giao dịch. Nếu hoạt động tốt, quỹ này sẽ là một quy chuẩn để các quốc gia và các công ty quản lý quỹ khác xúc tiến quá trình mở rộng hơn nữa của các sản phẩm này.
  • Robinhood đang triển khai kế hoạch phát triển sản phẩm ví non-custodial để cạnh tranh với Metamask. Với động thái này, Robinhood đã khẳng định tiềm năng của crypto cũng như sẽ phát triển các sản phẩm liên kết trực tiếp với thị trường này trong tương lai.

[Coin98 Insights TV] Nội dung bài viết đã được chuyển hóa thành video mang tên "Suy thoái kinh tế, FED tăng lãi suất và vấn đề của Stablecoin (Tuần 21/2022)". Bạn có thể xem ngay tại đây.

FED và kế hoạch “hạ cánh mềm"

Về lộ trình nâng lãi suất, FED vẫn giữ nguyên quan điểm về việc tiếp tục nâng 0.5% trong tất cả kỳ họp sắp tới. Biến cố tác động tiêu cực tới Market nằm ở con số 0.75% ⇒ Đây sẽ là kịch bản xấu được Wall Street đặt ra trong tình trạng các chỉ số vĩ mô khó kiểm soát.

FED “Soft Landing” đảm bảo các yếu tố:

  • Không gây ảnh hưởng quá tiêu cực tới nền kinh tế.
  • Đảm bảo số liệu việc làm.
  • Kiềm chế lạm phát.

Các chỉ số vĩ mô quan trọng ảnh hưởng tới quyết định của FED

1. Tỷ lệ thất nghiệp

Tỷ lệ thất nghiệp vẫn đang trong xu hướng giảm và duy trì ổn định, đây là động lực cho FED giữ nguyên lộ trình của mình cũng như chưa xem xét tới con số 0.75% vì:

  • Lãi suất tăng nhanh sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp do họ phải chịu áp lực lãi vay.
  • Góp phần làm gia tăng chi phí vận hành.
  • Dẫn đến thất nghiệp lại tăng.

Đặc biệt, trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng chậm, nhu cầu sụt giảm thì việc tăng lãi suất quá sốc sẽ gây tác động tiêu cực tới thị trường việc làm.

2. Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế Mỹ cũng như toàn cầu được World Bank dự đoán sẽ ở mức thấp trong năm 2023.


Nguồn: World Bank

Dự báo tăng trưởng kinh tế 2023 thậm chí còn thấp hơn 2022. Do đó, FED cũng khó có thể tăng được lãi suất để kìm chân lạm phát được vì như vậy sẽ đồng thời giảm tốc độ tăng trưởng toàn nền kinh tế. 

Có thể, FED tăng lãi suất trong thời gian này ngoài việc kìm hãm lạm phát thì còn có mục đích để dành “room” cho việc tiếp tục giảm lãi suất trong các giai đoạn sau. Khi giá dầu ổn định, nền kinh tế không bị đứt gãy do dịch bệnh, việc tăng lãi suất để kích thích hồi phục là hoàn toàn có thể xảy ra.

3. Lạm phát

Như vậy, khi phân tích hai biến số là tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng kinh tế, chúng ta chưa nhìn thấy được khả năng con số 0.75% điểm lãi suất sẽ được đưa ra trong cuộc họp tới. Tuy nhiên vẫn còn đó yếu tố chỉ số lạm phát.

Lạm phát tiếp tục phi mã (hiện tạiở mức trên 8%) sẽ là động lực để FED có quan điểm “diều hâu" hơn nữa.

Có rất nhiều loại hàng hoá cấu thành nên chỉ số CPI, nhưng sẽ có một vài loại tác nhân cần chú ý tới dưới đây:

  • Năng lượng: 8.3%
  • Lương thực: 13.36%
  • Giá nhà + Tiền thuê nhà: 32.45%

Nguồn: Bộ Lao động Hoa Kỳ

Trong đó, năng lượng và lương thực khả năng sẽ vẫn duy trì ở mức cao (do phụ thuộc nhiều vào giá dầu cũng như Nga và Ukraine là những quốc gia hàng đầu về sản lượng lúa mì).

Theo CME Groups, giá dầu trong năm 2022 khả năng vẫn sẽ duy trì trên mốc 100 USD/thùng và sẽ giảm kể từ năm 2023. 

Một biến số ảnh hưởng rất mạnh tới giá dầu đó là chính sách “zero covid” phong tỏa nền kinh tế từ phía Trung Quốc. Trong trường hợp chính sách này dần được nới lỏng (nhiều dự đoán vào Q3/2022) sẽ dẫn tới nhu cầu tăng đột biến, hậu quả là giá dầu có thể sẽ tăng mạnh.

Lúc này, gần như chắc chắn Mỹ sẽ đưa ra số liệu lạm phát có thể cao hơn dự phóng của các chuyên gia khiến thị trường tài chính hoảng loạn trong ngắn hạn (như hiện tượng chúng ta đã thấy hồi tháng 5 vừa rồi khi con số lạm phát 8.3% được công bố).

Về giá nhà và tiền thuê nhà, nhiều khả năng sẽ giảm do khi tăng lãi suất thì cũng phần nào kìm hãm được làn sóng đầu cơ. Tiền thuê nhà theo đó cũng có khả năng hạ nhiệt.

Tiền thuê nhà có xu hướng tăng chậm lại trong tháng 01/2022

Tổng quan, có thể lạm phát sẽ được kiểm soát và nền kinh tế sẽ quay trở lại bình thường nhưng trong ngắn hạn khó có thể giảm ngay. Bên cạnh đó, sẽ có những rủi ro từ các biến số đã đề cập phía trên. Và hệ quả dẫn đến thị trường sẽ biến động theo những rủi ro này.

Thị trường chứng khoán sẽ ra sao?

Trong bối cảnh mức độ tương quan giữa crypto và thị trường chứng khoán (cụ thể là cổ phiếu Mỹ) ngày càng gia tăng, Coin98 Insights sẽ đưa ra một số góc nhìn trong thời gian tới.

Nhìn chung, việc FED tăng lãi suất kết hợp với siết thanh khoản, đi kèm với đó là sự chững lại của nền kinh tế sẽ là một điều tiêu cực đối với doanh nghiệp. Khi đó, họ sẽ phải chịu áp lực lợi nhuận giảm, chi phí gia tăng, thậm chí có thể sẽ xảy ra tình trạng phá sản.

Và thị trường cổ phiếu thậm chí cả trái phiếu khi đó sẽ cũng sẽ chịu ảnh hưởng tiêu cực theo. 

Biểu đồ cho thấy earning của doanh nghiệp đang đi xuống

Khi so sánh với kịch bản nền kinh tế phía trên, phải đến năm 2023 - 2024 thị trường mới có khả năng tăng trưởng trở lại vì khi đó FED có khả năng giảm lãi suất, cũng như tác động từ giá dầu và lạm phát sẽ dịu bớt. 

Về thắt chặt định lượng 

Thắt chặt định lượng trong lịch sử gần đây nhất diễn ra từ cuối năm 2017 đến tháng 9/2019. Thị trường cổ phiếu Mỹ khi đó tiếp tục xu hướng tăng rồi sụp vào tầm giữa năm 2018. Phải đến T6/2019, chỉ số S&P 500 mới quay lại được đỉnh cũ.

Như vậy, theo dữ liệu lịch sử gần nhất, thị trường chứng khoán sẽ phải mất từ 1-2 năm để hồi phục. Nhưng như đã phân tích trong bài viết về việc FED tăng mạnh lãi suất vào tháng 05/2022, quy mô thu hẹp bảng cân đối kế toán lần này sẽ lớn hơn nhiều so với giai đoạn 2017 - 2019.

Do đó, khả năng thị trường cổ phiếu sẽ mất nhiều hơn 2 năm để có thể vượt qua đỉnh cũ, và điều này sẽ phần nào ảnh hưởng tiêu cực lên crypto. Dẫu vậy, nhiều khả năng crypto sẽ được phổ biến rộng rãi hơn nữa và sẽ dần mất đi sự tương quan với thị trường cổ phiếu. 

Các vấn đề về stablecoin

Bộ Tài chính Mỹ lên tiếng

Sau sự kiện mất peg của UST (stablecoin của Terra) gây ảnh hưởng lên toàn bộ thị trường crypto, bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ, Janet Yellen đã lên tiếng về vấn đề này.

Nguồn: Bloomberg

Theo đó, bà Yellen nhấn mạnh rằng, các khung pháp lý liên quan phải được xây dựng nhanh chóng để đảm bảo phòng tránh các rủi ro đối với hệ thống tài chính của Mỹ.

Tuy nhiên, bà đề cập tới việc thị trường stablecoin hiện tại với khoảng 160 tỷ USD vốn hoá là chưa đủ để được xem như một hiểm hoạ tiềm tàng. Tuy nhiên thị trường này đang phát triển rất nhanh.

Hệ thống luật pháp được xây dựng kiểm soát thị trường stablecoin (đặc biệt là centralized stablecoin) sẽ giúp đảm bảo được tính minh bạch và sự an toàn của những đồng này. Do đó, các thông tin FUD về Tether, Circle hay bất kỳ centralized stablecoin nào khác trong tương lai sẽ không còn nữa.

Tether mất peg

Sau sự kiện Terra UST thì đến Tether USD (USDT) cũng chịu ảnh hưởng theo. Stablecoin lớn nhất thị trường crypto hiện tại đã mất khoảng 10 tỷ USD vốn hoá.

Vốn hoá USDT giảm từ 83 tỷ USD xuống chỉ còn khoảng 73 tỷ USD

Đồng USDT cũng đã trải qua một khoảng thời gian ngắn biến động giá mạnh từ ngày 11 - 14/05.

Mặc dù đã bị rút 10 tỷ USD nhưng USDT vẫn giữ được peg. Điều này cho thấy treasury của Tether vẫn đang hoạt động rất tốt, đảm bảo đủ tài sản backed cho USDT.

Vậy trong treasury hiện tại của Tether đang có những tài sản gì? Theo báo cáo mới nhất (cập nhật đến hết 31/03/2022), cơ cấu tài sản của Tether được phân bổ như sau:

Nguồn: Tether

Với lượng tiền và tương đương tiền chiếm hơn 85% tài sản sẽ giúp Tether chống chịu được một lượng redeem lớn (khoảng 70 tỷ USD). 

Cơ cấu này đã vững chắc hơn khá nhiều so với số liệu được công ty công bố hồi tháng 03/2021 (chỉ khoảng 76% là tiền và tương đương tiền).

Tuy vậy, chúng ta lại thấy phần trăm khoản mục Other Investments đã tăng (từ 1.64% lên 6.02%), điều này sẽ tiềm ẩn những rủi ro về tiếp tục sẽ có các FUD về Tether trong tương lai.

Hãy cẩn thận khi theo dõi tin tức

Trong bối cảnh bear market, tài khoản cũng như tâm lý của nhà đầu tư đã phải chịu áp lực khá nặng nề thì các việc đưa tin của kênh truyền thông lại có xu hướng càng khuếch đại việc này hơn.

Điển hình như sự kiện về Coinbase “phá sản" được các tờ báo đặt tiêu đề có khả năng khiến người đọc hiểu lầm.

Chi tiết sự việc Coinbase đã được phân tích trong một bài viết, các bạn có thể tìm đọc tại đây

Bên cạnh đó, khi giá cả đi xuống, như thường lệ, chúng ta lại thấy được những nhận định không tốt công kích trực tiếp tới Bitcoin và crypto.

Do đó, khi đầu tư chúng ta luôn cần giữ một cái đầu lạnh để đưa ra được những quyết định khách quan nhất có thể. Khi theo dõi tin tức cần phải hiểu được bản chất vấn đề để không bị những phương tiện truyền thông này tác động tới cảm xúc.

Tổng kết

Trong bối cảnh nền kinh tế và chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương không ủng hộ, thị trường tài chính khó có thể tăng trưởng tốt được. Do đó, chúng ta cần phải chuẩn bị những kế hoạch đầu tư hợp lý để tránh được những rủi ro tiềm ẩn trong một mùa đầy biến động.

Hy vọng bài viết đã giúp anh em cập nhật được tổng quan về các yếu tố từ thị trường truyền thống có ảnh hưởng tới crypto trong tuần qua. Nếu có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi thú vị nào, hãy comment bên dưới để cùng chia sẻ và thảo luận với đội ngũ Coin98 Insights.

RELEVANT SERIES