SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động Liquity - Phiên bản đơn giản của MakerDAO

Phân tích cơ chế hoạt động Liquity giúp bạn hiểu về cách Liquity capture value cho LQTY token và dự phóng tương lai của dự án.
Avatar
vinhvo
Published Jul 04 2021
Updated Apr 26 2024
8 min read
thumbnail

Quick take:

  • Liquity được xem là một phiên bản đơn giản của MakerDAO, với sản phẩm chính là Stability Pool và Stablecoin LUSD.
  • Mô hình hoạt động của Liquity tập trung vào việc đảm bảo sự ổn định của stablecoin LUSD token, thay vì tập trung capture value cho Utility token của dự án là LQTY.
  • Thị trường tiềm năng của Liquity chính là toàn bộ thị trường DeFi.

Tổng quan về Liquity (LQTY)

Liquity là một giao thức Borrowing phi tập trung tương tự như Maker DAO. Trong Liquity Protocol, người dùng khóa tài sản thế chấp để mở các vị thế nợ có thế chấp (CDP - Collateralized Debt Position, trong Liquity gọi chúng là các Trove). Sau đó, hệ thống sẽ cho người dùng vay LUSD từ hệ thống - một stablecoin được peg với 1$.

Hai thành phần chính và cốt yếu của dự án là đồng LUSD Stablecoin và LQTY Utility Token:

  • LUSD Stablecoin là 1 loại Stablecoin chỉ được thế chấp bởi ETH và được giữ ổn định giá ở peg 1 LUSD = 1 USD.
  • Liquity (LQTY) là Utility token của dự án, chỉ được dùng để Staking và Earn Protocol phát sinh trong quá trình Borrow & Redeem LUSD.

Liquity là một trong những dự án Lending nổi bật gần đây. Sau hơn 3 tháng phát triển, dự án đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, Stablecoin LUSD hiện đang là Stablecoin có vốn hóa đứng thứ 8 trên thị trường theo thống kê của Coingecko.

stable coin

Bài viết này sẽ giúp các bạn:

  • Hiểu về cách hoạt động của Liquity.
  • Cách Liquity capture value cho LQTY token.
  • Tương lai và tầm nhìn của Liquity.

Các bạn tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

Trước khi bắt đầu với Liquity, anh em nên tham khảo trước về mô hình hoạt động của Maker DAO, hoặc mở bài viết trong tab mới và để song song, vì trong bài viết này mình sẽ có nhiều góc phân tích đồng thời so sánh với Maker DAO để anh em có thể dễ dàng so sánh ưu nhược điểm của hai dự án.

advertising

Cách hoạt động của Liquity

Liquity hiện có 3 thành phần chính sau:

  • Trove: Giúp quản lý các vị thế nợ thế chấp (CDP).
  • Stability Pool: Cơ chế giúp liquity thanh lý các vị thế nợ đơn giản và hiệu quả hơn, giúp Protocol có thể cho phép tỷ lệ thế chấp tối thiểu chỉ 110% thay vì 150%.
  • Staking Pool: Staking LQTY để earn một phần Borrowing Ree và Redeem Fee.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về cách hoạt động của các sản phẩm này.

Trove

Để có thể bắt đầu tương tác với Liquity, việc đầu tiên các bạn cần làm là phải mở một Trove để giúp quản lý các vị thế nợ có thế chấp, tương tự khái niệm CDP (Collateralized Debt Position) nhưng Liquity gọi tên khác. Một người dùng có thể mở một hoặc nhiều Trove.

Cơ chế mint/redeem stablecoin LUSD như sau:

mint redeem stablecoin lusd

Cơ chế Mint & Redeem sẽ diễn ra như sau:

Mint:

(1) Người dùng sẽ Deposit ETH vào trong Trove của mình.

(2) Tỷ lệ thế chấp tối thiểu là 110%, thực tế, để tránh thanh lý người dùng vay ra ít hơn, thường là 300% (tức là deposit 300$ ETH thì vay ra 100 LUSD), Liquity không thu Stability Fee như Maker DAO, giao thức thu phí một lần là 0.5% (ở thời điểm hiện tại).

Redeem:

(1) Khi người dùng muốn trả nợ và lấy lại tài sản thế chấp. Người dùng sẽ trả lại số LUSD đã vay + % phí Redeem.

(2) Trove sẽ mở khóa tài sản thế chấp, và người dùng nhận lại được tài sản của mình.

Stability Pool

Điểm độc đáo của Liquity là hệ thống chỉ cần duy trì tỷ lệ tài sản thế chấp tối thiểu là 110% thay vì 150% như Maker DAO, để làm được điều này, hệ thống giới thiệu một kiến trúc mới có tên là Stability Pool, cách hoạt động của nó như sau:

Sau khi vay LUSD từ Liquity Protocol, người dùng có thể gửi LUSD vào Stability Pool để kiếm collateral từ việc thanh lý. Stability Pool hoạt động như một backstop cho hệ thống Liquity để cho phép dự án duy trì tỷ lệ tài sản thế chấp tối thiểu mà không sợ giao thức bị nợ.

  • Khi một CDP giảm xuống 110%, giao thức sẽ thanh lý vị thế nợ ngay lập tức bằng cách sử dụng Stability Pool (nếu cần).
  • Đổi lại, các stability pool providers sẽ nhận được tài sản thế chấp được thanh lý bằng số tiền LUSD bị mất, cộng với số tiền phạt thanh lý người vay 0.5% dưới dạng ETH.
  • Liquity triển khai LP Mining như các incentive để khuyến khích LUSD holders gửi LUSD vào Stability Pool.
Stability Pool

Staking Pool

Như mình có trình bày ở trên, khi Minting LUSD hoặc khi Redeem LUSD, người dùng sẽ phải trả một khoản phí dưới dạng LUSD và ETH. LQTY holders có staking LQTY để nhận khoản phí này.

Staking Pool

Phân tích các thông số chính của Liquity & LUSD

Collateral Ratio - Tỷ lệ thế chấp

Mặc dù, tỷ lệ thế chấp tối thiểu là 110% nhưng tổng tỷ lệ thế chấp của cả Liquity Protocol rơi vào tầm 300%, điều này có nghĩa là cứ $300 giá trị ETH deposit vào Liquity thì sẽ có 100 LUSD được mint ra.

Collateral Ratio

Peg

Giá trị đồng LUSD được giữ cố định xung quanh mốc $1. Khi giá LUSD biến động, sẽ có những cơ chế để điều chỉnh giá.

Cơ chế ổn định giá

Trường hợp LUSD hạ xuống dưới $1

Giá LUSD trên thị trường giao dịch ở mức < $1, nhưng giá trị của LUSD vẫn là 1$ trong Liquity Protocol, điều này sẽ khuyến khích:

  • Các người dùng có vị thế nợ trong giao thức mua LUSD từ thị trường thứ cấp.
  • Sau đó trả nợ giao thức và ăn chênh lệch lợi nhuận.
lusd nhỏ hơn 1

Trường hợp LUSD tăng lên trên $1

Giá LUSD trên thị trường giao dịch ở mức > $1, Vì giá của LUSD vẫn là 1$ trong hệ thống của Liquity Protocol, nên người dùng sẽ có cơ hội arbitrage (kinh doanh chênh lệch giá) bằng cách:

  • Nạp collateral vào Liquity để vay ra thêm LUSD.
  • Sau đó bán chúng trên thị trường để hưởng chênh lệch giá.
lusd lớn hơn 1

Cách Liquity capture value cho LQTY token

LQTY là Utility token và cách Liquity Protocol capture value cho LQTY chỉ có duy nhất một cách là Staking LQTY token trong Staking pool để nhận phí phát sinh từ quá trình Minting & Redeem LUSD.

staking lqty

Hiện tại, có hơn 4.9M LQTY Token được Staking trong Staking Pool, trị giá hơn $31M, tổng phí thu được từ Minting Fee & Redeem Fee tầm hơn $550K ở thời điểm viết bài (bao gồm 14.45 ETH & 525,688 LUSD).

Nhìn chung, tổng phí được tạo ra khá là nhỏ khi so sánh với market cap của LQTY & LUSD.

token balance over time for address

Tương lai của Liquity và LQTY

Là một Debt Protocol, mục tiêu của Liquity đương nhiên là mở rộng nhu cầu sử dụng LUSD, khi Demand LUSD tăng cao, thì Protocol Revenue thu được từ hoạt động Minting & Redeem cũng sẽ lớn hơn.

Ở thời điểm hiện tại, các Use Case & tích hợp LUSD rất hạn chế, dự án cần nhiều tích hợp và được áp dụng rộng rãi trong các DeFi protocol hơn, một số use case tiềm năng:

  • Tài sản thế chấp trong các Debt Protocol.
  • Cặp thanh khoản trên các AMM.
  • Farming Pool.

Nhận xét và kết luận

Tổng quan về mô hình hoạt động của Liquity và LUSD, chúng ta rút ra một số ý chính sau:

  • LUSD là một stablecoin theo cơ chế thế chấp quá mức (over-collateralized) với tỷ lệ thế chấp tối thiểu là 110%, nhưng thực tế tỷ lệ thế chấp của cả hệ thống rơi vào tầm 300%.
  • Liquity là một trong những dự án Lending nổi bật gần đây. Sau hơn 2 tháng phát triển, dự án đã đạt được nhiều thành tựu đáng chú ý, Stablecoin LUSD hiện đang là Stablecoin có vốn hóa đứng thứ 8 trên thị trường theo thống kê của Coingecko.
  • Liquity đã tạo ra doanh thu (Minting Fee & Redeem Fee) và được capture lại cho LQTY thông qua Staking Pool.
  • Các tích hợp và trường hợp sử dụng trong DeFi của LUSD rất hạn chế.

Đọc thêm:  Phân Tích Mô Hình Hoạt Động Của PowerPool (CVP)

RELEVANT SERIES