SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động PowerPool - Mô hình với nhiều khiếm khuyết

Phân tích mô hình hoạt động PowerPool để hiểu về cách capture value cho token CVP và tìm ra những cơ hội đầu tư với PowerPool.
Avatar
ducdinh
Published Jul 29 2021
Updated Oct 09 2023
22 min read
thumbnail

Bài viết Phân tích mô hình PowerPool sẽ giúp anh em:

  • Hiểu về cách hoạt động của PowerPool.
  • Cách PowerPool capture value cho token CVP.
  • Có thêm các góc nhìn về các cơ hội đầu tư với PowerPool.

Mời anh em cùng tìm hiểu!

Tổng quan về PowerPool 

PowerPool là một nền tảng được phát triển với mục đích tích luỹ quyền biểu quyết trên các protocol khác như AAve, Compound, Yearn Finance,… trong token CVP, LP Token của các cặp có chứa CVP trong đó như CVP-ETH, PIPT và YETI,...

Hiểu đơn giản, khi sở hữu các token kể trên thì anh em có thể tham gia voting trên nhiều nền tảng khác nhau chỉ với việc sở hữu một token. Đó cũng là ý nghĩa của cái tên token dự án CVP - Concentrated Voting Power.

Ngoài ra, PowerPool còn là một dự án thuộc mảnh ghép Asset Management với tính năng cung cấp các Indexes - hay các rổ chỉ số là một danh mục bao gồm nhiều token khác nhau để anh em có thể đa dạng hoá rủi ro danh mục của mình một cách đơn giản nhất.

Tham khảo thêm mô hình Indexcoop để có các góc nhìn cũng như kiến thức tổng quan về việc các Indexes là gì và tiềm năng của chúng ra sao trong mảnh ghép Asset Management.

Mô hình hoạt động của PowerPool

Meta-Governance

Đây là tính năng “Flagship” đến từ dự án, mô hình hoạt động của tính năng này diễn ra như sau:

Meta Governance

Mô hình hoạt động của Meta Governance

  • Theo đó các Holders của các token kể trên có thể tham gia voting trên các protocols khác nhau chỉ với việc sở hữu một token duy nhất.
  • Ví dụ, nếu anh em sở hữu PIPT hoặc LP token chứa PIPT thì có thể tham gia Voting trên 8 nền tảng khác nhau (UNI, AAVE, SNX, COMP, YFI, NXM, MKR & CVP).
  • Một số các token hiện nay của PowerPool và các dự án cho phép voting tương ứng.

các token của PowerPool

  • Có một số dự án sẽ cho phép anh em voting trực tiếp với các token trên. Tuy nhiên cũng có một số dự án sẽ yêu cầu phải deposit token vào một smart contract riêng để có thể tham gia voting.
  • TVL của các Indexes token này càng lớn thì voting power sẽ càng cao và tạo nhiều Buy Demand hơn nữa.

Một ví dụ đơn giản để anh em có thể hình dung tại sao khi TVL gia tăng thì Voting power lại gia tăng. Giả sử TVL của PIPT lên tới $1B:

  • Voting power theo đó cũng sẽ gia tăng theo (vì sở hữu nhiều token hơn).
  • Và các CVP cũng như Indexes token Holders có thể voting để thay đổi tỷ trọng của bất kỳ token nào trong Indexes, từ đó dẫn đến pump hoặc dump token.

Với giải pháp Meta-Governance, anh em sẽ sở hữu quyền Voting một cách tập trung hơn. Thay vì phải chia nhỏ vốn của mình cho nhiều token khác nhau, thì PowerPool cho phép anh em tập trung vốn vào một token duy nhất để tham gia quản trị dự án, từ đó khiến voting power gia tăng.

Smart Portfolio & Indexes Token

Trong phần này mình sẽ đi sâu vào các Indexes token mà mình đã đề cập với anh em ở phần bên trên. 

Các Indexes token này là các Smart Portfolio (Hay có model tương tự như ETF trong thị trường tài chính truyền thống) được build trên model tương tự với AMM của Balancer

Các Indexes token này có chức năng chính:

  • Meta-Governance: Như mình đề cập ở bên trên, nếu trong các Indexes token này có chứa token của dự án nào thì anh em có thể tham gia voting trên dự án đó.
  • Vault Strategies: Với việc sở hữu các Indexes token này, anh em sẽ có thêm một lượng cashflow (cơ chế hoạt động mình sẽ giải thích sau).

Hiện tại, có 4 smart portfolios được triển khai trên PowerPool:

  • PIPT - PowerPool Token: Được đề xuất bởi Delphi Digital và Indexes token này được tạo nên bởi 8 token UNI, AAVE, SNX, COMP, YFI, WNXM, CVP và COMP với tỷ lệ 12.5% mỗi token.
  • YETI - Yearn Ecosystem Token Index: Được đề xuất bởi Ryan Watkins từ Messari và được tạo nên bởi các token trong hệ sinh thái Yearn Finance (YFI, SUSHI, AKRO, KP3R, PICKLE, CREAM & CVP).
  • ASSY - Aave, SushiSwap, Synthetix, Yearn Index: Được đề xuất bởi Marc Zeller từ Aave và chứa các token như trên.
  • YLA - Yearn v2 Vault LP Index: Smart portfolio này bao gồm các token LP của Yearn v2 Vaults và sẽ tự động rebalance tỷ lệ giữa các token dựa trên TVL (đây là Index token duy nhất không có khả năng tham gia voting).

Cơ chế hoạt động sẽ diễn ra như sau (trong trường hợp này mình sẽ ví dụ với PIPT):

PIPT

Mô hình hoạt động của Smart Portfolio

(1): Users sẽ deposit các underlying assets (8 token kể trên) vào Smart Portfolio và nhận về PIPT token. Smart portfolio này sẽ tự động rebalance theo tỷ lệ quy định (tỷ lệ có thể thay đổi thông qua voting). Mô hình rebalancing giống với Balancer.

(2): Các underlying assets này sẽ được deposit vào Vault strategies.

(3): Vault strategies sẽ thực hiện các chiến lược để tạo ra cashflow. Cung cấp thanh khoản cho AMM của chính PowerPool (với model giống với Balancer) và có thể thực hiện các chiến lược farming như deposit trên các nền tảng khác.

(4): Các Vault strategies sẽ sinh ra lợi nhuận và theo đó capture value cho PIPT holder (các PIPT holders phải tham gia staking hoặc cung cấp thanh khoản thì mới nhận được rewards).

Về fee khi anh em mint và redeem PIPT: 

Cấu trúc thu phí

Cấu trúc thu phí của dự án

  • Phí mint và redeem sẽ là 0.1% và phần này sẽ là nguồn thu cho Treasury của dự án (mình sẽ phân tích phần này sau).
  • Về swap fee mà Vault strategies sẽ nhận được theo mô hình kể trên thì sẽ là 0.2% và 0.1% sẽ được quay trở về Treasury.

Như vậy, các Indexes token holders sẽ được capture value tối đa khi: 

  • Performance của các Indexes tốt và tính năng dynamically rebalancing hoạt động hiệu quả.
  • AMM của PowerPool có volume giao dịch lớn (nhận được nhiều Swap Fee).
  • Các chiến lược Farming tối ưu được nguồn Yield (Hiện tại thì các chiến lược Farming tận dụng các underlying assets chưa được triển khai).

Dynamic AMM

Dynamic AMM (dAMM) là một tính năng được phát triển bởi đội ngũ PowerPool và Co-founder của 1Inch Exchange Anton Bukov với mục tiêu:

  • Tối ưu lợi nhuận cho LPs.
  • Giảm Impermanent Loss.
  • Cải thiện hiệu quả sử dụng vốn.

Nhìn chung, AMM này có cách hoạt động giống với Balancer v2 với việc 1 pool thanh khoản có thể có nhiều loại token và những tỷ lệ khác nhau (trái với logic AMM truyền thống là chỉ có 2 token với tỷ lệ 1:1). Từ đó tạo ra một AMM với độ linh hoạt cao hơn, tăng hiệu quả sử dụng vốn và tối ưu gas fee.

Như mô hình hoạt động bên trên, khi Users mint Indexes token thì sẽ cần deposit underlying assets vào smart portfolio, và số lượng token này sẽ được gửi đến dAMM để cung cấp thanh khoản.

Với dAMM, PowerPool có tham vọng thiết kế một Mini Balancer với những điểm nổi bật kể trên, từ đó thu hút thêm volume giao dịch và capture được nhiều Value cho Indexes token cũng như CVP holders.

Power Oracle

Power Oracle là một cross-chain oracle phi tập trung, sử dụng Uniswap V2 làm nguồn dữ liệu chính về giá trung bình theo thời gian (time-weighted average prices - TWAP):

  • Đây là một Cross-chain Oracle: Price Feeds Data được thu thập trên nhiều chain khác nhau (Ethereum, xDAI, Matic, …).
  • Hoàn toàn decentralized: Do dữ liệu giá lấy từ các DEX và có tính permissionless có nghĩa là ai cũng có thể trở thành Price reporter.

Có 2 thành phần tham gia vào Power Oracle đó là Price Reporter và Fishermen:

  • Price Reporter: Người báo cáo giá có nhiệm vụ cung cấp bảng giá (price feed) cho PowerOracle. Cứ mỗi lần báo cáo đúng, Price Reporter sẽ được hoàn phí gas bằng CVP và nhận lợi nhuận (50% APY) dựa trên số CVP đã stake.
  • Fishermen: Người kiểm soát Price Reporter có đúng thời gian hay không. Trong trường hợp phát hiện sai sót dữ liệu được báo cáo, Fishermen sẽ nhận được phần thưởng (20% APY) và 5% cổ phần của Price Reporter.

Nếu muốn trở thành Price Reporter hay Fishermen, anh em cần phải sở hữu CVP để tham gia Staking và smart contract cũng như phải có một chút kiến thức về lập trình để chạy script (thông tin chi tiết anh em có thể tìm hiểu tại đây).

Price Oracle sẽ capture value cho PowerPool như sau:

  • Tận dụng được nguồn lực đến từ cộng đồng để vận hành Oracle giúp dự án bảo mật hơn.
  • Giảm chi phí cho việc outsource Oracle.

Liquidity Mining Program & CVP Boost

Đây là chương trình để thu hút thêm thanh khoản vào các Indexes token với rewards bằng token CVP của dự án. Ngoài ra với việc staking thêm CVP token sẽ giúp tăng thêm Rewards.

Liquidity Mining Program

  • Đối với chương trình Liquidity Mining, khi anh em cung cấp thanh khoản cho các cặp Indexes token (ví dụ PIPT-ETH trên Uniswap), ngoài swap fee như mình phân tích ở trên thì còn nhận được reward bằng CVP.
  • Khi anh em staking thêm token CVP thì phần thưởng sẽ được gia tăng thêm.
  • Ngoài ra, tất cả các token CVP Rewards cho anh em sẽ được vesting trong vòng 10 tuần để hạn chế việc Farm & Dump xảy ra.

Hiện tại, chương trình Liquidity Mining Program đang diễn ra với cả 4 indexes của PowerPool, tuy nhiên chương trình CVP Boost hiện tại chỉ đang được hỗ trợ cho ASSY Index và YLA Index.

PowerPool

Chương trình Liquidity Mining thu hút thêm thanh khoản cho dự án

Chương trình Liquidity Mining và CVP boost sẽ giúp PowerPool:

  • Thu hút thêm nhiều thanh khoản, khi TVL dự án tăng có nghĩa là lượng Indexes token được mint nhiều hơn ⇒ Fee thu được lớn hơn.
  • Thanh khoản của dAMM lớn hơn ⇒ Độ sâu thanh khoản lớn hơn ⇒ Swap ít bị trượt giá ⇒ Thu hút thêm Volume giao dịch.
  • Ngoài ra, TVL lớn cũng sẽ giúp cho việc triển khai các chiến lược Farming trên Vault Strategies dễ dàng và hiệu quả hơn (vì thanh khoản đã đủ sâu để có thể có nguồn dư ra phục vụ cho farming).
  • Từ đó, các Indexes holders cũng như dự án capture được nhiều value hơn.

Treasury

Treasury là một phần rất quan trọng của dự án vì là yếu tố quyết định trực tiếp giá trị của token CVP. Hiện tại nguồn lực của PowerPool Treasury bao gồm:

Treasury

Treasury của PowerPool có 3 nguồn chính là: Mint & Redeem Fee, Swap Fee, Community Treasury

  • Mint & Redeem Fee: Khi thực hiện mint hoặc redeem các indexes token, PowerPool sẽ thu phí 0.1% trên khối lượng giao dịch và chuyển trực tiếp vào Treasury.
  • Swap Fee: Trong 0.3% Swap Fee PowerPool thu trên mỗi lệnh Swap thì 0.1% sẽ về Treasury.
  • Community Treasury: Ngoài ra, trong Treasury còn có 49% Total Supply của CVP (49,000,000 tokens ~ $49M tại giá $1/CVP).

Anh em có thể theo dõi tình trạng tài sản hiện có trong Treasury của dự án tại đây:

current treasury

Hiện tại Treasury của dự án đang sở hữu $513,000

 Hiện tại Treasury của dự án đang có tổng giá trị khoảng $513,000 trong đó:

  • Có khoảng 131,000 token CVP (tương đương $122,500).
  • Còn lại khoảng gần $400,000 bao gồm rất nhiều token như YFI, AAVE, PIPT, UNI, MKR, SUSHI, COMP, …

Như vậy, trong Treasury của PowerPool còn rất nhiều CVP chưa được unlock, đây sẽ là nguồn lực để dự án có thể phát triển thêm trong tương lai.

Nếu tính chỉ số Treasury Value (CVP Excluded)/Circulating Supply thì hiện tại chỉ số này đang ở mức 0.017. Điều này có nghĩa là với mỗi token CVP, mức lợi nhuận thu được chỉ là $0.017 sau gần 1 năm triển khai (dự án được launching vào cuối tháng 8 năm 2020).

Mức lợi nhuận này là quá thấp so với giá khoảng $0.9 của CVP tại thời điểm mình viết bài.

xCVP

Đây là tính năng chưa được ra mắt, tuy nhiên đã được thông qua tại Proposal được đề xuất trong tháng 03 của PowerPool, anh em xem chi tiết Proposal tại đây.

Mô hình được đề xuất dựa trên cảm hứng từ xSUSHI, anh em có thể tham khảo thêm mô hình SushiSwap để có thêm thông tin về xSUSHI. Model đã được thông qua Voting sẽ hoạt động như sau:

xcvp model

Mô hình hoạt động của xCVP

  • CVP Holders sẽ deposit CVP vào trong Pool để nhận lại được xCVP.
  • PowerPool sẽ sử dụng Fee thu được từ Treasury để Buy back CVP và phân phối lại vào Pool. Theo đó tổng CVP trong pool sẽ gia tăng.
  • Users có thể Redeem xCVP để nhận lại được nhiều CVP hơn so với lượng đã Deposit ban đầu.

Model Buy Back & Distribute và mint xCVP (như SushiSwap) sẽ làm giảm Sell Pressure và tạo thêm Buy Demand cho token.

Cách dự án capture value cho CVP

CVP Use case

Hiện tại CVP có các use case như sau:

  • Meta-Governance: CVP token có thể được sử dụng để quản trị rất nhiều dự án, đây cũng là một điểm giúp tính năng Governance của CVP nổi bật hơn các nền tảng khác.
  • Rewards: Phần thưởng cho các Liquidity Provider hoặc các Indexes token holders.
  • Staking to boost reward: Gia tăng phần thưởng Liquidity Mining Program.
  • Buyback & distribute: Chưa ra mắt.

Hiện tại Buy Demand của CVP chủ yếu dựa vào tính năng Meta-Governance do xCVP chưa được ra mắt, và theo như mình tính toán ở bên trên, hiện tại nền tảng đang tạo ra quá ít lợi nhuận, do đó Buy Demand đến từ việc dự án có lợi nhuận cao là chưa có. 

Flywheel của CVP

Dự án sẽ có Flywheel như sau:

cvp flywheel

Flywheel của CVP

  • Các chương trình Liquidity Mining và CVP Boost sẽ giúp dự án thu hút thêm thanh khoản vào các Indexes token.
  • Khi đó thì dAMMs sẽ đạt được độ sâu thanh khoản nhất định và sẽ dễ dàng thực hiện các chiến lược Farming, từ đó thu lại được lợi nhuận nhiều hơn cho các Indexes token holders.
  • Khi TVL gia tăng thì voting power của PowerPool theo đó cũng gia tăng (tầm ảnh hưởng lớn hơn).
  • Từ đó dẫn đến nhu cầu sở hữu các Indexes token & CVP lớn hơn ⇒ Volume dAMM, Mint & Redeem Fee tăng.
  • Treasury Pool theo đó cũng gia tăng, và với tính năng Buy back & distribute CVP sắp tới thì sẽ tạo buy demand khiến giá CVP tăng.

Mấu chốt của mô hình này sẽ là:

  • Indexes token liquidity: Tác động trực tiếp đến Voting power, thanh khoản dAMM và Farming Strategies. Từ đó tác động gián tiếp đến Buy demand và Fee. 
  • Indexes token performance: Vì hoạt động như một nền tảng Asset Management nên hiệu suất đầu tư cũng rất quan trọng, yếu tố này sẽ tác động trực tiếp đến buy demand đối với Indexes token cũng như volume giao dịch của dAMM.

Phân tích một số dữ liệu On-chain

Trong phần này mình sẽ phân tích một số dữ liệu On-chain của PowerPool để kiểm nghiệm mức độ hiệu quả khi triển khai mô hình hoạt động như trên.

Liquidity của các Indexes token

indexes token

Liquidity của các Indexes hiện tại là rất thấp

Liquidity hiện tại đang rất thấp, các Indexes token chỉ có tổng cộng liquidity khoảng $17.4M. Và hơn nữa YLA (Indexes token duy nhất không sở hữu tính năng Meta governance) thì lại chiếm lượng lớn liquidity (lên tới gần $11M).

Và tính từ mốc ATH thì TVL của 3 Indexes Token đã giảm đi đáng kể (giảm tới 81% từ $30M xuống chỉ còn $5.7M).

tvl 3 indexes token

TVL của 3 indexes token ASSY, PIPT, YETI sụt giảm mạnh

Với lượng thanh khoản nhỏ như vậy, kèm theo các dự án trong Indexes token có tính năng Meta Governance đều là các dự án có Market Cap rất lớn. Do đó, hiện tại buy demand đến từ tính năng meta governance là rất thấp.

Volume giao dịch và Performance 

Về tổng quan, hiện tại performance của các indexes token đang khá tệ, volume giao dịch theo số liệu mình thu thập được cũng rất thấp. Mình sẽ phân tích số liệu này đối với từng Index token.

1. Power Index - PIPT

pipt price chart

Lịch sử giá của Power Index - PIPT từ đầu năm 2021

Như anh em có thể thấy, Performance của PIPT từ đầu năm trở lại đâyn ếu so sánh với mức giá từ đầu năm (1/1/2021), thì hiện tại mức tăng trưởng của PIPT đạt được là +114% YTD. Nhìn chung Performance này cũng khá ổn so với BTC (+37% YTD) nhưng lại kém xa so với ETH (+209% YTD).

Hơn nữa, Volume giao dịch của PIPT cũng khá thấp, tháng 2 và tháng 3 là những tháng thị trường khá sôi động nhưng mức 24h Volume cao nhất của PIPT cũng chỉ khoảng gần $1M (tương đương thu được $1,000 một ngày nếu toàn bộ giao dịch ở trên dAMM), và trong khoảng thời gian gần đây hầu như là không có giao dịch. 

2. ASSY - Aave, SushiSwap, Synthetix, Yearn Index

assy price chart

Lịch sử giá của ASSY từ đầu năm 2021

Đối với ASSY thì con số còn thấp hơn nữa khi Performance thậm chí là âm 32% so với thời điểm khi mới được triển khai. 

Volume 24h ATH cũng chỉ vỏn vẹn hơn $100,000 và gần như không tạo ra Fee.

3. YETI - Yearn Ecosystem Token Index

yearn ecosystem token price chart

Lịch sử giá của YETI từ đầu năm 2021

Từ đầu năm đến nay, nếu đầu tư vào YETI thì hiện tại anh em đang lỗ -2%. Volume giao dịch trong thời gian đầu là lớn nhất, với 2 ngày đầu có volume lên tới hơn $6M, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại gần như không có giao dịch.

4. YLA - Yearn v2 Vault LP Index

yla price chart

Lịch sử giá của YLA từ đầu năm 2021

Được ra mắt vào đầu tháng 3, YLA là một Indexes token được cấu tạo từ các Interest-bearing Yearn v2 stablecoin token. Kết hợp với tính năng dynamic rebalancing thì hiện tại đây là Pool thu hút nhiều thanh khoản nhất do:

  • Khá an toàn với việc các token đều là Stablecoin.
  • Được hưởng Liquidity Mining Program và CVP boost rewards từ PowerPool.
  • Tính năng Dynamic Rebalancing giúp tối ưu lợi nhuận.

Tuy nhiên, volume giao dịch của YLA cũng gần như không có trong thời gian gần đây, và việc đây là Index token duy nhất không có tính năng meta governance khiến buy demand giảm đi rất nhiều.

Nhận xét về mô hình hoạt động của PowerPool 

Ưu điểm 

Sau khi phân tích về mô hình hoạt động của PowerPool mình thấy có một số điểm mạnh như sau:

  • Dự án đã kết hợp khá nhiều tính năng nổi bật đến từ Balancer để thiết kế lên mô hình Smart Portfolio sử dụng AMM để rebalance danh mục. Cũng như thiết kế được một AMM giúp users sử dụng hiệu quả nguồn vốn của mình hơn và tránh Impermanent Loss.
  • Tính năng sử dụng CVP để Boost Rewards cũng có nét tương đồng với Curve Finance.
  • Ra mắt xCVP dựa trên cảm hứng từ xSUSHI khiến cho holders nhận được nhiều lợi ích hơn.

Nhược điểm

Nhược điểm lớn nhất khiến dự án đang ở trạng thái như hiện tại, đó là về việc thiết kế Indexes Token cũng như các Incentives xung quanh đó.

Thứ nhất, hiện nay Performance của các Indexes token đang không ổn. Từ đó nhu cầu giảm đi rất nhiều khiến TVL cũng như volume giao dịch sụt giảm mạnh ⇒ Nền tảng không thu được phí.

Thứ hai, hiện nay mình chưa thấy PowerPool có cơ chế để khuyến khích cộng đồng đề xuất cũng như tạo các Indexes Portfolio. Điều này dẫn đến việc thiếu đa dạng trong cách thiết kế danh mục đầu tư, đồng thời các nhà phát triển bên ngoài cũng không có động lực để phát triển trên nền tảng của PowerPool.

Nếu như trong mô hình Indexcoop, nền tảng thu phí từ Performance của danh mục (tức nghĩa là hiệu suất càng tốt thì phí thu được càng nhiều), thì PowerPool lại thu phí dựa trên Mint & Redeem Fee và Volume giao dịch.

Hơn nữa trong mô hình của Indexcoop, một phần doanh thu từ danh mục đó sẽ được chia sẻ lại cho nhà phát triển. Đây là một động lực rất lớn để họ cải thiện hiệu suất danh mục cũng như phát triển thêm các danh mục mới. Điểm này ở PowerPool hiện tại mình chưa thấy.

Phân tích cơ hội đầu tư

Hiện tại, với các chỉ số On-chain mình thu thập được ở trên thì đây chưa phải thời điểm để có thể đầu tư đối với CVP, mặc dù CVP có thiết kế được thừa hưởng nhiều nét đặc trưng từ các protocol nổi tiếng trên thị trường DeFi

Tuy nhiên với nhược điểm khá chí mạng kể trên thì:

  • Cộng đồng dường như đã mất đi sự tin tưởng vào Indexes Portfolio đến từ PowerPool.
  • Từ đó khiến dự án gặp khó khăn trong việc phát triển các danh mục khác sau này.

Do đó theo mình, PowerPool cần phải sửa đổi mô hình để khuyến khích thêm nguồn lực đến từ bên ngoài, từ đó mới có thể có thêm được các danh mục đầu tư hiệu quả hơn. 

Tóm lại, anh em nên chú ý những vấn đề sau để xem xét đầu tư vào CVP:

  • Tokenomic thay đổi: Ra mắt xCVP sẽ tạo hiệu ứng tốt cho thị trường và những người follow dự án từ lâu.
  • Ra mắt sản phẩm mới với ý tưởng đột phá: Kéo theo sự chú ý của thị trường từ đó gia tăng thanh khoản trở lại.
  • Treasury Pool có sự tăng trưởng.
  • Sửa đổi mô hình hoạt động: Sửa đổi mô hình để khuyến khích thêm các nhà phát triển bên ngoài thị trường tạo ra các danh mục hiệu quả hơn.

Kết luận 

Tổng quan về mô hình PowerPool, mình có một số ý chính như sau:

  • PowerPool là một nền tảng phát triển với tính năng Meta-Governance giúp anh em có thể tham gia voting trên nhiều nền tảng khác nhau chỉ với 1 loại token.
  • Ngoài ra, PowerPool cũng hoạt động như một nền tảng Asset Management với các danh mục đầu tư thụ động dựa trên tính năng Dynamic Rebalance dựa trên thiết kế của Balancer.
  • Dự án cũng sở hữu thiết kế token được lấy cảm hứng từ nhiều protocol nổi tiếng trên thị trường như Curve, Sushi & Balancer.
  • Tuy nhiên, việc thiết kế các Index với hiệu suất không cao đã khiến Flywheel của dự án hoàn toàn bị đứt gãy, đồng thời khiến nhiều tính năng như Meta-Governance, Vault Strategies khó có thể triển khai hiệu quả.
  • PowerPool theo đó nếu muốn vực dậy trở lại thì cần phải có một sản phẩm đột phát hoặc có sự sửa đổi trong mô hình hoạt động.

Đọc thêm:  Phân Tích Mô Hình Hoạt Động Decentral Games (DG)

RELEVANT SERIES