SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động của Gro Protocol (GRO)

Trong một thị trường ảm đạm, nhu cầu đầu tư stablecoin đang rất cao, tuy nhiên đầu tư stablecoin cũng có một số rủi ro, đặc biệt là rủi ro về smart contract hoặc dự án thiếu uy tín dẫn đến các vụ hack, rug pull...
Avatar
vidang
Published Dec 22 2021
Updated Apr 11 2024
15 min read
thumbnail

Thông tin cần biết về Gro Protocol

Gro Protocol là dự án phát triển sản phẩm đầu tư stablecoin và có từng mức rủi ro cụ thể, giúp người dùng đầu tư stablecoin một cách an toàn hơn, hoặc cũng có thể leverage nguồn yield.

2 sản phẩm chính của Gro Protocol là PWRD stablecoinVault.

Gro Protocol nằm trong nhóm dự án tài chính có cấu trúc (structured-finance), nơi phát triển các sản phẩm tài chính có rủi ro khác nhau để phù hợp với nhu cầu của người dùng.

Một số dự án khác nằm trong phân khúc này có thể kể đến như BarnBridge (BOND), Saffron (SFI), Ondo Finance...

Điểm chung của nhóm sản phẩm này sẽ hoạt động theo 3 bước như sau:

  • Tổng hợp các nhu cầu đầu tư hiện nay trên thị trường: Cung cấp thanh thanh khoản, Staking, Cho vay, Tối ưu hóa nguồn Yield, Các chiến lược đầu tư....
  • Phân tích lợi nhuận và rủi ro của các hoạt động đầu tư đó.
  • Phân tách, kết hợp những lợi ích và rủi ro thành các Tranche nhỏ để phù hợp với nhu cầu đầu tư trên thị trường.

Mỗi dự án sẽ chọn 1 hoạt động đầu tư để phân chia thành các tranche, riêng Gro Protocol chọn phát triển các hoạt động đầu tư trong thị trường Stablecoin, 1 thị trường đang rất được nhiều nhà đầu tư quan tâm khi có thể kiếm được nguồn yield cao mà ít rủi ro.

advertising

Bức tranh thị trường đầu tư stablecoin

Trước khi đi vào mô hình hoạt động của Gro Protocol, chúng ta sẽ đi sơ qua về thị trường đầu tư stablecoin trên Ethereum.

Có thể nói, từ tháng 5 đến nay, thị trường trên Ethereum khá ảm đạm so với các Blockchain khác như Solana, Avalanche, Terra... do đó hoạt động đầu tư vào Ethereum tăng cao là điều dễ hiểu.

Minh chứng rõ nhất cho tâm lí này của các nhà đầu tư là TVL của Curve đã tăng trưởng vượt bậc, lên tới $20 B, gấp 3 lần so với 2 đối thủ ở sau là AMM Sushiswap và Uniswap.

Đáng chú ý, vào tháng 7 tháng trước 5/2021, TVL của 3 AMM này đã từng có lúc ngang nhau gần ~5 B, cho thấy sự tăng tốc rất nhanh của Curve.

curve tăng tốc
Nguồn: DefiLlama

Trong thời gian qua, nhiều stablecoin cũng sự tăng trưởng nhanh như MIM, FRAX, UST... vốn hóa tăng nhanh lên vài tỉ USD. Điểm chung của các stablecoin này là điều có các chương trình Incentives thu hút các nhà đầu tư. Do đó, sự tăng trưởng của stablecoin cho thấy stablecoin đang là 1 nguồn yield tốt trong thị trường ảm đạm như hiện nay.

thị trường đầu tư stablecoin

Tuy nhiên, đầu tư stablecoin cũng mang lại những rủi ro nhất định, rủi ro lớn nhất chính là rủi ro về smart contract dẫn đến các lỗi bug, dự án bị hack, stablecoin bị mất peg,... Một trong những ví dụ đó là stablecoin Mochi Inu (USDM), đã lừa các nhà đầu tư và cả Curve mất gần $100 M.

Do đó có thể thấy, stablecoin dù đang là một nguồn yield tốt nhưng vẫn đi kèm 1 số rủi ro nhất định, đó là lí do Gro Protocol ra đời, phân chia lại rủi ro và lợi nhuận khi đầu tư stablecoin, giúp người dùng đầu tư stablecoin an toàn hơn hoặc cũng có thể kiếm yield cao hơn.

Mô hình hoạt động của Gro protocol

Gro Protocol hiện có 3 sản phẩm chính: PWRD stablecoin, Vault, Labs. Trong đó:

  • PWRD và Vault là 2 sản phẩm chủ đạo của Gro Protocol.
  • Labs là sản phẩm mới được ra mắt.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu những sản phẩm này.

PWRD stablecoin

PWRD stablecoin là 1 sản phẩm đầu tư tiết kiệm với rủi ro thấp, anh em đầu tư vào PWRD sẽ luôn được đảm bảo các rủi ro về Smart Contract, có nghĩa tiền của anh em sẽ không bao giờ bị mất dù nền tảng có bị hack, đầu tư thua lỗ,...

Anh em tất nhiên cũng nhận được 1 khoản lợi nhuận nhỏ khi đầu tư PWRD stablecoin, đây là sản phẩm có mức rủi ro thấp nên lợi nhuận không quá cao, PWRD phù hợp với các nhà đầu tư an toàn.

pwrd stablecoin

Quy trình hoạt động của PWRD sẽ diễn ra như sau:

(1) Anh em deposit DAI, USDC, USDT vào Gro Protocol pool và nhận về PWRD stablecoin với tỉ lệ 1:1. Về cơ bản, PWRD được bảo đảm bởi stablecoin nên luôn có giá $1.

(2) Số stablecoin anh em deposit vào sẽ được Gro Protocol mang đi đầu tư.

(3) Lợi nhuận từ việc đầu tư stablecoin sẽ được chia lại cho PWRD holder, hiểu đơn giản, anh em đang nhờ Gro Protocol đầu tư stablecoin hộ, họ có các chiến lược để tối ưu hóa nguồn yield.

(4) Ngoài ra, để kiếm thêm lợi nhuận, anh em có thể đem PWRD đi tham gia các hoạt động đầu tư khác, ví dụ như cung cấp thanh khoản trên Curve. Gro Protocol đang có chương trình incentives để khuyến khích hoạt động này.

Ngoài ra, vì anh em được “bảo hiểm” cho khoản đầu tư, nên có thể hiểu anh em phải trả 1 khoản phí, lợi nhuận sẽ ít hơn so với tự đầu tư trực tiếp.

Một số điểm nổi bật của PWRD

  • Deposit Protection: Khoản đầu tư của anh em sẽ luôn được đảm bảo, bất cứ rủi ro, khoản lỗ nào PWRD cũng sẽ không gánh chịu, mà Vault holder sẽ chịu thay (chúng ta sẽ nói rõ về Vault ở phần sau), qua đó giúp anh em đầu tư stablecoin một cách an toàn hơn.
  • Rebase rewards: Khoản lợi nhuận (yield) khi đầu tư stablecoin sẽ được trực tiếp chuyển thành PWRD và chuyển đến ví của anh em, nói cách khác, số lượng PWRD của anh em sẽ tự động tăng lên theo thời gian, anh em không cần phải vào claim để nhận thưởng.
  • HODL contribution: Để khuyến khích người dùng nắm giữ lâu dài PWRD, khi anh em muốn trả PWRD và nhận về DAI, USDC, USDT, anh em phải chịu 0.5% phí, khoản phí này sẽ được chia lại cho các PWRD holder còn nắm giữ.

Vault

Anh em sẽ thắc mắc PWRD được bảo đảm nhiều rủi ro và được tham gia đầu tư stablecoin an toàn, vậy ai là người chịu những rủi ro đó? Có phải là Gro Protocol?

Đó chính là các Vault holder, đây cũng là sản phẩm đầu tư stablecoin, tuy nhiên người nắm giữ Vault sẽ chịu thêm những rủi ro khác khi đầu tư như hack, thua lỗ,... đổi lại Vault holder sẽ nhận được nhiều Yield hơn.

quy trình vault

Quy trình hoạt động của Vault sẽ diễn ra như sau:

(1) Anh em deposit DAI, USDC, USDT vào Gro Protocol pool và nhận về Vault Stablecoin với tỉ lệ 1:1. Về cơ bản, Vault cũng được bảo đảm bởi stablecoin nên luôn có giá $1.

(2) Số stablecoin anh em deposit vào sẽ được Gro Protocol mang đi đầu tư.

(3) Lợi nhuận từ việc đầu tư stablecoin sẽ được chia lại cho Vault holder tương tự như PWRD holder, nhưng anh em là người chịu rủi ro nhiều hơn nên sẽ được yield cao hơn PWRD holder. Nói cách khác: Yield của Vault holder = Yield (từ investing) + Premium fees (phí bảo hiểm cho PWRD holder).

(4) Ngoài ra, để kiếm thêm lợi nhuận, anh em có thể đem Vault đi tham gia các hoạt động đầu tư khác, ví dụ như staking, cung cấp thanh khoản trên Uniswap cặp Gro/Vault. Gro Protocol đang có chương trình incentives để khuyến khích hoạt động này.

Vault là sản phẩm leverage yield stablecoin của Gro Protocol, phù hợp với những anh em ưa thích rủi ro, tin vào sự an toàn trong chiến lược đầu tư của Gro Protocol.

Vault cũng có tính năng HODL contribution tương tự như PWRD để khuyến khích người dùng nắm giữ lâu dài Vault, khi anh em muốn trả Vault và nhận về DAI, USDC, USDT, anh em phải chịu 0.5% phí, khoản phí này sẽ được chia lại cho các Vault holder còn nắm giữ.

Đây cũng là sản phẩm đi đôi với PWRD, cả 2 hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau. Tiếp theo chúng ta sẽ đi sâu vào mối liên kết giữa PWRD và Vault.

Mối liên kết giữa PWRD và Vault

Đầu tiên, chúng ta nhìn tổng quan lại Mô hình hoạt động của Gro Protocol.

mô hình gro protocol
Mô hình hoạt động Gro Protocol

Bắt đầu với 2 sản phẩm PWRD và Vault, anh em sẽ phân chia rủi ro và lợi khi đi đầu tư Gro Protocol.

Có thể thấy, mối liên kết cơ bản giữa PWRD và Vault là mối liên kết về rủi ro.

Ví dụ: Hiện Gro Protocol đang có $2 M PWRD và $8 M Vault, tổng số tiền $10 M stablecoin được Gro Protocol mang đi đầu tư như sau:

Hiện tại số tiền Gro Protocol đầu tư trên Convex chiếm 15% số vốn, tức khoảng ~$1.5 M.

Giả sử nền tảng Convex bị hack, số tiền đầu tư trên Convex sẽ bị mất trắng, lúc này PWRD holder sẽ không bị ảnh hưởng gì, toàn bộ số thua lỗ $1.5 M sẽ được chịu bởi Vault holder, lúc đó giá trị của Vault chỉ còn $8 M - $1.5 M = $6.5 M.

⇒ Vault có mối liên hệ bảo hiểm PWRD, đảm bảo các rủi ro cho PWRD holder.

Ngoài ra, PWRD và Vault còn có mối liên kết về TVL, hay còn gọi là Tỉ lệ hiệu dụng (Utilisation Ratio).

Utilisation Ratio = TVL PWRD/ TVL Vault.

Vì đây là 2 sản phẩm riêng biệt, nên tỉ lệ TVL ở 2 sản phẩm cũng có thể khác nhau, tùy vào nhu cầu của người dùng, tỉ lệ TVL giữa 2 sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến APY mà holder của 2 token được nhận.

utilisation ratio

Trên đây là hình ảnh APY của Vault và PWRD holder khi tỉ lệ hiệu dụng chạy từ 0% đến 100%.

Anh em có thể thấy, tỉ lệ hiệu dụng càng thấp, ví dụ Utilization Ratio là 1%, tức với $1 M TVL PWRD, sẽ có $100 M TVL Vault. Lúc này APY của PWRD cao và APY của Vault thấp.

Nguyên nhân là vì có quá nhiều Vault bảo đảm rủi ro cho PWRD, do đó PWRD holder chỉ phải trả 1 khoản phí bảo hiểm nhỏ, khoản phí này chia cho rất nhiều Vault holder, nên Vault holder cũng không được bao nhiêu, do đó, khi tỉ lệ Utilization Ratio thấp, chênh lệch APY của Vault holder và PWRD holder không quá nhiều.

Khi tỉ lệ hiệu dụng càng tăng lên, mình giả sử Utilization Ratio là 80%, tức với $8 M PWRD thì chỉ có $10 M Vault, lúc này, vì nhiều người cần được bảo vệ, phí bảo hiểm mà Vault holder nhận được sẽ nhiều hơn hẳn, do đó APY của Vault sẽ tăng cao, trong khi APY của PWRD giảm xuống.

Tỉ lệ hiệu dụng có thể >100% được không? Câu trả lời là không. Để đảm bảo cho nền tảng hoạt động ổn định, $1 PWRD phải ít nhất được bảo đảm bởi $1 Vault.

Hiện tại, tỉ lệ hiệu dụng trên Gro Protocol đang là 71%, mức APY của Vault và PWRD tương ứng là 11.6% và 4.2%.

utilisation ratio 2

Labs

Đây là sản phẩm mới của Gro Protocol, kết hợp với Alpha Finance, cho phép người dùng đầu tư stablecoin có sử dụng đòn bẩy trên Avalanche, sử dụng mô hình của Alpha.

Hiện tại, anh em có thể đầu đòn bẩy 3 token USDC, USDT và DAI. Các chiến lược đầu tư được phát triển bởi Gro Protocol và Alpha Finance, giúp anh em tối ưu hóa nguồn yield nhận về.

Để có thể tham gia truy cập vào sản phẩm Labs này, anh em phải sở hữu 500 GRO token trên mạng lưới Ethereum.

labs

Là một dự án cũng làm về đầu tư stablecoin, đây có thể xem là nước đi chiến lược của Gro Protocol.

Chiến lược đầu tư stablecoin rất đa dạng, và sử dụng đòn bẩy cũng là 1 chiến lược phổ biến, với sự kết hợp với Alpha Finance, khả năng Gro Protocol sẽ tham gia đầu tư đòn bẩy là khá cao.

Điều này giúp nâng cao APY cho Vault và PWRD holder, trực tiếp giúp nhu cầu sử dụng 2 token này tăng lên.

Cách Gro Protocol tạo ra giá trị cho GRO token

Doanh thu của Gro Protocol

Đây có thể là phần anh em quan tâm nhất. Trước khi đi vào giá trị GRO nhận được, chúng ta hãy tìm hiểu về doanh thu của Gro Protocol.

Theo đề xuất mới nhất được thông qua bởi DAO, doanh thu của Gro Protocol từ 3 sản phẩm bao gồm:

  • 5% performance fees từ PWRD và Vault stablecoin: Tức nếu Gro Protocol kinh doanh lời được 100 đồng, thì dự án nhận 5 đồng, 95 đồng chia lại cho PWRD và Vault holder.
  • 10% performance fees từ Labs: Tương tự như trên, đây có thể xem như là phí dịch vụ của Gro Protocol, đã đưa ra các chiến lược đầu tư hiệu quả.

Có thể thấy, Gro Protocol là dự án đã phát triển sản phẩm hoàn chính và đã có doanh thu.

Giá trị của GRO token

GRO là native token của Gro Protocol nên có vai trò rất quan trọng trong nền tảng. Hiện tại GRO có vai trò:

  • Quản trị nền tảng Gro Protocol.
  • Phần thưởng khuyến khích người dùng sử dụng sản phẩm của Gro Protocol.

Không giá trị mà GRO holder nhận được không được dự án đề cập quá nhiều, tuy nhiên dự án hiện đã có doanh thu, do đó mình tin việc phân chia lại số doanh thu này cho GRO holder là chuyện sớm xảy ra trong tương lai.

Ngoài ra, GRO holder hiện có thể đem GRO đi staking hoặc cung cấp thanh khoản trên Uniswap hoặc Balancer.

gro holder

Định hướng phát triển và tương lai của Gro Protocol

Không có quá nhiều thông tin về định hướng tương lai của Gro Protocol, dưới đây là roadmap trong H2/2021 của dự án.

gro roadmap

Theo hướng đi này, có thể thấy chiến lược mở rộng trong tương lai của Gro Protocol sẽ bao gồm 3 hướng chính.

Thứ nhất, phát triển các chiến lược có APY cao: Là một Protocol về đầu tư, việc đem lại APY và an toàn cho nhà đầu tư có lẽ là điều quan trọng nhất với Gro Protocol, dự án đang làm khá tốt ở điểm này khi đang hoạt động khá ổn định, sản phẩm Labs hợp tác với Alpha Finance đem lại nguồn APY khá cao cho người dùng, cho thấy đội ngũ Gro Protocol có kiến thức trong việc phát triển chiến lược đầu tư.

Thứ hai, mở rộng sang các Chain khác: Đây là chiến lược phổ biến của nhiều Protocol trên Ethereum để mở rộng thị phần của mình, việc mở rộng sang Avalanche là bước đầu tiên của Gro Protocol, trong tương lai có thể Gro sẽ mở rộng sang các Layer-2 như trong Roadmap đã nói.

Cuối cùng, mở rộng use case của PWRD và Vault: Đây là 2 token người dùng nhận về khi gửi tiền cho Gro Protocol, đây cũng là 2 stablecoin có tài sản đảm bảo chắc chắn, việc tăng ứng dụng 2 stablecoin này sẽ tăng nhu cầu sử dụng của cả 2, gián tiếp giúp người dùng sử dụng sản phẩm của Gro Protocol nhiều hơn.

Nhận xét và kết luận

Gro Protocol là dự án khá độc đáo, hỗ trợ đầu tư stablecoin phù hợp với nhu cầu của người dùng - một nhu cầu đang khá lớn hiện nay.

Tuy nhiên, thị trường mà Gro Protocol đang nắm giữ (mới chỉ $50 M TVL) đang khá ít so với giá trị toàn thị trường, do đó Gro Protocol chắc chắn còn nhiều điều phải làm trong tương lai.

Còn anh em, anh em nghĩ sao về dự án này, hãy để lại ý kiến của anh em ở phần bình luận bên dưới để chúng ta cùng trao đổi và thảo luận.

Đọc thêm:  Phân Tích Mô Hình Hoạt Động Popsicle Finance (ICE)

RELEVANT SERIES