SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Đối tượng mục tiêu - Tiêu chí quyết định lợi nhuận của dự án

Nói một cách đơn giản, xây dựng một dự án cũng giống như anh em đang đầu tư, không xác định được đối tượng mục tiêu thì không khác gì đầu tư mà không có một đích đến. Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa.
Avatar
trang
Published Dec 10 2020
Updated Jul 05 2023
5 min read
thumbnail

Nói một cách đơn giản, xây dựng một dự án cũng giống như anh em đang đầu tư, không xác định được đối tượng mục tiêu thì không khác gì đầu tư mà không có một đích đến. Mọi thứ sẽ trở nên vô nghĩa.

Chính vì vậy, bài viết hôm nay sẽ giúp anh em hiểu được phần nào giá trị của việc xác định đối tượng mục tiêu trong việc đầu tư bất kì dự án nào. 

Tại sao xác định đối tượng mục tiêu là việc tối quan trọng?

Đối tượng mục tiêu là nhóm đối tượng nằm trong đoạn thị trường mục tiêu của dự án hướng tới. Có thể nói đối tượng mục tiêu là một trong những vấn đề sống còn đối với một kế hoạch kinh doanh và tầm quan trọng chỉ xếp sau việc xem xét đội ngũ thành lập.

Hiểu rõ được xây dựng sản phẩm phục vụ cho ai, cái gì và vì điều gì, sẽ cho phép: 

  • Anh em phát hiện ra cái nào là không phù hợp với người dùng của mình và thay đổi. Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn về người dùng, các phương pháp nghiên cứu thị trường như bảng hỏi định tính và định lượng,... Là những công cụ rất hiệu quả.
  • Anh em sẽ luôn nắm rõ được dự án đang xây dựng cái gì, vì điều gì và từ đó thực hiện chiến lược vòng phản hồi nhanh hơn.

Bài viết này lấy Yearn và đối tác làm minh chứng cho thấy việc xác định đối tượng mục tiêu có tầm quan trọng rất lớn đến mọi chiến lược của dự án. 

Đối tượng mục tiêu của Yearn và đối tác: Hợp đồng thông minh (smart contract)

Cách thức hoạt động của Hợp đồng thông minh

Giả sử Hợp đồng thông minh A sử dụng dữ liệu trong hợp đồng thông minh B.

Nếu dữ liệu của B được cập nhật,  A hoàn toàn không biết được về những thay đổi này. Chính vì vậy anh em cần phải cập nhật để A biết về những thay đổi diễn ra ở B và xử lý thông tin tương ứng.  

Cách Yearn và đối tác xây dựng hợp đồng thông minh

Thứ nhất họ tập trung thiết kế cấu trúc hợp đồng thông minh để đảm bảo tính không thay đổi của thông tin. Một vài dẫn chứng cụ thể là:  

  • Loại bỏ chức năng repayOnBehalf trong Cream v1 cho phép bên thứ ba đứng ra trả nợ cho bên mục tiêu.

Nhằm tránh trường hợp hợp đồng sẽ tiếp tục hoạt động theo giả định rằng đang nợ 100 ETH trong khi một tổ chức bên ngoài đã trả khoản nợ 100 ETH đó, mà không hề biết hoặc được biết về khoản nợ trong hợp đồng này. 

  • Thiết kế Cover v2 ở vị thế vĩnh viễn dựa trên mô hình thị trường cho vay thay vì mô hình AMM.

Thay vì Cover v1, một token có thời hạn sử dụng. Tới một thời điểm nhất định, Cover v1 sẽ hết hạn và một Cover mới sẽ được khởi chạy. Điều này mang lại vấn đề cho các hợp đồng thông minh, chúng không biết về thời hạn và các hợp đồng mới. 

Thứ hai, Yearn cùng với các đối tác đang nỗ lực bổ trợ cho nhau để tăng tính hiệu quả của các giao thức (protocol) và các hợp đồng thông minh. Điển hình như: 

  • Cover xây dựng thị trường bảo hiểm pay-as-you-go (Bảo hiểm theo lượng sử dụng)  dựa trên bảo hiểm vĩnh viễn để đáp ứng nhu cầu bảo hiểm đơn giản, dễ quản lý và phí gas thấp cho Yearn.
  • Cream cho mượn vafl ending trên cấp độ giao thức tới giao thức mà không cần có sự can thiệp bên ngoài để hỗ trợ Yearn và Sushi xây dựng các vị thế đòn bẩy.

Những dẫn chứng trên cho thấy rõ giá trị của việc hiểu những gì mình đang xây dựng và sử dụng. Biết được mình xây dựng cho ai (hoặc trong trường hợp yearn và đối tác là cái gì) sẽ làm thay đổi đáng kể phạm vi, tầm nhìn và định hướng tương lai của dự án . 

Vì vậy, điều quan trọng nhất là phải luôn tự hỏi anh em đang xây dựng cho cái gì và để làm gì?

Câu trả lời của Yearn và đối tác là các hợp đồng và giao thức thông minh. Còn anh em thì sao?

Anh em có thể tham khảo bài viết gốc ở đây.

Tác giả: Andre Cronje

Dịch và Edit: Trang Nguyễn

RELEVANT SERIES