SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Góc nhìn về Crypto sau quyết định của FED tại kỳ họp tháng 12/2021

Các quyết định của FED sẽ khiến thị trường tài chính diễn biến ra sao trong thời gian tới? Anh em hãy cùng mình tìm hiểu ngay dưới đây.
Avatar
ducdinh
Published Dec 22 2021
Updated Apr 12 2023
12 min read
thumbnail

Như vậy, sau quá trình chờ đợi thì Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) đã đưa ra quyết định về các chính sách tiền tệ của Mỹ trong thời gian sắp tới sau cuộc họp FOMC diễn ra vào ngày 14 - 15/12.

Điều này sẽ ảnh hưởng tới thị trường tài chính nói chung và thị trường Crypto nói riêng ra sao? Và quan trọng hơn, đâu là lớp tài sản chúng ta cần quan tâm trong thời gian tới? Anh em hãy cùng mình tìm hiểu vấn đề trên qua 30 câu ngắn gọn.

Khi “van bơm tiền” đóng lại

1. Trước tiên, một điểm chính trong cuộc họp thường niên của FED mình sẽ đề cập ở đây đó là việc Jerome Powell sẽ tiếp tục được đề cử làm Chủ tịch của Cục Dự trữ Liên bang, điều này có nghĩa là các chính sách tiền tệ trong thời gian tới sẽ dễ dự đoán hơn ⇒ Mang lại sự ổn định về chính sách cho thị trường.

2. Tiếp theo đó, chương trình nới lỏng định lượng với việc mua vào trái phiếu thường niên của FED sẽ giảm dần và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 03/2022.

3. Mức lãi suất được giữ nguyên từ 0 - 0.25%, tuy nhiên mức lãi suất này dự kiến sẽ được FED tăng lên trong tương lai dựa trên một vài kịch bản tăng trưởng cũng như một số chỉ số kinh tế nhất định.

4. Theo dự báo của các chuyên gia FED, kế hoạch tăng lãi suất sẽ được diễn ra từ năm 2022 như sau:

  • 2022: Lãi suất trung bình 0.9% và trải qua 3 lần tăng.
  • 2023: Lãi suất trung bình 1.6% và trải qua 3 lần tăng.
  • 2024: Lãi suất trung bình 2.1% và trải qua 2 lần tăng.
Đồ thị Dot plot về quan điểm chính sách về lãi suất của các thành viên FED

5. Trên đây là một vài điểm chính trong kỳ họp thường niên của FED, có thể thấy rằng để đối mặt với tình trạng lạm phát hiện tại, FED đã giảm dần mức độ “bơm tiền” ra thị trường, nhưng mức độ giảm dự kiến sẽ không quá sốc.

6. Điều này sẽ khiến thị trường tài chính được ổn định hơn, dù điều chính nhưng cũng sẽ không quá mạnh, hơn nữa, việc chiếc ghế chủ tịch vẫn được nắm giữ bởi Jerome Powell cũng như có các kế hoạch trong dài hạn sẽ khiến các dự phóng là chính xác hơn ⇒ Sự ổn định được đảm bảo.

Một vài tài liệu về cuộc họp ngày 14 - 15/12 của FED:

Ý nghĩa chính sách tiền tệ của FED

7. Trước hết, như mình sẽ đem lại sự ổn định cho thị trường, mình sẽ đưa ra một ví dụ về chính sách tiền tệ của Mỹ vào những năm 1970 để làm rõ hơn tầm quan trọng của sự ổn định.

8. Trong giai đoạn những năm 1970, nước Mỹ đã phải trải qua một đợt khủng hoảng với việc ngân hàng Trung Ương nâng mức lãi suất đột ngột lên 20% khiến chỉ số chứng khoán mất 50% giá trị trong 20 tháng, kinh tế khi đó cũng rơi vào đình trệ với lạm phát và thất nghiệp cao. 

Lạm phát Mỹ tăng cao lên tới 2 con số trong giai đoạn 1965 - 1985

9. Như anh em có thể thấy trong hình dưới, trong giai đoạn 1965 - 1985, việc chính sách tiền tệ thay đổi đột ngột và biến động mạnh cũng như không có một kế hoạch dài hạn đã khiến kinh tế Mỹ có một thời kỳ đen tối trong lịch sử.

10. Ngoài ra, với việc duy trì mức lãi suất thấp kể trên thì nước Mỹ cũng sẽ giảm bớt gánh nặng về nợ công hơn khi tăng lãi suất (vấn đề khá nóng này đã được mình đề cập trong bài viết Liệu nước Mỹ có vỡ nợ và gây ảnh hưởng tới thị trường Crypto?).

Nguồn: usdebtclock

11. Hiện tại thì Mỹ đã thông qua việc tiếp tục nâng trần nợ công và tiếp tục vay nợ, điều này dẫn đến số nợ của nước Mỹ hiện nay đã lên tới 29 nghìn tỷ USD.

12. Nếu mức lãi suất tăng lên mạnh dù chỉ 1% cũng sẽ khiến cho số tiền lãi mà mỗi năm Mỹ phải trải sẽ tăng lên thêm gần $300B, một con số rất lớn kể cả đối với nền kinh tế số một thế giới.

13. Điều này sẽ dẫn đến chính phủ sẽ phải thu thêm thuế để bù đắp cho khoản lãi suất này ⇒ Động lực sản xuất kinh doanh giảm ⇒ Thất nghiệp và suy thoái và điều này là rất nghiêm trọng trong bối cảnh nền kinh tế chưa hoàn toàn phục hồi và dịch bệnh vẫn còn đang diễn biến rất phức tạp như hiện nay.

14. Do đó, việc có một lộ trình tăng lãi suất rõ ràng và một kế hoạch với các kịch bản cụ thể sẽ khiến cho thị trường tài chính sẽ không quá sốc và biến động mạnh với các quyết định của FED.

Tuy nhiên vẫn còn đó những biến số

15. Ngoài việc quyết định các chính sách tiền tệ trong thời gian tới thì trong cuộc họp vừa qua, FED cũng đưa ra một số kịch bản về các chỉ số vĩ mô, điều đáng lưu ý ở đây là rất có thể khi nền kinh tế đi lệch hướng so với dự phóng của FED thì chính sách tiền tệ cũng sẽ có sự thay đổi.

16. Ví dụ, với chỉ số GDP, trong giai đoạn 2021 - 2024, FED dự phóng tăng trưởng GDP của Mỹ bình quân sẽ nằm trong khoảng 2% - 5% (giảm dần theo thời gian) và ổn định ở khoảng 2% trong dài hạn.

17. Mức lạm phát cũng sẽ được FED ước tính trong giai đoạn 2021 - 2024 sẽ nằm trong khoảng 2% - 2.5% (riêng 2021 sẽ dao động trong khoảng 5.3%) và sẽ ổn định quanh mức 2% trong dài hạn.

18. Điều này có nghĩa là nếu các chỉ số vĩ mô biến động lệch hướng với dự phóng của FED thì quá trình tăng lãi suất có thể diễn ra nhanh hoặc chậm hơn so với mình đề cập ở bên trên (ví dụ nếu lạm phát vượt mức ước tính thì hoàn toàn FED sẽ có cơ sở để nâng lãi suất lên hơn nữa).

Thị trường cổ phiếu sẽ diễn biến ra sao trước quyết định của FED?

Phần này được mình trích trong bài viết Mỹ bắt đầu siết thanh khoản thì cổ phiếu sẽ ra sao? của TS. Hồ Quốc Tuấn, anh em có thể tìm đọc bài viết gốc tại đây.

19. Với chính sách hiện tại và kế hoạch trong tương lai, có thể nói thanh khoản của thị trường cổ phiếu đang bị siết lại, ngân hàng Goldman Sachs có một chỉ số gọi là Financial Condition (FCI) đo điều kiện thanh khoản và tín dụng của nền kinh tế ⇒ Liên quan đến mức độ mạnh yếu của dòng tiền trên thị trường.

20. Khi chỉ số FCI này giảm có nghĩa là nguồn tiền mới được đẩy vào thị trường và ngược lại, khi chỉ số này tăng có nghĩa là nguồn tiền mới ngày một yếu, không đủ sức mạnh để thúc đẩy thị trường tăng trưởng.

21. Ở một vài giai đoạn như khủng hoảng năm 2008 và gần đây chúng ta có Covid-19 vào tháng 03/2020, khi chỉ số FCI đột ngột tăng mạnh sẽ khiến cho thị trường cổ phiếu có sự sụt giảm đáng kể. 

22. Tuy nhiên, trong những giai đoạn, FCI tăng không sốc cũng như tăng trong một khoảng thời gian dài thì lúc đầu, các cổ phiếu sẽ chững lại và có sự điều chỉnh, sau đó sẽ lại tăng trưởng trở lại do có yếu tố cơ bản tốt (tuy nhiên sẽ chậm hơn giai đoạn thanh khoản dồi dào).

23. Nếu như các chỉ số vĩ mô theo đúng như kế hoạch của FED (như mình đề cập bên trên), họ sẽ có một lộ trình tăng lãi suất có kiểm soát ⇒ Thanh khoản bị siết từ từ ⇒ FCI sẽ tăng trong một khoảng thời gian dài và không quá sốc ⇒ Thị trường vẫn sẽ tăng nhưng sẽ tăng không quá mạnh nữa.

24. Tuy nhiên, nếu trường hợp ngược lại xảy ra, lạm phát vẫn cao, FED không thể kiểm soát được thị trường và mức nâng lãi suất sẽ lớn hơn ⇒ Siết thanh khoản nhanh hơn dự đoán ⇒ FCI sẽ tăng mạnh và dẫn đến một sự hoảng loạn cho thị trường cổ phiếu cũng như thị trường Crypto.

Vậy còn thị trường Crypto thì sao?

25. Trước hết, các chính sách của FED sẽ phần nào tác động tới tâm lý của những nhà đầu tư tổ chức, các quỹ đầu tư trên thị trường tài chính truyền thống khi họ nắm giữ BTC, do đây vẫn là một loại tài sản rủi ro nên khi lãi suất tăng, thanh khoản bị siết thì sẽ có xu hướng giảm tỷ trọng danh mục ở các tài sản rủi ro hơn.

26. Hơn nữa khi câu chuyện lạm phát hiện tại đã không còn quá hấp dẫn, đi kèm với việc FED sẽ thắt chặt hơn chính sách tiền tệ để kiểm soát lạm phát thì có khả năng cao đây không phải là động lực chính để BTC có thể tăng trưởng mạnh trong thời gian tới.

27. Tuy nhiên, cũng không thể loại trừ kịch bản, nước Mỹ không kiểm soát được lạm phát, tình trạng khủng hoảng xảy ra khiến FED phải mạnh tay trong việc thắt chặt chính sách tiền tệ ⇒ Tuy nhiên, điều này có thể sẽ khiến nước Mỹ rơi vào khủng hoảng ⇒ giá BTC có thể sẽ giảm sốc trong ngắn hạn nhưng sẽ có động lực mạnh hơn để chinh phục đỉnh cao mới.

28. Theo quan điểm cá nhân, nếu FED kiểm soát được lạm phát và các chính sách được đưa ra đúng như dự đoán thì thị trường Crypto vẫn sẽ phát triển tuy nhiên sẽ có khả năng điều chỉnh và đi ngang trong một khoảng thời gian do vấn đề thanh khoản liên tục bị FED siết.

29. Sở dĩ, quan điểm của mình về việc sẽ tăng trưởng dựa trên một vài luận điểm:

  • Nền kinh tế khi đó sẽ được phục hồi, thu nhập và đời sống người dân gia tăng ⇒ Có nhiều tiết kiệm để đầu tư hơn.
  • Hơn nữa, Crypto hiện nay đang là một lớp tài sản rất hợp “trend" cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ là một thứ gì đó hấp dẫn đối với các nhà đầu tư đặc biệt là giới trẻ.
  • Các quy định pháp luật đối với thị trường Crypto đang dẫn được hình thành thông qua các hoạt động Lobby ⇒ dòng tiền chảy vào thị trường dễ dàng hơn.

30. Ngoài ra, như anh em có thể thấy hiện tại thị trường Crypto đã bao gồm rất nhiều thành phần (Như Layer 1, DeFi, NFT, Gaming, Metaverse, …) và không phải các “trend" diễn ra trên thị trường đều phụ thuộc vào performance của BTC (Play to Earn trong đợt dump hồi tháng 5 vẫn phát triển rất mạnh hay Metaverse hoặc DeFi 2.0 thời gian vừa qua là một vài ví dụ) 

Các Builders vẫn luôn hoạt động và dòng tiền vẫn luôn chảy trong thị trường, điều quan trọng là liệu chúng ta có đủ kiến thức và sự nhạy bén để tìm ra các cơ hội đó hay không?

Kết luận

Hy vọng, trong 30 câu ngắn gọn mình đã giúp anh em hiểu hơn về ý nghĩa của chính sách tiền tệ của FED trong thời gian tới cũng như giúp anh em có được kế hoạch đầu tư và phân bổ vốn một cách hợp lý. 

Nếu anh em có bất kỳ thắc mắc cũng như câu hỏi gì thì có thể comment xuống bên dưới để chúng ta cùng trao đổi nhé.

RELEVANT SERIES