Mina xây dựng quyền riêng tư thông qua Zero Knowledge Proofs trong Metaverse
Viết bởi Bijan Shahrokhi - Trưởng bộ phận Sản phẩm tại O(1)Labs, một nhà đóng góp tại Mina Protocol.
Metaverse - Tương lai của kỹ thuật số
Mặc dù tất cả các cuộc thảo luận về Metaverse đều nhắc tới tiềm năng của ứng dụng này trong tương lai nhưng có thể thấy chúng ta đã sống trong một thế giới không có sự phân biệt giữa đời thực và kỹ thuật số. Từ sự ra đời của phòng trò chuyện trực tuyến đầu tiên vào năm 1980, cho đến thời kỳ bùng nổ dotcom vào cuối những năm 1990 và đầu những năm 2000, thương mại, truyền thông và giải trí đã đi trên một “con tàu tốc độ cao” hướng tới kỹ thuật số. Đại dịch COVID cũng là một tác động tới cuộc sống kỹ thuật.
Khái niệm metaverse đưa kỹ thuật lên tầm cao mới về khả năng tương tác và mở rộng, cho phép tạo ra các nền kinh tế, cộng đồng mới, thậm chí là các quốc gia với những cơ hội mới để xây dựng, giao dịch, học hỏi và sáng tạo.
Metaverse sẽ chấm dứt tình trạng phân mảnh của Internet hiện tại, nơi danh tính và các tương tác của chúng ta bị quản lý trong các nền tảng khác nhau. Cũng giống như trong thế giới vật chất, chúng ta có thể đi bộ từ nhà đến cửa hàng tạp hóa hoặc đóng gói hành lý và bay sang nửa bên kia trái đất, giấc mơ của Metaverse là cho phép tất cả mọi người có thể trải nghiệm những điều đó thông qua và xuyên suốt các lĩnh vực kỹ thuật số.
Một tương lai Dystopian tiềm năng
Sau khi Facebook đổi thương hiệu của mình thành Meta, và các động thái của Epic, Roblox, Microsoft cũng như những công ty khác khẳng định mình là những nhà tiên phong trong metaverse càng là minh chứng rõ ràng là các ông lớn công nghệ đang tích cực cố gắng giành lấy thị phần trong lĩnh vực mới nổi này. Tuy nhiên, họ ưu tiên tăng trưởng và lợi nhuận hơn là quyền riêng tư của người dùng.
Các ông lớn công nghệ trong Metaverse giúp họ kiểm soát các thông tin liên lạc và kết nối của người dùng. Với lịch sử đưa ra các ràng buộc để bảo vệ quyền kiểm soát của các ông lớn công nghệ, nhiều người trong chúng ta đang tự hỏi rằng: Liệu metaverse nằm trong tay của Các ông lớn công nghệ có đưa chúng ta đến một tương lai kỹ thuật số dựa trên sự giám sát lạc hậu hay không?
Tham khảo thêm: Meta sẽ làm gì để hiện thực hóa "Vũ trụ ảo" Metaverse?
Nếu việc quản lý du lịch, thương mại và đời sống trong cuộc sống thực cần những quy tắc nhất định thì ở thế giới ảo chúng ta cũng cần những điều tương tự. Ví dụ, bạn cần có hộ chiếu và có thể là visa thị thực để đi du lịch ở nước ngoài. Đây là bằng chứng về danh tính, chứng minh đấy chính là bạn. Trong thế giới vật chất, chính phủ của các quốc gia là người chứng minh những sự thật này.
Trong sự lặp lại hiện tại của thế giới Internet, những gã khổng lồ công nghệ là trọng tài của sự thật. Chúng ta cung cấp dữ liệu để được xác minh sử dụng nền tảng của họ. Nhưng những điều này không diễn ra một cách tốt đẹp. Bản phát hành gần đây của Facebook đã nêu bật những thiếu sót trong lĩnh vực này và Amazon cũng phạm lỗi khi đã hứa nhưng sau đó không giữ an toàn cho dữ liệu của người dùng. Những gã khổng lồ công nghệ và nền tảng game đang cạnh tranh để trở thành trọng tài viên đó — và tất cả chúng ta có lẽ đều đã thấy cách những người vị trọng tài này có thể bẻ cong các quy tắc để mang lại lợi ích cho riêng họ.
Dù như vậy nhưng tôi vẫn muốn khẳng định rằng: có hy vọng về một giải pháp thay thế — một vũ trụ kỹ thuật số Metaverse cho phép kết nối thực sự giữa mọi người và trao cho chúng ta nền tảng cần thiết để giải quyết một số vấn đề lớn nhất của hiện tại, ví dụ như cuộc khủng hoảng COVID hay biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, thành phần quan trọng cần thiết để tạo ra một tương lai tích cực hơn là Quyền riêng tư.
Quyền riêng tư trong Metaverse qua thông Zero Knowledge
Tôi tin rằng, có một thế giới mà các công ty không tác động vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta hoặc đóng vai trò là người đánh giá thông tin cá nhân của chúng ta. Công nghệ để làm điều này đã tồn tại: Blockchain cho phép phân cấp quản trị và quyền sở hữu dữ liệu. Cũng giống như các quy tắc vật lý, các quy tắc trong blockchain là khách quan và không thể bị lạm dụng, không giống như những quy tắc chủ quan được đặt ra bởi những gã khổng lồ công nghệ để phục vụ nhu cầu của họ. Nhưng nếu mọi người - không phải tập đoàn - sẽ thiết lập các quy tắc của metaverse, chúng ta cần một cách an toàn và riêng tư để mọi người chứng minh họ là chính mình. Đây là lúc Zero Knowledge Proofs (ZKPs) xuất hiện.
Bạn có thể hiểu ZKPs là một loại hệ thống xác minh danh tính dựa trên mã hoá, để chứng minh rằng “đây là sự thật về tôi” mà không bao giờ tiết lộ thông tin nhạy cảm của bạn.
Ví dụ:
Bạn cần có một số siêu năng lực nhất định để bước vào một lĩnh vực cụ thể trong metaverse (thế giới, trò chơi, nhóm, sự kiện) nhưng bạn không muốn tiết lộ bất kỳ điều gì khác về danh tính thực của mình cho bất kỳ ai hoặc bất kỳ công ty nào, để tránh việc những người này lạm dụng thông tin của bạn. ZKP cho phép bạn chứng minh bản thân có các quyền hoặc năng lực để bước vào lĩnh vực này, mà không cần chia sẻ bất kỳ thông tin nhận dạng cá nhân nào.
Bạn có thể tham gia một nhóm hoặc sự kiện bằng thông tin đăng nhập, nhưng có thể xóa mọi thông tin về bản thân và quan điểm của bạn bằng cách giữ bí mật danh tính và thông tin xác thực. Bạn đang chứng minh tính xác thực tham gia một sự kiện mà không cần cung cấp thông tin cá nhân của mình.
Áp dụng quy trình xác minh dựa trên bằng chứng tương tự này đối với danh tính và thông tin cá nhân cần thiết để hỗ trợ chăm sóc sức khỏe ảo, mạng xã hội, bao gồm tài chính, giải trí, giáo dục và nhiều ngành khác có thể ứng dụng trong metaverse. Đây là cách chúng tôi tạo ra một xã hội lành mạnh (hay trong tương lai sẽ là các xã hội) trong metaverse dựa trên các quy tắc và quy định không thể bị lạm dụng.
Tìm hiểu thêm: Zero-knowledge Proof là gì? Ưu điểm và hạn chế của công nghệ ZKP
Tình hình đang ở mức báo động
Thực tế để metaverse đáp ứng được tiềm năng của nó, chúng ta cần loại bỏ nhu cầu tin tưởng bất kỳ ai hoặc bất cứ thứ gì yêu cầu dữ liệu cá nhân của người dùng. Phiên bản ác mộng của một thế giới kỹ thuật số không lành mạnh đã tồn tại.
Dưới ảnh hưởng độc quyền của Meta và các công ty Công nghệ lớn khác, chúng ta đã hoạt động trong một nền kinh tế giám sát trong đó mọi khía cạnh của cuộc sống của chúng ta đều được biến thành dữ liệu và bán cho người trả giá cao nhất. Ở mức độ nhẹ, dữ liệu này được sử dụng để xử lý và bán hàng, nhưng nó cũng được sử dụng để thao túng, gây ra tội ác, phân biệt đối xử và đàn áp các quyền tự do và bình đẳng, cùng như những tệ nạn khác.
Ủy ban về Rối loạn Thông tin của Viện Aspen gần đây đã công bố một báo cáo điều tra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp tiềm năng để giải quyết sự lan truyền của thông tin sai lệch và những thông tin sai lệch đó là một điều cực kỳ có hại cho nền kinh tế tập trung. Báo cáo nhấn mạnh rằng việc lan truyền thông tin sai lệch và thiếu thông tin đã trở thành vấn đề vô cùng cấp bách. Ví dụ, việc thiếu tin tưởng vào chính phủ, khoa học hiện đại, phương tiện truyền thông và các tổ chức khác, đã dẫn đến những hiểu lầm to lớn về COVID và hậu quả để lại là làm gia tăng tỷ lệ tử vong.
Uỷ ban cũng chia sẻ rằng cách tốt nhất để giải quyết sự lan truyền của thông tin sai lệch là tạo điều kiện cho mọi người tiếp cận với các thông tin đúng. Sự gia tăng của thông tin đúng chỉ đơn giản là không đủ để khắc phục điểm mấu chốt của vấn đề: một hệ thống khuyến khích có thể kéo dài tình trạng rối loạn thông tin hơn tất cả những thứ khác.
Báo cáo cũng bao gồm các khuyến nghị về những gì có thể làm để bắt đầu giải quyết những điểm chưa tốt của xã hội, bao gồm tập trung vào nghiên cứu lợi ích công, kiểm duyệt nội dung và tiết lộ, tính minh bạch của quảng cáo, cũng như thiết lập các chuẩn mực trách nhiệm và thúc đẩy diễn ngôn kỹ thuật số lành mạnh. Mặc dù những khuyến nghị này đáng khen ngợi, nhưng những gì chúng ta thực sự cần làm là hành động để xây dựng cơ sở hạ tầng hỗ trợ metaverse lành mạnh và an toàn - và ZKP là cách duy nhất để giải quyết điều đó.