SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình hoạt động Rari Capital (RGT) và nút thắt chưa gỡ bỏ

Bài viết sẽ phân tích cơ chế của từng giao thức bên trong Rari Capital, thông tin Tokenomics và cách dự án capture value cho RGT.
hieunguyen
Published Jun 30 2021
Updated Apr 11 2023
21 min read
thumbnail

Sau bài viết đầu tiên thuộc series How It Works về một ứng dụng trong mảng quản lý tài sản (Asset Management) tương tự như dHedge (DHT), mình sẽ đem tới cho anh em bài viết tiếp theo cũng về một ứng dụng nằm trong lĩnh vực này. Tuy nhiên, đây không phải là một ứng dụng quản lý quỹ phi tập trung như dHedge, mà thuộc mảng tổng hợp Yield - Rari Capital (RGT).

Cũng giống như các bài How It Works khác, bài viết của mình sẽ bao gồm các phần nội dung sau:

  • Giới thiệu Rari Capital.
  • Mô hình hoạt động & các giao thức của Rari Capital.
  • RGT Tokenomics.
  • Cách Rari Capital capture value cho token RGT.

Anh em hãy cùng mình bắt đầu nào!

Tổng quan về Rari Capital

Rari Capital là giao thức tổng hợp Yield và Yield Farming với các chiến lược được kiểm soát bởi cộng đồng, kiếm lợi nhuận từ tài sản cố định tùy chỉnh theo khẩu vị rủi ro khác nhau. Các Protocol trong Rari Capital bao gồm:

  • Fuse: Giao thức cho phép mọi người dùng đều có thể tự tạo Lending Pool và Borrowing riêng. Về cơ bản, mỗi pool trong Fuse đều là một bản fork của Compound Protocol.
  • Yield Aggregator R(X)GT: Ứng dụng tổng hợp yield, bao gồm 3 pool: Rari Stable Pool, Rari Yield Pool và Rari ETH Pool.

  • Hệ thống Pool2: Stake LP token cặp RGT-ETH trên Sushiswap để nhận token RGT.
  • Governance: Sử dụng token quản trị RGT của dự án, holder có thể tham gia vào quản trị dự án bằng việc tạo proposal.

Trong phần mô hình hoạt động & các giao thức của Rari Capital, cũng như các bài phân tích mô hình khác, mình sẽ phân tích kỹ từng thành phần của Rari Capital về 3 khía cạnh chính: 

  • Thành phần đó là gì?
  • Mô hình hoạt động của chúng.
  • Cách capture value cho RGT token.

Anh em hãy cùng mình đi vào giao thức đầu tiên của Rari Capital nào!

Mô hình hoạt động & các giao thức của Rari Capital

Giao thức Fuse

Mô hình hoạt động 

Như mình đã giới thiệu ở trên, mỗi pool Fuse của Rari Capital bản chất là một pool với cơ chế được fork hoàn toàn từ Compound. Bởi vậy, giống như các pool của Compound, các thành phần tham gia giao thức Fuse bao gồm:

  • Người tạo pool: Người tạo ra pool và quản lý pool qua điều chỉnh các thông số của pool, ví dụ như oracle, private hay public pool, liquidation rate, liquidation incentive, lựa chọn loại asset có thể borrow và lending trong pool,... Người tạo pool sẽ nhận được một phần lợi nhuận của lender (người tạo pool tự thiết lập con số).
  • Lender: Những người cho vay cho deposit tài sản của họ vào pool mà họ lựa chọn. Sử dụng pool tức là họ đồng ý với các chỉ số được thiết lập bởi người tạo pool. Họ sẽ nhận được yield dựa trên lượng tài sản được borrower vay.
  • Borrower: Để trở thành borrower, trước tiên họ phải là lender. Sau khi đưa một lượng tài sản thế chấp vào pool (và nhận lãi suất cho việc lend lượng tài sản đó), họ có thể vay một lượng tài sản tùy vào loại tài sản, lượng tài sản họ thế chấp, và tùy vào setting của người tạo pool.

Mô hình hoạt động của Fuse như sau:

(1) Pool Maker tạo pool, thiết lập các thông số cơ bản bao gồm: chọn oracle, chọn private hay public pool, chọn liquidation rate, liquidation incentive, lựa chọn loại asset có thể borrow và lending trong pool, chọn đường cong lãi suất,...

(2) Trong các chỉ số trên, Pool Maker sẽ được thiết lập phí của admin pool. Đây là phần trăm được trích từ yield của lenders để trả cho pool maker. Con số này được thiết lập mặc định sẵn là 5%.

(3) Users sẽ deposit những loại tài sản được cho phép vào trong pool, nhận APY cho các tài sản đó. Một phần yield sẽ được dùng để trả cho Pool Maker.

(4) Borrowers sau khi đã đưa tài sản thế chấp vào pool (và nhận APY cho các tài sản đó), tùy vào chỉ số của pool được thiết lập bởi pool maker mà họ sẽ được vay một số phần trăm tài sản xác định, dựa trên lượng tài sản họ gửi vào pool.

(5) Liquidator sẽ có nhiệm vụ thanh lý các khoản vay đã vượt quá close factor đã được pool maker đề ra.

(6) Liquidator sẽ nhận được một phần liquidation incentive, để thưởng cho việc thanh lý vị thế và bảo toàn tài sản cho lender.

Hiện chưa rõ Rari Capital sẽ thu phí giao thức như nào từ giao thức Fuse này. Mình sẽ cập nhật thông tin sau khi tìm hiểu được.

Hệ thống Rari Safety Score (RSS)

Ngoài ra, để giúp người dùng đánh giá được mức độ rủi ro của pool, Fuse có một hệ thống đánh giá rủi ro mang tên Rari Safety Scores (RSS). Hệ thống này sẽ xếp hạng các pool theo các rank từ A++ tới F, dựa trên thang điểm 100. Cụ thể, thang điểm này chấm như sau:

  • A++: score ≥ 95.
  • A+: score ≥ 90.
  • A: score ≥ 80.
  • A-: score ≥ 70.
  • B: score ≥ 60.
  • C: score ≥ 50.
  • D: score ≥ 40.
  • F: score ≥ 30.

Các tiêu chí để được cộng điểm trong hệ thống RSS bao gồm: Lượng liquidity, Điểm của các loại tài sản được sử dụng trong pool, Tỉ lệ collateral, Độ tối ưu vốn, và nhiều yếu tố khác.

Cũng dựa vào hệ thống điểm này, Rari Capital cũng có một giao thức yield aggregator, mang tên Tanks, để lựa chọn ra những public pool có điểm số tốt nhất dành cho các lender muốn borrow mà không cần tự lựa chọn pool, từ đó giải quyết một phần vấn đề phân mảnh thanh khoản trong các pool của Fuse.

Giao thức Yield Aggregator

Giới thiệu giao thức và các thành phần tham gia

Giao thức Yield Aggregator của Rari Capital cho phép người dùng có thể lập tức deposit một tài sản làm tài sản thế chấp, và lập tức vay một loại tài sản khác mà không cần tương tác trực tiếp với các ứng dụng lending khác hay các Fuse Pool của Rari Capital.

Để làm được như vậy, Rari Capital phát triển hệ thống Rari (X) Pool Tokens. Mỗi pool sẽ luôn tìm kiếm lượng yield tốt nhất ở các ứng dụng mà cộng đồng lựa chọn, để luân chuyển tiền của lender trong các pool đó, từ đó tối đa hóa lợi nhuận cho lender. Hiện tại, đang có 3 pools được vận hành: Rari ETH Pool Token (REPT), Rari Stablecoin Pool Token (RSPT), Rari Yield Pool Token (RYPT).

Các thành phần tham gia giao thức này bao gồm:

  • Các pool trong các ứng dụng khác: Hiện tại, các ứng dụng đang được Rari Capital triển khai chiến thuật farming bao gồm: Aave, Compound, KeeperDAO, dYdX, 0x, mstable, Yearn Finance.
  • Người dùng: Các nhà đầu tư cho vay sẽ chỉ cần lựa chọn pool mà họ có tài sản muốn cho vay. Mỗi pool có một loại tài sản có thể deposit khác nhau (USDC trong USDC Pool, DAI trong DAI Pool, ETH trong ETH Pool, hay các loại tài sản khác nhau trong Yield Pool).

Mô hình hoạt động của Rari (X) Pool Tokens

Rari (X) Pool Tokens có mô hình hoạt động như sau:

(1) Users sẽ lựa chọn một trong các pool REPT, RSPT, hay RYPT để deposit tài sản vào.

(2) Các tài sản đó sẽ được thuật toán của Rari Capital điều khiển để tự động cân bằng giữa các pool trong các ứng dụng, dựa vào yield của các pool tại các ứng dụng mà DAO Rari lựa chọn.

Hiện tại:

  • Rari Stable Pool bao gồm pool USDC và pool DAI. Trong đó, Pool USDC hiện đang sử dụng nguồn yield chính tới từ mStable và pool Fuse7, còn Pool DAI dùng hoàn toàn yield từ Fuse6.
  • Rari Yield Pool có thể deposit rất nhiều loại tài sản và sử dụng nguồn yield tới từ Aave và mStable.
  • Rari ETH Pool đang không hoạt động do đã bị exploit khoảng 2600 ETH (tương đương với khoảng 60% pool ETH) vào đầu tháng 5 vừa rồi.

Cấu trúc thu phí giao thức của Yield Aggregator:

  • Stable Pool: 17.5% lợi nhuận;
  • Yield Pool: 12.5% lợi nhuận và phí rút tiền khỏi giao thức. Phí rút tiền được tính như sau:
    • Nếu rút tiền khi deposit chưa được 1 giờ, phí là 2%.
    • Nếu rút tiền trước 1 tuần thì phí là 1%,
    • Nếu rút tiền trước 1 tháng thì phí là 0.5%, sang tháng tiếp theo thì phí là 0%. Điều này được coi như cơ chế tránh arbitrage (chênh lệch giá) giữa các pool của giao thức.
  • ETH Pool: 17.5% lợi nhuận.

Lượng phí thu được này sẽ được sử dụng như sau:

  • 45% Smart treasury trên Balancer;
  • 15% Community treasury;
  • 40% dành cho developers tạo chiến lược tối ưu yield farming.

Cụ thể về các yếu tố sử dụng phí giao thức, mình sẽ nói thêm ở phần dưới.

Hệ thống Pool2

Cơ chế của hệ thống Pool2 thực ra là cơ chế liquidity mining của dự án. Rari Capital thiết kế staking LP Sushiswap cặp RGT-ETH để nhận APY bằng token RGT. 

Ban đầu, dự án sử dụng cơ chế “buy back and burn” và đã burn được một lượng token lớn (khoảng 555,000 RGT). Nhưng sau khi theo dõi hiệu quả của việc buy back and burn, DAO dự án đã quyết định mint lại số token đã bị burn này để làm incentive cho RGT-ETH LP Token Holders trên Uniswap vào cuối tháng 12/2020.

Nhưng sau đó, vào cuối tháng 1/2021, DAO dự án đã thông qua proposal chuyển lượng liquidity mining trên Uniswap sang Sushiswap và Loopring với tỉ lệ 80/20. Bởi vậy những user add LP RGT-ETH trên Sushiswap vào Pool2 sẽ nhận được tổng phần thưởng khoảng 444,000 RGT trong vòng 3 năm. Còn lượng token được dành cho Loopring users đã bị DAO của Rari Capital thu hồi lại về treasury trong cuối tháng 4, bởi RGT token liên tục bị họ dump khi vừa được mint ra. 

Mô hình hoạt động của Pool2 như sau:

(1) Đầu tiên, các users sẽ cung cấp thanh khoản cặp RGT-ETH trên Sushiswap. Các nhà cung cấp thanh khoản sẽ nhận được LP Token từ Sushiswap tượng trưng cho việc họ đã cung cấp thanh khoản cho cặp token trên. Sau đó, các users sẽ stake LP Token đó vào Pool2 để nhận thêm APY dự án.

(2) Lượng APY này được trả cho users dưới dạng RGT, và hoạt động reward này sẽ kết thúc sau 3 năm kể từ ngày mở pool2, với tổng lượng RGT được distribute là khoảng 555,000 RGT.

Cơ chế staking này là một buy demand tốt để vừa giúp token RGT có lượng thanh khoản dồi dào trên Sushiswap, vừa tạo incentive để các RGT Holder không bán RGT. Tuy nhiên, APY hiện đang khá thấp, chỉ ở mức 11% khi mới chỉ có tầm 600,000 RGT được stake, chứng tỏ đây không phải một buy demand mạnh.

Đọc thêm: APR & APY là gì? Hiểu đúng để tăng lợi nhuận farming, staking trong DeFi

Governance 

Cơ chế Governance của Rari Capital khá đơn giản giống phần lớn các dự án có giao thức quản trị khác - sử dụng governance token để quản trị dự án thông qua cơ chế DAO. Sau sự kiện dự án bị exploit 2,600 ETH vào đầu tháng 5, team dự án đã trao toàn quyền quản trị dự án cho phía cộng đồng Rari Capital. Cộng đồng đã vote sẽ đền bù 100% thiệt hại hơn 10 triệu đô cho user, bằng cách issue traditional bond có thời gian đáo hạn 4 năm, trả một phần nợ vào mỗi 3 tháng và trả bằng DAI.

Đội ngũ đã công bố rằng, các bước phát triển sau của Rari Capital sẽ không phụ thuộc vào team Rari nữa, mà họ cũng sẽ chỉ là những contributor bình thường, nếu cộng đồng muốn phát triển một giao thức mới thì có thể thuê họ, và họ sẽ claim reward sau khi hoàn thành công việc. 

RGT Tokenomics

RGT Token không có presale, mà phần lớn token được đưa ra thị trường thông qua cơ chế fair launch qua liquidity mining reward. Cụ thể, token được phân bổ như sau:

Token được mint ra thông qua hoạt động Public Liquidity Mining rất nhanh: Chỉ vỏn vẹn trong khoảng thời gian hai tháng, toàn bộ số token 87.5% tổng cung đã được reward cho cộng đồng. 

Điều này đã giúp cho Rari Capital có được rất nhiều TVL từ người dùng, tuy nhiên sau khi giao thức bị exploit vào đầu tháng 5, một lượng TVL lớn đã sụt giảm nhanh chóng. Để đền bù cho những người bị exploit, team dự án đã quyết định đưa luôn 12.5% RGT vào DAO của dự án. Ngoài ra, dự án cũng sẽ issue các trái phiếu thời hạn 4 năm, trả theo thời hạn 3 tháng, tiền trả hàng quý được lấy từ doanh thu của dự án trong tương lai để đền bù dần cho những người bị thiệt hại từ vụ exploit bằng token DAI.

Hành động trao toàn bộ quyền quyết định tương lai của giao thức Rari Capital cho cộng đồng của team được thực hiện trong thời gian Rari Capital chịu thiệt hại nặng nề từ vụ tấn công. Từ thời gian đó trở đi, họ sẽ không còn là người chịu trách nhiệm chính cho sự phát triển của Rari Capital nữa, mà chỉ thực hiện những task cộng đồng giao cho. 

Kèm theo đó, giá của token RGT cũng sụt giảm theo. Chỉ sau 16 ngày, kèm với sự sụt giảm của thị trường chung, giá token RGT đã giảm từ gần $20 xuống dưới $5, trong khi TVL nền tảng chia đôi từ 87 triệu về 43 triệu.

RGT Token có các use cases sau:

  • Governance: Sử dụng RGT để vote hoặc tạo proposal trong governance của dự án. Các hành động có thể sử dụng trong governance bao gồm: đưa ra các hướng phát triển tiếp theo cho giao thức, đề xuất cách sử dụng Treasury DAO của dự án,...
  • Distribute Farming Reward: Nếu trong quá trình sử dụng các lending protocol khác mà có nhận được thêm reward như các token COMP, BAL,... thì có thể những token đó sẽ được distribute theo tỉ lệ cho RGT Holder.
  • Fee reduce: RGT Holder sẽ được giảm một phần phí sử dụng giao thức Rari Capital.
  • Buy back and burn: Ban đầu, cơ chế này đã đi vào vận hành một thời gian. Nhưng sau đó DAO quyết định dừng burn token mà sẽ đưa lượng phí đó vào Community Treasury và Smart Treasury để phát triển giao thức.
  • Stake LP Sushi RGT-ETH: Khoảng 444,000 RGT sẽ được chia cho các staker của LP Token Sushi RGT-ETH trong khoảng thời gian 3 năm.

Theo mình, use cases của token RGT được thiết kế khá đa dạng, có buy demand mạnh cho token nếu dự án thành công. Tuy nhiên, sau khi bị exploit, dự án dần có vẻ “đuối sức”, bởi phần lớn khoản doanh thu dự án phải được sử dụng để đền bù trong 4 năm tới, cho tới khi khoản nợ hơn 10 triệu đô được thanh toán xong xuôi.

Đây là một số tiền rất lớn, và việc đền bù sẽ kéo dài khá lâu. Nếu không thể thu hút được TVL và thu được nhiều fee từ Yield Aggregator - nguồn doanh thu duy nhất của giao thức, việc đền bù này sẽ là rào cản lớn cho sự phát triển của RGT Token nói riêng và giao thức Rari Capital nói chung.

Cách Rari Capital capture value cho RGT Token

Vai trò của RGT Token được thể hiện rõ nhất trong hai use cases chính: 

  • Thu phí giao thức về Treasury DAO.
  • Cơ chế giảm phí giao dịch trong giao thức cho RGT Holder.

Nhìn chung, hiện tại Rari Capital capture value qua 5 cách chính:

(1) Governance: Thông qua governance, RGT holder có thể quyết định những bước phát triển tiếp theo của dự án. Đây là use case rất tốt để giữ chân top holder RGT Token, bởi dự án đã chuyển toàn quyền quyết định tương lai giao thức vào tay của cộng đồng, nên những holder này có quyền lực rất lớn đối với Rari Capital.

(2) Distribute Reward: Trong giai đoạn sử dụng các pool Lending trên các ứng dụng khác, nếu nhận được extra reward từ liquidity mining của các protocol đó, các reward đó sẽ được chia đều cho các RGT Holder.

(3) Fee reduce: Mình không tìm được thông tin cụ thể về lượng fee được giảm khi hold RGT nên chưa thể đánh giá về use case này của token. Mình cũng đã hỏi đội ngũ dự án trên Discord nhưng chưa nhận được phản hồi. Nếu anh em có thông tin, có thể comment ở dưới bài viết cho mình biết nhé. Mình sẽ cập nhật khi có thêm thông tin chi tiết.

(4) Buy back and burn: Hiện tại use case này của token đã được dừng lại sau khi thông qua voting DAO vào cuối tháng 1/2021.

(5) Stake LP Token: Khoảng 444,000 RGT sẽ được distribute trong vòng 3 năm. Hiện tại, APY của việc staking đang chỉ ở mức 11% cho việc stake LP của một cặp biến động mạnh như RGT-ETH. Bởi vậy, mình nghĩ đây không phải một use case mạnh.

Nhận xét về cách capture value cho RGT

Theo mình, cách capture value của Rari Capital cho token RGT khá đa dạng. DAO dự án đã có bước đi đúng đắn khi loại bỏ cơ chế Buy Back and Burn vào những ngày đầu token RGT hoạt động, bởi khi đó dự án cần fund để phát triển, hơn là việc đẩy giá token qua việc buy back. 

Tuy nhiên, cú exploit vào tháng 5 là cú quật khá mạnh vào Treasury của dự án, góp phần khiến Treasury của Rari Capital luôn ở tình trạng cạn kiệt.

Có lẽ, hiện tại dự án đang ở trong tình thế khó xử. Bởi, để có thể tiếp tục tăng trưởng về giá token RGT, khoản nợ 10 triệu đô cần phải được trả hết đầu tiên. Sau đó, Treasury DAO của dự án mới có thể bắt đầu có nhiều giá trị, dự án mới có quỹ để phát triển giao thức tốt hơn trong tương lai, cũng như làm hoạt động marketing để thu hút user về nền tảng.

Tuy nhiên, để trả được khoản nợ 10 triệu đô trên trong thời gian sớm thì giao thức phải thu được nhiều phí giao thức, hay nói cách khác là có TVL lớn. Về mặt lenders, việc xử lý đền bù sau exploit một cách ổn thỏa, làm report cặn kẽ về lý do họ bị tấn công và đưa ra phương hướng phòng tránh trong tương lai, đã chứng minh độ uy tín và chuyên nghiệp của dự án. Nhưng để thu hút lại lượng TVL đã đánh mất, dự án có lẽ sẽ cần một thời gian dài, bởi yếu tố bootstrap dự án dễ dàng nhất là liquidity mining thì họ đã sử dụng hết.

Tầm quan trọng của Treasury DAO

Nếu anh em theo dõi những bài Phân tích mô hình (How It Works) khác, thì mình đã nhiều lần đề cập đến tầm quan trọng của một Treasury DAO có size đủ lớn và được sử dụng một cách hợp lý. 

Giả sử ban đầu, lượng liquidity mining dự án sử dụng chỉ là 50%, còn 37.5% còn lại được đặt vào DAO Treasury để sử dụng về sau, thì giờ họ đã có tài nguyên để bootstrap lại dự án khi sự cố xảy ra. Trong trường hợp này, Treasury DAO tính theo lượng token RGT chưa sử dụng không còn nhiều, vậy nên việc sử dụng lượng token này phải vô cùng cẩn thận và tính toán rất kỹ để đạt hiệu quả cao. Nếu không, mục đích bootstrap sẽ không đạt được, trong khi token thì lại được đưa nhiều ra thị trường khiến sell pressure tăng cao.

Tổng kết

Tóm lại, trong bài viết trên, mình có một vài ý chính như sau:

  • Các giao thức mang lại lượng user chính cho Rari Capital là Fuse, Yield Aggregator và hệ thống Trances thông qua Saffron Finance.
  • Cơ chế của Fuse giống Compound, trừ việc nhiều thông số có thể tùy chỉnh và có thể thiết lập private và public pool.
  • Cơ chế của Yield Aggregator sử dụng nhiều top lending Dapps nhằm mang lại nguồn yield chất lượng cao cho users. Tuy nhiên, họ đã bị exploit và thiệt hại 10 triệu đô trong pool ETH. Người dùng sẽ được đền bù bằng doanh thu của dự án theo thời gian.
  • Pool2 là cơ chế staking của dự án. Tuy cơ chế stake LP Token sáng tạo, nhưng do nguồn APY không dồi dào, đây không phải buy demand mạnh cho RGT.
  • Nút thắt cần giải quyết hiện tại là trả hết số nợ cho người dùng đã bị exploit hồi đầu tháng 5. Sau đó, giao thức mới có thể có được nguồn doanh thu tốt để thu về Treasury DAO và Smart Treasury. Tuy nhiên, để sớm giải quyết nợ, họ cần lượng TVL cao, nhưng Treasury DAO cạn kiệt không ủng hộ họ bootstrap dự án qua liquidity mining, nên hiện tại Rari Capital đang lâm vào thế khó.

Bên trên là mô hình hoạt động của dự án Rari Capital - một ứng dụng yield aggregator và yield farming phi tập trung trên Ethereum. Anh em thắc mắc gì có thể comment ở phía dưới bài viết, mình sẽ trả lời các thắc mắc đó. Hẹn anh em ở bài viết How it works tiếp theo!

Disclaimer: Mọi thông tin bên trên bao gồm cả góc nhìn của người viết bài về dự án. Anh em chỉ nên dùng góc nhìn trên dưới tính chất tham khảo, đây không được xem là lời khuyên đầu tư.

Các nguồn thông tin tham khảo:

RELEVANT SERIES