Maple Finance là gì? Toàn tập về tiền điện tử MPL Token
Maple Finance là gì?
Maple Finance là giao thức lending và borrowing phi tập trung. Dự án hướng đến nhóm khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, thay vì chỉ tập trung trong phân khúc người dùng nhỏ lẻ.
Đây sẽ là thị trường vốn tín dụng cho các tổ chức, mỗi khoản vay cần tối thiểu 1 triệu USD và cần thông qua sự kiểm duyệt của giao thức. Trong đó, các khoản vay này sẽ dưới dạng Under-collateralized (Under-collateralized là các khoản vay có lượng tài sản vay ra nhiều hơn lượng tài sản thế chấp).
Từ sau khi Maple Finance ra mắt vào ngày 5/202, ,đã có gần 2 tỷ USD được cho vay tới doanh nghiệp thông qua Maple. Tuy nhiên hoạt động không mấy suôn sẻ khi cuối năm 2022, hai trong số những tổ chức tham gia là (Auros và Orthognal Trading) không đủ khả năng hoàn trả khoản vay hơn 46 triệu USD.
Sản phẩm & doanh thu của Maple Finance
Sản phẩm của Maple Finance
1. Lending Pools
Tương tự các giao thức về lending khác, Maple Finance sẽ là trung gian giữa các bên cho vay và đi vay, trong đó phân khúc khách hàng mà Maple Finance cho vay sẽ là các tổ chức với khoản vay tối thiểu 1 triệu USD. Tính đến thời điểm tháng 2/2023, Maple có đang có 6 pool vận hành trên Ethereum và 1 pool trên Solana.
Trong đó, thành phần chính hoạt động trong Maple bao gồm:
- Người cung cấp thanh khoản (Liquidity Provider (LPs) hoặc Lender): Đây sẽ là những người góp vốn vào pool để cho vay và nhận lại lãi suất từ người đi vay.
- Người đi vay (Borrower): Các tổ chức đi vay phải gửi yêu cầu vay vốn và trải qua quy trình thẩm định từ các Pool Delegates để được phê duyệt về hạn mức, lãi suất, ngày đáo hạn và tỷ lệ thế chấp (under-collateral) khi vay.
- Người tạo và quản lý Pool (Pool Delegates): Pool Delegates sẽ stake một lượng tài sản vào để tạo Pool, số này sẽ dùng để bảo hiểm một khi bên đi vay không có khả năng trả nợ. Các delegates cũng chính là người thẩm định và có quyền quyết định sẽ phê duyệt khoản vay cho một tổ chức cụ thể hay không.
- Cover Providers: bên gửi tiền vào với vai trò bảo hiểm cho Pool, là người chịu thiệt hại đầu tiên khi người đi vay không có khả năng trả nợ.
Quy trình tạo Pool và cho vay trong Maple có thể được tóm gọn như sau:
- Đội ngũ Maple phê duyệt và kiểm định các Pool Delegates.
- Pool Delegates nạp tiền, tạo Pool, sau đó thiết kế các chiến lược cũng như quy định trong Pool (lãi suất, yêu cầu, số tiền...). Sẽ có nhiều Pool hoạt động đồng thời trên Maple với các yêu cầu khác nhau.
- Liquidity Providers chọn Pool nào phù hợp với bản thân và cung cấp tiền.
- Borrower (tổ chức) gửi yêu cầu vay và các thông tin cần thiết khác (thông tin tổ chức, mức độ uy tín, số tiền vay,...).
- Các Pool Delegates xét duyệt yêu cầu vay từ tổ chức. Nếu thông qua, tổ chức sẽ được rút tiền từ Pool của Delegates đó quản lý, đồng thời phải thế chấp lại một lượng tài sản làm tài sản đảm bảo.
- Borrower trả lãi định kỳ và lãi sẽ được phân bổ từng phần tới các Liquidity Provider, Delegates, Stakers.
- Borrower trả nợ khi tới hạn. Trường hợp không đủ khả năng trả nợ, Pool Delegates sẽ thanh lý tài sản thế chấp của borrower để trả lại cho các lender, nếu không đủ, sẽ tiếp tục lấy tiền trong Pool để hoàn trả. Delegates sẽ là người chịu thiệt hại trước nhất, sau đó đến các liquidity providers.
2. MPL Staking
Ngoài lending, Maple còn cung cấp giao diện staking cho các MPL holder. Người dùng stake MPL và nhận lại xMPL. Nắm giữ xMPL sẽ được hưởng một phần doanh thu từ giao thức.
Doanh thu của Maple Finance
Doanh thu của Maple Finance thu từ các bên đi vay, trong đó các tổ chức khi vay vốn cần phải trả những khoản phí sau:
- Origination Fees (Establishment Fees): Phí khởi đầu khi thiết lập khoản vay, cấn trừ trực tiếp vào tài sản thế chấp của người vay. Phí này sẽ cố định 0.99%, trong đó Maple Treasury chiếm 0.66% và các Pool Delegates sẽ hưởng 0.33% còn lại.
- Service Fees: Phí dịch vụ, cộng vào lãi gộp.
- Management Fees: Phí quản lý, tính trên số lãi phải trả của người vay.
Trong đó 50% doanh thu của giao thức sẽ được dùng để buy back MPL.
Điểm nổi bật của Maple Finance
Khác với nhiều lending protocol khác, Maple Finance đánh vào phân khúc khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp, cùng với mức cho vay trên 1 triệu USD. Trong quá khứ, bên đi vay đa phần là các quỹ đầu tư, giao thức hoặc các nhà tạo lập thị trường có nhu cầu vay vốn cao để phục các hoạt động đầu cơ, trong đó một số cái tên nổi bật bao gồm Alameda Research, Wintermute, MGNR, Auros, Orthogonal.... với tổng số tiền cho vay chạm mốc 1 tỷ USD.
Hoạt động của Maple Finance sẽ ổn định hơn nếu không có sự sụp đổ của FTX và Alameda Research. Hệ quả từ những vụ việc trên đã kéo theo chuỗi phá sản ở nhiều tổ chức, quỹ đầu tư đang có khoản vay tại Maple như Auros và Orthogonal Finance.
Vì thế vào tháng 1/2023, Maple Finance đã công bố chiến lược đưa các khoản đầu tư từ thị trường truyền thống vào blockchain, với mức lợi nhuận 10% hàng năm cho lender. Để tham gia, các nhà đầu tư sẽ được chọn lọc trước và cần tối thiểu 500 nghìn USD.
Pool USDC này sẽ do AQRU quản lý, một công ty con của công ty AQRU plc ((AQSE: AQRU) và sẽ được bảo đảm bằng các khoản nợ phải thu của các doanh nghiệp (Receivables Financing).
Receivables Financing là “tài trợ các khoản phải thu”, đây là hình thức huy động vốn của doanh nghiệp mà theo đó doanh nghiệp sử dụng các khoản phải thu như một tài sản bảo đảm để đi vay hoặc đem bán. Động thái này của Maple đã áp dụng Real World Assets (RWAs) vào dự án, đem đến nguồn tiền có giá trị thực từ thị trường truyền thống từ đó giúp cung cấp lãi suất bền vững hơn cho các lender trên Maple Finance.
Đọc thêm: Real World Assets (RWAs) là gì?
Token MPL là gì?
MPL là token quản trị của dự án, người nắm giữ MPL có quyền hưởng một phần doanh thu từ Maple.
MPL Token Key Metric
- Token Name: Maple Token
- Ticker: MPL
- Blockchain: Ethereum
- Token Contract: 0x33349B282065b0284d756F0577FB39c158F935e6
- Token Type: Governance & Utility
- Total Supply: 10,000,000 MPL
- Circulating Supply: 7,435,024 MPL
MPL Token Use Cases
MPL Token có vai trò chính như sau:
- Token quản trị của Maple Finance.
- Các Pool Delegates sẽ stake một lượng MPL-USDC nhất định vào Pool ban đầu để làm tài sản đảm bảo.
- Stake MPL Token để nhận lại xMPL, nắm giữ xMPL sẽ được hưởng phí từ giao thức.
MPL Token Allocation
MPL Token được phân bổ theo tỷ lệ như sau:
- Liquidity Mining: 30%
- Team & Advisors: 25%
- Seed Investors: 26%
- Maple Treasury: 14%
- Public Auction: 5%
Maple Finance sau khi khởi chạy trên Solana đã tạo ra một token khác mang tên SYRUP. Token mới ra đời nhằm mục đích phục vụ cho các nhu cầu sử dụng Maple trên hệ sinh thái Solana mà vẫn không làm pha loãng MPL. Sau này khi công nghệ đã đủ tiên tiến, việc hợp nhất SYRUP là MPL vẫn là sự lựa chọn đáng cân nhắc của Maple.
Thời điểm hiện tại SYRUP Token có tỷ lệ phân bổ như sau:
- Maple DAO Treasury (Ethereum): 40%
- Maple DAO Treasury (Solana): 30%
- Core team, advisors and acquisition: 30%.
Vì SYRUP có tỷ lệ phân bổ 40% tới Maple DAO Treasury trên Ethereum, lượng token này vẫn phục vụ cho MPL và xMPL holders, với phần phí từ doanh thu sẽ dùng buy back MPL để giảm lượng trôi nổi trên thị trường.
MPL Token Sale
Sự kiện Public Auction đã được diễn ra tên Balancer Liquidity Bootstrapping Pool (LBP) với tổng mức gọi vốn 10.3 triệu USD từ 1,080 người tham gia.
MPL Token Release Schedule
Số MPL Token phân bổ tới đội ngũ và các nhà đầu tư sẽ được mở khóa sau sự kiện mở bán token và phân bổ tuyến tính trong vòng 1-2 năm như hình dưới:
Mua MPL Token ở đâu
Người dùng có thể mua MPL token thông qua các hình thức sau:
- Sàn giao dịch tập trung (CEX): Coinbase Pro, Houbi, Gate.io, Gemini,...
- Sàn giao dịch phi tập trung (DEX): Balancer, Uniswap
Ví lưu trữ MPL Token uy tín
Người dùng có thể lưu trữ MPL token tại bất kỳ ví nào có hỗ trợ mạng Ethereum, một số ví uy tín có thể kể đến như: Coin98 Super Wallet, Metamask, Trust Wallet.
Roadmap & cập nhật
Lộ trình phát triển chính của Maple Finance được tóm tắt dưới đây:
- Q2/2021: Maple Finance chính thức khởi chạy trên Ethereum.
- 1/2022: Coinbase Pro list MPL Token.
- 2/2022: Maple đạt mốc cho vay 1 tỷ USD ra thị trường, trong đó cung cấp khoản vay hơn 100 triệu USD đến Alameda Research.
- 4/2022: Maple mở rộng sang Solana blockchain với 45 triệu USD nguồn vốn phát triển.
- 12/2022: Orthogonal Trading và Auros thông báo vỡ nợ lên tới 45 triệu USD vay tại Maple.
- Q41/2024: Giới thiệu Maple 2.0 với nhiều cải tiến về mô hình hoạt động.
Đội ngũ dự án Maple
- Sidney Powell: CEO & Co-Founder
- Joe Flanagan: Co-Founder
- Quinn Thompson: Head of Capital Markets and Growth.
Hai Co-founder đều có background khá mạnh về mảng tài chính. Powell đạt CFA level III (một chứng chỉ rất nổi tiếng trong giới tài chính dành riêng cho các nhà phân tích chuyên nghiệp) và từng làm việc tại ngân hàng quốc gia Úc. Mặt khác, Flanagan chuyên sâu hơn về nghiệp vụ kế toán, và có nền tảng về lập trình cơ bản, công nghệ thông tin cũng như phần mềm kế toán.
Đội ngũ nhân viên của Maple Finance đều là những cá nhân có kinh nghiệm làm việc tại nhiều tập đoàn truyền thống và sàn giao dịch nổi tiếng khác như Meta, Tiktok, PwC, Gemini, Marker,...
Nhà đầu tư & đối tác của Maple
Nhà đầu tư và các vòng gọi vốn
Maple Finance có tổng cộng 2 vòng gọi vốn từ 11 nhà đầu tư. Trong đó, vòng Seed Round có sự góp mặt của Alameda Research, Framework Ventures, Cluster Capital, BitScale, One Block Capital,... và Venture Round với hai nhà đầu tư là Polychain Capital và Framework Ventures với tổng số tiền 2.7 triệu USD.
Đối tác
Vì tập trung chủ yếu vào đối tượng doanh nghiệp và tổ chức, Maple Finance thông thường sẽ thiết lập mối quan hệ với các bên cung cấp vốn là Pool Delegates như Celcius, Maven11 Capital, Credora,...
Trong đó, bên đi vay tại Maple cũng sẽ đóng vai trò nòng cốt giúp tạo ra nguồn doanh thu cho dự án, một số đối tác tiêu biểu là borrower của Maple có thể kể đến như Alameda Research, Intero Trading LLC, Wintermute Trading, DV Group, Amber Group,...
Dự án tương tự Maple
Một số dự án tương tự Maple Finance cùng phân khúc lending, nhắm tới đối tượng tổ chức và doanh nghiệp bao gồm: Clear Pool Finance (CPOOL), Goldfinch (GFI), Atlendis, TrueFi,...