SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Bài học từ Web2 dành cho công nghệ AI

Để ngăn chặn rủi ro “hủy diệt nhân loại” của AI đối với nhân loại, chúng ta cần sự đổi mới trong quản lý tập trung và mã nguồn mở thông qua giao thức blockchain và Web3 thay vì hệ thống tập trung vốn có của Web2.
Avatar
vuongdt
Published Apr 28 2023
Updated Sep 29 2023
9 min read
thumbnail

Coin98 Insights giới thiệu quan điểm cá nhân của Michael Casey, Giám đốc phụ trách nội dung của CoinDesk.

Từ nỗi lo xa về AI

Thời gian qua, đã có nhiều tiếng nói trong giới công nghệ đòi tạm ngưng việc phát triển những thế hệ trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp theo, chẳng hạn Elon Musk đòi tạm hoãn ít nhất 6 tháng việc phát triển những hệ thống tương tự (hoặc tiên tiến hơn) GPT-4 của OpenAI. 

Hoặc Eliezer Yudkowsky, trưởng nhóm nghiên cứu tại tổ chức về máy học Machine Intelligence Research Institute, một người giàu ảnh hưởng và kiến thức trong lĩnh vực này, thì kêu gọi thông qua một bài viết đăng trên tạp chí Time rằng tạm ngưng 6 tháng thì chưa đủ, mà phải ngưng “ngay và luôn” tất cả hoạt động phát triển AI lại.

Lý lẽ được đưa ra bởi họ lo sợ viễn cảnh AI có thể làm hại đến nhân loại. Tuy nhiên, Michael Casey, giám đốc nội dung trang tin CoinDesk lại có quan điểm khác: Trong bối cảnh chính phủ Mỹ đang ra sức trấn áp sự phát triển của cộng đồn crypto, vốn là lĩnh vực mã nguồn mở được ứng dụng trong công nghệ mã hóa và điều phối mạng cần thiết để chúng ta thật sự kiểm soát được công nghệ AI.

Nói cách khác, theo Casey, chính nỗ lực trấn áp ngành crypto trong thời gian qua của chính phủ các nước, đặc biệt là Mỹ, mới là mối đe dọa cho nhân loại vì nó kìm hãm những bước tiến công nghệ cần thiết để kiểm soát và vận hành AI sao cho an toàn.

Đọc thêm: AI là công cụ kiếm tiền trong crypto, nhưng cũng tạo ra các CEO không có thật để lừa đảo

Theo Casey, thách thức thật sự không phải là viễn cảnh AI nổi dậy làm phản chống lại loài người như phim ảnh và truyền thông đã tô vẽ suốt nhiều thập kỷ qua, mà thách thứ là làm sao để các động lực kinh tế quanh AI không khiến công nghệ này phát triển theo hướng bất lợi cho nhân loại. 

Câu trả lời không nằm ở việc chặn đứng sự phát triển của những công nghệ AI như ChatGPT của OpenAI. Mà ngược lại, làm thế càng khiến cơn ác mộng về AI chóng thành sự thật hơn.

Michael Casey, giám đốc nội dung CoinDesk

Sự "phi tập trung" thuần khiết của Web1

Ban đầu, Internet thời sơ khai, hay còn gọi là Web 1.0, là thế giới “phi tập trung” đúng nghĩa khi mục đích của nó là tạo ra một mạng kết nối các máy tính trên khắp thế giới lại với nhau, để việc trao đổi thông tin diễn ra được thông suốt mà không cần những đơn vị trung gian hoặc “gác cổng”. 

Cơ sở hạ tầng của Web1, tuy còn sơ khai, nhưng thật sự “phi tập trung” với những giao thức mở như HTTP, TCP/IP, và HTML, cho phép máy tính của bất cứ ai cũng có thể giao tiếp với nhau. 

Chẳng hạn, vào thời của Web1, máy tính của bất cứ ai cũng có thể là một máy chủ (server) để họ tự lưu trữ trang web của riêng mình và đưa lên mạng, thay vì phải thông qua những nền tảng “tập trung” chẳng hạn như GoDaddy như ngày hôm nay. 

Hoặc, với giao thức pop3 và IMAP, vào thời của Web 1.0, ai cũng có thể tự mình thiết lập một hộp thư điện tử (e-mail) để gửi và nhận email với người khác.

Cứ như vậy, Web1 phát triển dựa trên nền tảng là khả năng kết hợp (composability), là thứ cho phép giới lập trình kết hợp các phần mềm sẵn có để tạo ra phần mềm mới mà không cần xin phép bất cứ ai. Bạn có thể xây dựng một sản phảm mới trên nền sản phẩm cũ mà không cần “phát minh lại bánh xe”. 

Sự dễ dàng, giản tiện, và rẻ tiền của việc tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ mới giúp người tiêu dùng và doanh nghiệp nhanh chóng tiếp cận và ứng dụng Internet trên diện rộng. Đây có lẽ là lợi ích lớn nhất và dễ thấy nhất mà thế giới Web1 “phi tập trung” đã đem lại.

Bài học của Web2 để chuẩn bị cho Web3

Đọc thêm: w3 là gì? Toàn tập về hệ sinh thái W3

Sau đó, các doanh nghiệp lớn như Google hay Yahoo, bắt đầu nhận ra “mỏ vàng” vô tận mang tên dữ liệu người dùng. Mỗi hãng bắt đầu xây dựng những chuẩn và sản phẩm của riêng mình và không tương thích với chuẩn hay sản phẩm của hãng khác, nhằm tránh tối đa việc chia sẻ dữ liệu người dùng với đối thủ. 

Đó là lý do bạn không thể dùng Facebook hay Twitter để gửi tin nhắn đến Whatsapp hay Telegram. Web2 về cơ bản là thời của theo dõi dữ liệu người dùng, mỗi hãng mỗi chuẩn, tập trung hóa (centralization), và không hề có khả năng kết hợp (composability), tức là người ta không thể xây dựng phần mềm này dựa trên nền phần mềm khác một cách tự do không cần xin phép như thời của Web1 nữa.

Tiếp tục, Casey cho rằng mô hình tư bản hiện tại vốn được thiết kế để sản xuất và kinh doanh hàng hóa hữu hình không còn phù hợp trong nền kinh tế số. Trong nền kinh tế số, thứ hàng hóa giá trị nhất không phải vàng hay quặng sắt, mà là dữ liệu con người. 

Vì lý do này, Casey kết luận chúng ta cần một mô hình quản lý dựa trên phi tập trung và đồng thuận đa số mới, được xây dựng trên động lực thúc đẩy đổi mới cạnh tranh, đồng thời có cơ chế tự sửa sai nội tại nhằm đem lại tối đa lợi ích cho công chúng.

Ý tưởng ở đây, là việc phi tập trung hóa quyền sở hữu và kiểm soát đối với phát triển AI sẽ giúp công nghệ này không bị định đoạt bởi ý chí một bên duy nhất nào. Casey ví von, nếu ai cũng có “phần” trong AI, thì AI sẽ không thể làm hại ai. 

Nếu ý tưởng này nghe lạc quan “quá trớn”, Casey so sánh nó với hai blockchain phổ biến là Bitcoin và Ethereum, là hai hình mẫu điển hình cho quản trị phi tập trung và mã nguồn mở để làm lợi cho phát triển AI. Hai mạng lưới blockchain này là những siêu hệ thống điện toán lớn nhất trong lịch sử loài người, và có cơ sở dữ liệu lớn gấp hàng trăm lần những công ty như Google.

Không như Bitcoin hay Ethereum, OpenAI, công ty sở hữu mô hình ngôn ngữ lớn (LLM - large language models) GPT4 là một doanh nghiệp tư nhân, do CEO Sam Altman điều hành, và vừa nhận 10 tỉ USD vốn đầu tư từ Microsoft. 

Casey lập luận, nếu kiến nghị tập thể đòi ngưng phát triển AI trong ít nhất sáu tháng (có chữ ký của những người như Elon Musk), OpenAI sẽ là đơn vị hưởng lợi lớn nhất, trở thành thế lực độc tôn vì không còn gặp phải bất cứ sự cạnh tranh nào trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.

Trong một bài đăng liên quan trên CoinDesk, chuyên gia crypto Peter Vessenes đặt ra một giả định rằng, nếu vào năm 1997, Microsoft và Dell làm điều tương tự là kiến nghị tạm ngưng phát triển các trang thương mại điện tử và trình duyệt trong ít nhất sáu tháng, với lý do chúng sẽ làm hại các cửa hàng vật lý và tài trợ cho khủng bố, thì chúng ta sẽ nghĩ gì?

Hướng đi của giới chức các nước

Nhiều động thái "trấn áp" cộng đồng crypto gần đây của chính quyền Mỹ, xét từ góc độ nào đó, có nguy cơ hạn chế sự phát triển của lĩnh vực mã nguồn mở, đặc biệt trong lĩnh vực AI, trong khi lĩnh vực này đang cần nhiều nguồn lực hơn, để giúp nó tránh bị một nhóm lợi ích thiểu số kiểm soát và thao túng.

Tuy đã có nhiều nhà đầu tư crypto bị thua lỗ, nhưng ngành này đã tạo ra những bước tiến lớn trong lĩnh vực mã hóa, chẳng hạn công nghệ “bằng chứng không tri thức” (zero-knowledge proofs).

OpenAI là một sáng kiến tận dụng nguồn dữ liệu khổng lồ trên Internet, nhưng nó đã biến thành một nhà điều hành tập trung, khép kín, làm lợi cho giới chủ doanh nghiệp sở hữu nó, vì mục đích lợi nhuận.

RELEVANT SERIES