SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Nhược điểm của nền tài chính hiện tại và lợi thế khi áp dụng CBDC

Sẽ rủi ro như thế nào nếu như ngân hàng trung ương không triển khai CBDC và tầm quan trọng của CBDC đến nền kinh tế.
Avatar
cryptolover994
Published Mar 20 2021
Updated Dec 18 2023
5 min read
thumbnail

Trong bài viết trước mình đã giới thiệu với anh em về tiền tệ kỹ thuật số (CBDC) và ưu điểm của nó trong hệ thống thanh toán tài chính trong nước và xuyên quốc gia. Tuy nhiên lợi ích không phải là lý do duy nhất khiến các ngân hàng trung ương phải triển khai CBDC. 

Sẽ rủi ro như thế nào nếu như ngân hàng trung ương không triển khai CBDC và tầm quan trọng của CBDC đến nền kinh tế. Mời anh em khám phá về CBDC qua bài viết dưới đây.

Đôi nét về CBDC

CBDC là viết tắt của “Central Bank Digital Currency”, là tiền tệ kỹ thuật số. Anh em có thể hiểu đơn giản đây vẫn là tiền tệ của một đất nước nhưng được số hóa để hoạt động song song với tiền giấy và giúp giải quyết những vấn đề tiền giấy đang gặp phải

Trong bài viết trước về CBDC, mình đã giải thích về CBDC cho anh em và cơ chế hoạt động của CBDC, anh em có thể tìm tại Blog Coin98.net để có cái nhìn chi tiết hơn về CBDC.

cbdc và thị trường truyền thống
Nguồn: DAML

Rủi ro của hệ thống tài chính hiện nay

Vào năm 2018, khi bộ luật Việt Nam thông qua luật cho phép ngân hàng được phép phá sản là lúc anh em phải nhận ra rằng tiền và tài sản sẽ không còn được an toàn và được bảo vệ bởi nhà nước như lúc trước.

Người gửi tiền hoàn toàn có thể bị mất tiền nếu như ngân hàng phá sản. Tuy nhiên, người dân không có lựa chọn nào khác ngoài việc sử dụng ngân hàng thương mại cho các nhu cầu giao dịch tài chính hằng ngày.

Đó chính là vì sao khi Satoshi Nakamoto công bố thuyết phân quyền và Bitcoin. Nó đã gây được tiếng vang lớn trong cộng đồng, đặc biệt là sau khủng hoảng tài chính năm 2008, mọi người càng quan tâm hơn về một tài sản giữ giá trị thật sự. 

Và đó chính là lúc hệ thống tài chính toàn cầu phải có sự thay đổi, đặc biệt là công nghệ phân quyền, để giảm thiểu rủi ro và bảo vệ quyền lợi cho người dân. 

Nếu như CBDC ra mắt, thị trường Crypto sẽ nhận được tác động tích cực hay tiêu cực? Mời bạn tìm hiểu qua video dưới đây nhé!

Ngân hàng trung ương sẽ tiếp cận CBDC bằng cách nào?

Để người dân có thể chấp nhận CBDC, ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại cần phải có những chính sách như đưa ra mức lãi suất cao hơn để người dân có thể gửi tiền vào và sử dụng CBDC như một phương tiện thanh toán. 

Với tệp khách hàng không chỉ có khách hàng nhỏ lẻ và còn có các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Việc triển khai trên cả ba phía người dân - tổ chức - doanh nghiệp sẽ giúp CBDC được tiếp nhận và sử dụng rộng rãi hơn.

Sự trỗi dậy và rủi ro của tiền tệ kỹ thuật số tư nhân

Đây là một khái niệm còn khá lạ với anh em, nhưng anh em chắc chắn đã từng tiếp xúc. Anh em có thể hiểu tiền tệ kỹ thuật số tư nhân chính là Shopee Xu, với mỗi 1,000 xu tương ứng với 1,000 vnđ. 

Vậy tại sao điều này lại rủi ro với ngân hàng trung ương?

Kinh tế của một đất nước được kiểm soát thông qua cung cầu tiền tệ, điều chỉnh lãi suất,... Hiện tại Shopee đã là một sàn thương mại nhỏ và chưa bao phủ phần nhiều giao dịch thanh toán trên cả nước. 

Vậy nếu Shopee đủ lớn, Shopee Xu đủ ảnh hưởng đến hệ thống thanh toán thì chẳng phải Shopee đang có stablecoin tự in ra từ nền tảng của mình và thay đổi cung cầu tiền tệ của cả đất nước Việt Nam?

Sẽ như thế nào nếu như ngân hàng trung ương muốn kích cầu kinh tế nhưng không thể nắm rõ tổng cung của lượng tiền tệ đang lưu thông. Đó chính là tại sao ngân hàng trung ương không thể bỏ qua và buộc phải ứng dụng CBDC càng sớm càng tốt nhằm tổng hợp được giao dịch và tài sản tại một sổ cái duy nhất phục vụ mục đích kinh tế.

Ưu điểm của CBDC 

Với CBDC, sẽ có rất nhiều vấn đề được giải quyết một cách dễ dàng như:

  • Có thể truy xuất dòng tiền một cách dễ dàng.
  • Loại bỏ phí giao dịch cao và thời gian chậm trễ của giao dịch xuyên quốc gia.
  • Bảo vệ quyền riêng tư nhưng vẫn cho phép cơ quan truy xuất (nhằm chống rửa tiền).
  • Tối ưu hóa công tác điều khiển dòng tiền của nhà nước (nhằm kích thích kinh tế).
  • Giảm trộm cắp và chi phí xã hội như in ấn tiền, bảo quản tiền.
  • Kích thích sản xuất và tăng cường lưu thông vốn.
ưu điểm cbdc
Nguồn: Bank of England

Tổng kết

Với tất cả những ưu điểm trên và đặc biệt là phòng trừ rủi ro từ vấn đề mà hệ thống tài chính hiện tại đang gặp phải. Không chỉ các nước phát triển trên thế giới như Mỹ và Trung Quốc sẽ áp dụng CBDC mà Việt Nam cũng sẽ không nằm ngoài cuộc chơi.

RELEVANT SERIES