SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động Maker Dao

Phân tích cơ chế hoạt động của Maker Dao và cách capture value cho MKR token, từ đó dự phóng tương lai và tiềm năng của dự án Lending hàng đầu này.
Avatar
vidang
Published Jun 25 2021
Updated Apr 26 2024
19 min read
thumbnail
  • Maker Dao được xem như Ngân hàng trung ương trong DeFi, tập trung vào việc phát triển Stablecoin DAI.
  • Mô hình hoạt động của Maker Dao tập trung vào việc đảm bảo sự ổn định của dự án, thay vì tập trung vào capture value cho governance token.
  • Thị trường tiềm năng của Maker Dao chính là toàn bộ thị trường DeFi.

Maker Dao là gì?

MakerDAO & DAI là một dự án về Lending trong lĩnh vực tài chính phi tập trung DeFi. Nền tảng của dự án được xây dựng trên Blockchain của Ethereum.

2 thành phần chính và cốt yếu của dự án là đồng DAI Stablecoin và Maker (MKR Token):

  • DAI Stablecoin là 1 loại Stablecoin được thế chấp bởi Cryptocurrency và được giữ ổn định giá tương ứng 01 DAI = 01 USD.
  • Maker (MKR) là Token quản trị của dự án, được dùng để quan trị và tái cấu trúc vốn của dự án.

Maker Dao là một trong những dự án Lending đầu tiên trên thị trường, được phát triển từ cuối năm 2017. Sau hơn 3 năm, dự án đã đạt được nhiều thành tựu lớn, Stablecoin DAI hiện đang là Stablecoin có vốn hóa lớn nhất DeFi và lớn thứ 3 trên toàn thị trường, chỉ sau USDT và USDC.

Bài viết này sẽ giúp anh em:

  • Hiểu về cách hoạt động của Maker Dao.
  • Cách Maker Dao capture value cho MKR token.
  • Tương lai và tầm nhìn của Maker DAO.

Anh em tham khảo để có thêm góc nhìn trong đầu tư.

advertising

Mô hình hoạt động của Maker Dao

Maker Dao hiện có một số sản phẩm chính như sau:

  • Maker Vault: Giúp quản lí vị thế nợ DAI.
  • Maker Buffer: Có vai trò như một Quỹ tài chính (Treasury) của dự án.
  • Dai Saving Rate: Sản phẩm giúp ổn định tỉ giá DAI.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu về cách hoạt động của các sản phẩm này.

Market Vault

Để có thể bắt đầu tương tác với Maker Dao, việc đầu tiên anh em phải làm là mở một Maker Vault, anh em có thể mở thông qua các dự án hỗ trợ Interface cho Maker Dao như Oasis, InstaDapp, Zerion.

Một Maker Vault cũng giống như một vị thế của anh em, sau khi mở 1 Vault, anh em sẽ có quyền cung cấp tài sản thế chấp, vay DAI, trả nợ,...

Anh em có thể mở nhiều Vault cùng 1 lúc để có nhiều vị thế.

Cơ chế mint/redeem stablecoin DAI

Đây là tính năng cơ bản nhất và được sử dụng nhiều nhất trong Maker Dao. Số DAI được mint ra tùy vào chất lượng tài sản được thế chấp.

Ví dụ: $150 ETH tối đa chỉ được mint 100 DAI. Nhưng $150 USDC có thể mint tới 148.5 DAI.

image

Cơ chế Mint & Redeem sẽ diễn ra như sau:

Mint:

(1) Người dùng sẽ bỏ tài sản thế chấp vào trong Maker Vault của mình.

(2) Dựa trên chất lượng của tài sản thế chấp, người vay sẽ được vay 1 số lượng DAI nhất định, người dùng có thể dùng DAI này để mua thêm tài sản, cho vay, farming,...

Redeem:

(1) Khi người dùng muốn trả nợ và lấy lại tài sản thế chấp. Người dùng sẽ trả lại số DAI đã vay + 1 phần lãi suất, lãi suất này sẽ phải trả bằng DAI.

  • Phần DAI trả lại sẽ được đem đi đốt.
  • Phần lãi trả bằng DAI sẽ được chuyển đến Maker Buffer. Định nghĩa và vai trò của Maker Buffer mình sẽ nói rõ ở phần sau.

(2) Sau khi người dùng trả DAI + lãi suất, Vault sẽ mở khóa tài sản thế chấp, và người dùng nhận lại được tài sản của mình.

Cơ chế thanh lí tài sản trên Maker DAO

Để đảm bảo DAI được ổn định với giá pegged $1, khi Vault tài sản thế chấp giảm xuống một tỉ lệ nhất định, cụ thể ở hiện tại là 150%, tài sản trong Vault sẽ bị thanh lý để hoàn trả nợ.

image

Tài sản thanh lý trong Maker Dao sẽ được tiến hành theo thể thức đấu giá:

(1) Maker DAO sẽ tổ chức một buổi đấu giá với những bên tham gia, để chọn ra người thắng cuộc, đồng thời đảm bảo chủ Vault có thể trả nợ đầy đủ.

(2) Người chiến thắng (bidder) sẽ chuyển DAI cho Maker DAO. DAI này sẽ dùng cho 2 việc.

  • Trả số DAI nợ của người chủ Vault: Số DAI này sẽ được đem đi đốt.
  • Phí phạt thanh lý (Liquidation Penalty): Phạt ở đây vì chủ Vault đã không đảm bảo đủ tài sản thế chấp, gây nguy hiểm cho sự ổn định của DAI.  Phí phạt này + Lãi suất (Stability Fees) sẽ được chuyển đến Maker Buffer.

(3) Maker Dao chuyển Tài sản thế chấp (Collateral assets) cho người chiến thắng (bidder). Cuộc đấu giá này sẽ dẫn đến 2 trường hợp:

  • Số DAI thu về đủ để trả Nợ trong Vault + Phí phạt thanh lý: Đây là trường hợp lí tưởng của các cuộc đấu giá, phần tài sản thế chấp dư sẽ được trả về cho chủ Vault.
  • Số DAI thu về không đủ để trả Nợ trong Vault + Phí phạt thanh lý: Phần nợ này ban đầu là nợ của chủ Vault, sẽ chuyển thành nợ của Protocol Maker DAO (thuật ngữ gọi là Protocol Debt). Lúc này, để trả nợ, Maker Dao sẽ xử lí như sau: Đầu tiên, sử dụng tiền trong Maker Buffer để trả nợ.Nếu tiền trong Maker Buffer không đủ, Maker DAO sẽ mint thêm MKR token, và tổ chức một buổi đấu giá (Debt Auction). Số tiền thu được sẽ được dùng để trả nợ của Maker Dao như trên (Protocol Debt).

Maker Buffer

Maker Buffer là một thành phần khá quan trọng trong mô hình hoạt động của Maker Dao. Nãy giờ anh em đã nghe nhiều đến thành phần này trong bài, bây giờ mình sẽ giải thích định nghĩa, cách hoạt động, và ý nghĩa của thành phần này.

Định nghĩa: Maker Buffer đóng vai trò như một Quỹ tài chính (Treasury) của Maker Dao, quản lí nguồn thu và nguồn chi của dự án.

Cách Maker Buffer hoạt động:

image

(1) Nguồn thu: Tất cả nguồn thu của Maker Dao đều được chuyển về đây, bao gồm: Phí cho vay DAI (Stablebility Fees) + Phí phạt thanh lí (Liquidation Penalty).

(2) Nguồn chi: Số tiền này sẽ được dùng cho 2 việc chính:

  • Trả nợ giao thức (Debt Protocol) trong trường hợp không thu về đủ DAI (như trong ví dụ trên).
  • Trả lãi suất cho Dai Saving Rate. DAI holder có thể Staking DAI trong Maker Dao để hưởng lãi suất, mình sẽ nói rõ ở phần sau.

(3) Nếu số tiền trong Maker Buffer không đủ để trả nợ, MKR token sẽ được mint ra để và đem đi đấu giá (Debt Auction) để trả 2 khoản nợ kia.

(4) Nếu sau khi đã trả xong 2 khoản nợ, số tiền trong Maker Buffer vẫn cao hơn một mức nào đó, phần tiền dư sẽ được đem đi đấu giá (Surplus Auction) để mua MKR và đốt khỏi thị trường, qua đó làm giảm phát cho MKR supply.

Vai trò của Maker Buffer và MKR token rất quan trọng, giúp ổn định và tái cấu trúc tài chính trong Maker Dao.

Blackswan Event:

Vai trò của Maker Buffer và MKR token thể hiện rõ trò ngày sự kiện Blackswan, cụ thể vào 13/3/2020, thị trường đã có 1 cú sập mạnh, mặc dù đã tiến hành thanh lý khi tỉ lệ thế chấp xuống mức 150%, nhưng giá giảm quá nhanh đã khiến số tiền Maker Dao thu về không đủ để bù nợ, số tiền bị thâm hụt lên đến $5.4 M DAI.

Lúc này, Maker Dao đã phải tạm thời ngừng hoạt động giao thức (Emergency Shutdown) và tiến hành đấu giá nợ (Debt Protocol).

Vào ngày 29/3/2020, buổi đấu giá nợ đã kết thúc, 20,980 MKR đã được mint ra để thu về $5.3 M DAI.

DAI Saving Rate (DSR)

Dai Saving Rate (DSR) là một tính năng cho phép DAI holder có thể kiếm lợi nhuận một cách thụ động, đồng thời cũng là một công cụ để Maker Dao ổn định tỉ giá DAI.

Lãi suất trong Dai Saving Rate từng lên đến 8%/ năm, tuy nhiên bây giờ chỉ còn 0.01%, và hiện chỉ có 71 triệu DAI được khóa trong Dai Saving Rate.

image

Quy trình hoạt động của Dai Saving Rate khá đơn giản, diễn ra theo 4 bước như sau:

(1) DAI holder khóa DAI lại trong contract của Dai Saving Rate.

(2) Maker Buffer sẽ trả lãi suất lại DAI holder.

Đây là một tính năng đơn giản, nhưng ý nghĩa của nó mang lại là rất lớn. Tính năng này cho phép Bộ phận quản trị của Maker Dao (MKR Holder) có thể ổn định tỉ giá của DAI chống lại những biến động ngoài thị trường, cụ thể:

  • Khi giá DAI cao hơn 1: MKR holder có thể vote giảm lãi suất trong DSR, làm giảm nhu cầu sở hữu DAI và giá sẽ có xu hướng giảm về 1.
  • Khi giá DAI bé hơn 1: MKR holder có thể vote tăng lãi suất trong DSR, làm tăng nhu cầu sở hữu DAI và giá sẽ có hu hướng tăng trở lại về 1.

Nhận xét về Dai Saving Rate

Cá nhân mình thấy đây là một tính năng rất hay, áp dụng từ nền kinh tế tài chính truyền thống.

Cách DAI sử dụng DAI Saving Rate để ổn định tỉ giá DAI với USD, cũng giống như cách các Ngân hàng Trung ương nhà nước ổn định tỉ giá của họ so với USD.

Ví dụ:

Trong tường hợp 1 đồng X bị giảm giá so với USD, Ngân hàng trung ương sẽ tăng Lãi suất trái phiếu của đồng X so với trái phiếu USD. Khi đó, nắm giữ đồng X sẽ có lợi hơn, nhà đầu tư sẽ có xu hướng bán USD để mua đồng X ⇒ Giá X tăng lại so với USD và giữ được sự tương quan cần thiết.

Trường hợp ngược lại, đồng X bị tăng giá so với USD, Ngân hàng trung ương sẽ giảm Lãi suất trái phiếu của đồng X so với USD ⇒ Đồng X ít hấp dẫn hơn USD và giá X sẽ giảm lại.

Dai Saving Rate cũng hoạt động theo cách tương tự. Nhìn chung, đây là một công cụ để Maker Dao ổn định tỉ giá của mình cho phù hợp, dù tác động của Dai Saving Rate với tỉ giá của DAI là không quá lớn

Phân tích các thông số của Stablecoin DAI

Collateral Ratio

Liquidity ratio của DAI vào mức 150%, tức là nếu giá trị tài sản thế chấp bị hạ xuống dưới mức đó sẽ bị hệ thống tiến hành thanh lý.

Collateral ratio có giá trị lớn hơn Liquidity ratio để tránh tài khoản của mình bị thanh lý bởi hệ thống, để an toàn thì thường người dùng sẽ đặt Collateral ratio gấp 2 - 4 lần Liquidity ratio, tức là khoảng 300% - 600% lượng DAI cần vay từ hệ thống.

Con số thực tế hiện nay đang là 355% tỉ lệ thế chấp.

image

Peg

Giá trị đồng DAI được giữ cố định xung quanh mốc $1. Khi giá DAI biến động, sẽ có những cơ chế để điều chỉnh giá.

Cơ chế ổn định giá

Trường hợp DAI hạ xuống dưới $1

Giả sử người dùng đã vay một khoản ($100) từ MarkerDao, một thời gian sau, giá DAI hạ xuống thấp ($0.9/DAI). Mặc dù giá DAI trên thị trường có thể thay đổi, tuy nhiên giá DAI trong hệ thống luôn được mặc định giữ ở mức $1. Khi đó, người dùng có thể mua (100) DAI từ các thị trường thứ cấp (các sàn giao dịch như Binance, Kucoin, Okex, Uni,...) có giá rẻ hơn (khoảng $90) rồi dùng số tiền đó trả nợ.

Kết quả người dùng nhận được lượng chênh lệch giá ($10). Tất cả DAI trả lại bị đốt cháy, làm giảm nguồn cung cấp DAI. Điều này cuối cùng sẽ dẫn đến việc tăng giá thị trường của DAI.

image

Trường hợp DAI tăng lên trên $1

Vì DAI vẫn giữ mức $1 trong hệ thống, người dùng sẽ tiến hành vay DAI từ hệ thống và bán nó trên thị trường thứ cấp với giá cao hơn (giả sử $1.1). Người dùng sẽ thu được lợi nhuận từ việc này ($0.1$/DAI). Ngoài ra, việc bơm thêm DAI vào thị trường sẽ làm hạ giá DAI.

image

Price Info

Oracle (the Medianizer) là hợp đồng thông minh cung cấp giá tham chiếu cho Marker.

Nó duy trì một danh sách các nguồn cấp dữ liệu giá, lấy bản cập nhật giá và hồ sơ về giá gần đây do từng địa chỉ cung cấp. Mỗi khi nhận được bản cập nhật giá mới, giá trung bình của tất cả các giá nguồn cấp dữ liệu sẽ được tính toán lại và giá trị trung bình được cập nhật.

Quyền của Oracle: Việc thêm và xóa các địa chỉ nguồn cấp dữ liệu giá trong danh sách cho phép được kiểm soát thông qua quản trị, cũng như cài đặt min - số lượng tối thiểu của nguồn cấp dữ liệu hợp lệ cần thiết để giá trị được trung gian hóa được coi là hợp lệ.

Performance

DAI là Stablecoin hàng đầu trong thị trường DeFi và hiện đang là Stablecoin có vốn hóa cao thứ 3, chỉ thua USDT và USDC.

Dưới đây là dữ liệu về sự phát triển của stablecoin DAI qua thời gian.

MarkerCap hiện tại: $5,130,129,803(16/6/2021).

Các mốc thời gian quan trọng:

  • 18/12/2017: lên mainnet Ethereum.
  • 18/11/2019: Chuyển từ SAI sang DAI.

Phân tích về sự tăng trưởng của stablecoin DAI:

1) Trước tháng 6/2020:

image

Nhận xét: 

  • Giai đoạn tăng trưởng của DAI bắt đầu từ 19/11/2019 tới 17/02/2020: Tăng từ $1.4 tới $126.5M, sau đó ổn định về marketcap.
  • Tăng mạnh nhất từ ngày 10/01/2020 - 11/01/2020: Chỉ trong 1 ngày tăng gần gấp đôi, từ $46M tới $83.3M.

2) Sau tháng 6/2020:

image

Nhận xét:

  • Có thể căn bản chia làm 2 giai đoạn: Từ 01/07/2020 - 16/01/2021: Tăng nhẹ từ $129.6M tới $1291.6M, tăng 10 lần trong 6.5 tháng.Từ 16/01/2021 - nay: Tăng từ $1291.6M tới $5126.7M, tăng gần 5 lần trong 6 tháng.
  • Nhìn chung, marketcap của DAI trong thời gian này tăng tuyến tính.

Tổng kết lại, kể từ lúc bắt đầu ra mắt từ cuối năm 2017, dự án mất hơn 2,5 năm, đến 6/2020 để đạt được vốn hóa $100 M, nhưng chỉ cần sau 1 năm, DAI đã tăng trên mức $5 B vốn hóa, một tốc độ tăng rất nhanh, và đang tiếp tục tăng tuyến tính.

Cách Maker Dao capture value cho MKR token

Vai trò của MKR token thể hiện rõ nhất trong sản phẩm Maker Buffer, MKR là token giúp tái cấu trúc vốn cho dự án:

  • Khi dự án phát sinh nợ: MKR được mint ra để bán và trả nợ.
  • Khi dự án đạt lợi nhuận đến 1 mức nhất định: Phần dư sẽ được dùng để mua lại MKR và đốt.

Đây là tính năng quan trọng nhất của MKR, giúp ổn định hệ thống, đồng thời thông qua Maker Buffer, Maker Dao cũng capture value cho MKR token, thông qua việc Buyback & Burn MKR token.

image

Nhìn chung, hiện tại Maker Dao capture value 2 cách chính:

  • Quản trị: MKR holder có thể dùng để biểu quyết cho các chỉ số quan trọng trong Protocol Maker Dao như Phí vay (Stablebility Fees), tỉ lệ thế chấp (Collateral Ratio), tỉ lệ thanh lí (Liquidation Ratio),... Là một Protocol kinh doanh nợ, các chỉ số tài chính đóng vai trò rất quan trọng với Maker Dao, bởi nó liên quan đến các rủi ro cho vay, vì vậy vai trò của các MKR holder là rất quan trọng.
  • Giảm supply trực tiếp ngoài thị trường: Thông qua Maker Buffer, sau khi Maker Buffer trả hết nợ và đảm bảo 1 khoản dự trữ đủ, phần dư sẽ được mua MKR token và đốt.

Nhận xét về cách capture value cho Maker Dao

Maker Dao là một giao thức đã tạo ra doanh thu, tuy nhiên, dự án không dùng doanh thu này để chia lại cho những người được xem là chủ dự án (MKR holder) giống như những Protocol khác (như Sushi, Curve,...). Mà Maker Dao lại dùng doanh thu để đảm bảo Protocol hoạt động tốt (trả nợ, trả DSR để quản lí DAI, dự trữ), chỉ khi có dư ra mới đem mua MKR và đốt.

Điều này giải thích tại sao MKR token không biến động mạnh như token của các Lending Protocol khác (COMP, AAVE, CREAM,...).

Cá nhân mình thấy, DeFi hiện đang trong giai đoạn đầu tiên và có rất nhiều biến động, vậy nên cách làm của Maker Dao cũng không có gì sai, chiến lược này sẽ đảm bảo sự chắc chắn trong dài hạn, đặc biệt khi vai trò của Maker Dao đang rất quan trọng, đó là Ngân hàng Trung ương (Central Bank) của DeFi.

Tương lai của Maker Dao và DAI

Là một Debt protocol, mục tiêu của Maker Dao đương nhiên là mở rộng nhu cầu sử dụng DAI, phát triển DeFi, dùng DAI để thay thế sự thống trị của centralized stablecoin từ trước đến nay.

Tiền tệ đóng 1 vai trò không thể thiếu trong bất kì nền kinh tế nào, vậy nên trong hiện tại và kể cả tương lai, thị trường tiềm năng của DAI cũng chính là thị trường DeFi, thị trường DeFi càng phát triển thì nhu cầu sử dụng DAI càng nhiều.

Một số thị trường hiện nay đang sử dụng DAI:

  • Thị trường vốn: Vay thêm DAI sẽ tăng mức độ hiệu quả sử dụng vốn trên thị trường.
  • Thị trường Margin, hedging: Ví dụ anh em thế chấp ETH để vay DAI, có thể dùng DAI đó để tiếp tục mua ETH, tăng vị thế Long của mình.
  • Thị trường Gaming: Nền kinh tế trong Game có thể dùng DAI làm tiền tệ.
  • Thị trường Prediction: Người chơi khi sử dụng 1 stablecoin để đặt cược sẽ ít chịu rủi ro biến động hơn khi phải đặt cược bằng 1 altcoin.
  • ….

Nhận xét và kết luận

Maker Dao là một trong những dự án Lending hàng đầu trên thị trường, dự án đã phát triển từ cuối năm 2017 và cuối cùng đã có được kết quả như ngày nay.

Tổng quan về mô hình hoạt động của Maker Dao và DAI, chúng ta rút ra một số ý chính sau:

  • DAI là một stablecoin theo cơ chế thế chấp quá mức (over-collateralized) với tỉ lệ thanh lý là 150%.
  • Maker Buffer và Dai Saving Rates là 2 công cụ quan trọng giúp Maker Dao quản lí tài chính và điều chỉnh thị trường cho phù hợp.
  • DAI tăng rất nhanh kể từ 6/2020.
  • Maker Dao đã tạo ra doanh thu, nhưng không quan trọng việc chia lại cho các MKR holder, dự án phần lớn dùng nó để đảm bảo ổn định lâu dài.

Trên đây là phân tích tổng quan về Mô hình hoạt động của Maker Dao - nền tảng Lending hàng đầu hiện nay.

Anh em nghĩ sao về dự án này? Liệu có nên đầu tư vào MKR dài hạn? Hãy để lại ý kiến của anh em ở phần bình luận bên dưới để chúng ta có thể cùng trao đổi và thảo luận.

Nguồn tham khảo: https://makerdao.com/en/whitepaper/

Disclaimer: Tất cả những thông tin trong bài nhằm cung cấp cho người đọc những thông tin mới nhất trong thị trường và không được coi là lời khuyên đầu tư. Đầu tư Crypto là một hình thức đầu tư rất mạo hiểm, người đọc cần phải tìm hiểu kỹ trước khi đầu tư và chỉ nên tham gia với số vốn có thể mất.

RELEVANT SERIES