SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Aptos: ‘Đầu tư phát triển người mới, thay vì tranh người giỏi có sẵn’

Cuộc trò chuyện giữa Coin98 Insights với Kien Hoang, Ecosystem Lead của Aptos - blockchain Layer 1 với khả năng mở rộng, độ tin cậy cao và chi phí thấp.
Avatar
writer
Published Jan 31 2024
Updated Mar 20 2024
13 min read
thumbnail

Năm 2018, Kien Hoang chạm ngõ thị trường crypto bằng việc mua một số coin để “nghịch” với công nghệ mới. Dần nhận thấy đây là lĩnh vực khá tiềm năng, chàng kỹ sư phần mềm với 10 năm kinh nghiệm tại Thung lũng Silicon bắt đầu dấn sâu hơn khi tham gia các dự án của Ethereum, Arbitrum, Avalanche và sau này là Aptos.

“Lúc đầu tôi chỉ muốn nghịch, nhưng sau khi bàn bạc với vợ - cũng từng là kỹ sư tại Google, hai đứa quyết định chuyển hẳn sang blockchain”, Kien Hoang chia sẻ.

The Spotlight là loạt phỏng vấn độc quyền giữa Coin98 Insights với builder trong ngành về các chủ đề nóng trên thị trường.

image

- Kinh nghiệm làm việc từ các công ty truyền thống lớn như Google, Uber, Lift đã giúp gì cho anh khi tham gia thị trường crypto?

Kien Hoang: Khi mới vào crypto, tôi khá ngạc nhiên khi thấy nhiều người tài năng đang xây dựng một nền tảng hoàn toàn mới với nhiều sản phẩm chất lượng nhưng chỉ kéo dài 1-2 năm.

Thời gian đầu như vậy cũng ổn nhưng nếu muốn mang một tỷ người dùng tiếp theo đến với crypto, bạn phải có kinh nghiệm vận hành những nền tảng lớn hơn, sở hữu kinh nghiệm về mặt lãnh đạo, kỹ thuật để mở rộng tổ chức. Nếu đội ngũ chỉ gồm 10-20 người thì không thể nào tạo ra những sản phẩm lớn như của Facebook hay Google.

Đây cũng chính là lý do tôi chọn gia nhập Aptos, bởi tất cả mọi người ở đây đều sở hữu kinh nghiệm dày và có một đội ngũ ngày trước làm blockchain ở Facebook khá chuyên nghiệp. Họ không chỉ rành rẽ ngôn ngữ hợp đồng thông minh hay cơ sở hạ tầng mà còn có khả năng mở rộng đội ngũ, từ 10 người (lúc tôi mới vào) đến nay hơn 100 người.

- Ban đầu làm thế nào Aptos thu hút được nhiều người tài như anh chia sẻ?

Kien Hoang: Về việc thành lập đội ngũ cốt cán, câu trả lời khá đơn giản: những người có cùng nền tảng và mức độ chuyên môn ở Thung lũng Silicon thường đi với nhau và sẽ thu hút những người tài khác đi theo mình. Thứ hai họ biết cách tuyển dụng nhân tài từ những công ty lớn như Google, Facebook, Robinhood… Đây là trường hợp ở Aptos.

Còn tuyển người cho Aptos Foundation là bài toán khó hơn. Tôi nghĩ đó không chỉ là việc thu hút nhiều tài năng mà phải xây dựng một đội ngũ kỹ sư, nhà phát triển có thể tạo ra sản phẩm tốt hơn. Đây là lý do chúng tôi muốn tập trung nhiều tại thị trường Việt Nam, bởi ở đây có dân số khá trẻ, tài năng và đam mê tìm tòi cái mới, nhưng phần lớn chưa có nhiều kinh nghiệm xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh.

Tôi nghĩ đầu tư phát triển người mới để ai cũng có thể trở thành nhân tài sẽ hợp lý hơn là tranh nhau những người giỏi có sẵn, bởi những người như thế trong crypto hiện không nhiều. 

- Aptos có ý định thu hút các nhà phát triển từ EVM vốn tài năng và có bề dày kinh nghiệm không?

Kien Hoang: Thu hút một phần thôi, bởi như đã nói lúc nãy, tôi nghĩ tập trung vào các nhà phát triển mới vẫn hơn. Chúng ta nói EVM có đội ngũ nhà phát triển hùng hậu nhưng theo thống kê thì có khoảng 1,000 - 2,000 người có thể viết Solidity. Còn con số những người viết được Python hay Java - ngôn ngữ cổ truyền của Web2 - là hàng chục nghìn đến hàng triệu người.

Chúng ta đầu tư không phải theo kiểu đưa tiền để người ta “tự bơi”, mà là đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng, tạo ra những khoá học và làm việc trực tiếp với những người muốn thâm nhập Web3.

Vậy tại sao phải giành giật với thị trường quá bé đấy trong khi mình có thể phát triển một cộng đồng nhà phát triển lớn từ Web2 sang? Nhưng chúng ta đầu tư không phải theo kiểu đưa tiền để người ta “tự bơi”, mà là đầu tư vào giáo dục, cơ sở hạ tầng, tạo ra những khoá học và làm việc trực tiếp với những người muốn thâm nhập Web3. Như thế, trong vòng khoảng hai năm, họ có thể trở thành nhà phát triển đủ phẩm chất.

Nếu những người này tạo sản phẩm thành công ở Việt Nam thì càng bứt phá hơn nữa, bởi mọi người sẽ nghĩ: Nếu họ bắt đầu từ con số 0 và thành công, tại sao mình không làm được? Tư duy này sẽ tạo ra một chu trình để mang những nhà phát triển mới vào.

image

- Trong giai đoạn vừa rồi có nhiều blockchain Layer 1 xuất hiện, tạo ra sự cạnh tranh lớn. Anh nghĩ một blockchain Layer 1 cần sở hữu yếu tố gì để thành công vào chung cuộc?

Kien Hoang: Năm 2023 có nhiều Layer 1 xuất hiện nhưng vẫn ít hơn đợt 2018-2019, giai đoạn ICO đó đến 10-20 blockchain nổi lên một năm. Tuy có nhiều dự án Layer 1 như thế nhưng tôi nghĩ vấn đề không nằm ở sự cạnh tranh hay trở thành kẻ hạ gục Ethereum, vì thị trường hiện giờ vẫn quá bé. Nếu các blockchain “đánh nhau” để giành giật người dùng, sẽ chẳng ai thắng mà toàn bộ thị trường sẽ chậm lại vài năm.

Thị trường hiện giờ vẫn quá bé. Nếu các blockchain “đánh nhau” để giành giật người dùng, sẽ chẳng ai thắng mà toàn bộ thị trường sẽ chậm lại vài năm.
Thị trường hiện giờ vẫn quá bé. Nếu các blockchain “đánh nhau” để giành giật người dùng, sẽ chẳng ai thắng mà toàn bộ thị trường sẽ chậm lại vài năm.

Điều quan trọng ở đây là thu hút thế hệ người dùng mới, mở rộng miếng bánh mà tất cả mọi người có thể cùng chia sẻ. Người ta vẫn hay nhắc đến Sui như đối thủ của Aptos nhưng đây không phải cách nhìn nhận của chúng tôi. Chiến lược của Aptos là tập trung xây dựng sản phẩm và nền tảng thật tốt cho người dùng và nhà phát triển, chứ không phải cạnh tranh với các blockchain khác.

- Sự xuất hiện của các Layer 2 trên Ethereum có ý nghĩa gì với các blockchain Layer 1 như Aptos? 

Kien Hoang: Tôi cho rằng có nhiều bài học mà Aptos học được từ công nghệ của những Layer 2 hiện tại.

advertising

Khi còn làm ở Arbitrum giai đoạn đầu, tôi nhận thấy đúng là dự án mang lại khả năng mở rộng cho Ethreum nhưng không giải quyết được tất cả vấn đề. Dù phí gas của Arbitrum là 1-2 USD/giao dịch (so với mấy chục USD/giao dịch của Ethereum) thì nó vẫn đắt. Với các sản phẩm game hay những ứng dụng phải gửi hàng nghìn giao dịch, làm sao họ có thể thu hút 1 tỷ người dùng với phí gas vài USD như thế?

Thứ hai, TPS (giao dịch mỗi giây) của Ethereum là 10 và Arbitrum chỉ có thể nâng TPS trên mạng lên khoảng vài chục đến 100. Trong khi đó các mạng xã hội, gaming hay những ứng dụng lớn cần mức độ mở rộng lên đến hàng trăm nghìn TPS, như thế làm sao thuyết phục họ xây dựng trên blockchain được?

Cuối cùng, các Layer 2 dẫn đến “cuộc chiến thanh khoản” trong toàn bộ hệ sinh thái Ethereum. Mặc dù mạng thu hút khá nhiều thanh khoản vào Arbitrum hay Optimism nhưng thanh khoản đấy không đến từ người dùng mới mà từ chính Ethereum hay các blockchain trong hệ sinh thái. Điều này tạo ra sự cạnh tranh giữa các Layer 2 mà tôi nghĩ không lành mạnh chút nào. 

Việc đầu tư tạo ra trải nghiệm tốt để mang người dùng mới vào thì hay hơn là đưa ra phần thưởng, APY cao hay airdrop. Những điều này giúp Aptos hiểu hơn chiến thuật của mình: làm sao thu hút người dùng và nhà phát triển ban đầu đến Aptos để xây dựng và tiếp tục thu hút thêm người dùng và nhà phát triển mới, chứ không “cướp” người dùng của blockchain khác?

- Aptos có dự định xây dựng Layer 2 không?

Kien Hoang: Đội ngũ Aptos từng ngồi suy nghĩ mình có thực sự cần Layer 2 không? Quan điểm là hiện dự án không cần Layer 2 để mở rộng và giảm phí gas, bởi phí gas trên mạng đang rơi vào khoảng 0.000x cent, gần như không đáng kể.

Ngoài ra, sau này nếu Aptos có cơ sở hạ tầng để các dự án game trả phí gas giúp người dùng thì không cần phải nghĩ đến chuyện phí gas nữa. Còn về vấn đề mở rộng, Aptos hiện đang làm điều này khá tốt với TPS là 160,000 (chỉ số nghiên cứu lúc Aptos chưa mainnet).

Nhưng như vậy thì có cần Layer 2 không? Theo tôi vẫn có thể cần một dạng Layer 2. Ví dụ khi mình chơi game trên desktop, một số dữ liệu vẫn được giữ trên máy của mình, nhưng những dữ liệu khác giao tiếp và được đồng bộ hoá với máy chủ để đảm bảo người dùng tương tác mượt mà với người chơi khác trong thời gian thực.

Tôi nghĩ sau này khi crypto có những ứng dụng phức tạp hơn, chúng ta sẽ phải làm một kiểu Layer 2 để lưu dữ liệu off-chain, giúp trải nghiệm người dùng trở nên tốt nhất có thể.

Còn những dữ liệu quan trọng liên quan tới sự toàn vẹn hay giá trị của game có thể vẫn được giữ trên blockchain. Chứ nếu lưu toàn bộ dữ liệu on-chain thì dù mạng nhanh và xử lý được vẫn khó để tạo ra những ứng dụng phức tạp có thể thu hút 1 tỷ người dùng.

image

- Những blockchain thế hệ mới như Aptos, Sui, thậm chí Solana sử dụng ngôn ngữ lập trình không dựa trên EVM. Điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh gì so với các blockchain EVM khác, điển hình như Ethereum?

Kien Hoang: Thời gian đầu vào làm tại Aptos tôi cũng thắc mắc tại sao dự án không dùng Solidity của EVM mà lại sáng tạo ngôn ngữ mới? EVM có sẵn các nhà phát triển và nền tảng đào tạo, nếu dùng nó, đội ngũ không cần xây bất cứ thứ gì liên quan đến hệ sinh thái và có thể tập trung hoàn toàn vào công nghệ. Nhưng khi làm ở Aptos được một năm, tôi nhận ra điểm mạnh của dự án là có một ngôn ngữ mới.

Solidity có tuổi đời khoảng 7-8 năm nhưng trong 4-5 năm trở lại đây nó không phát triển thêm tính năng lớn nào mới cả, và cũng không có một đội ngũ cống hiến cho việc phát triển ấy. Điều này gây khó khăn cho những nhà xây dựng muốn tạo ra những ứng dụng tinh vi, phức tạp hơn.

Ngoài ra, mỗi lần truy cập trang web theo dấu những vụ hack lớn nhất xảy ra trong blockchain, tôi thấy trung bình mỗi tuần có một vụ hack khoảng 50 triệu USD và nó luôn xảy ra với Solidity. Mặc dù Solidity là ngôn ngữ dễ dùng để xây dựng ứng dụng nhưng nó không tập trung vào đúng thứ như bảo mật. Do đó, dù ra đời đã lâu nhưng ngôn ngữ này vẫn khiến những nhà phát triển lặp lại cái lỗi mà lẽ ra có thể được sửa từ lâu rồi. 

Trong khi đó, theo tôi ngôn ngữ Move mà Aptos đang sử dụng có tiềm năng phong phú hơn Solidity về mặt tính năng mới và bảo mật. Move có nhiều ràng buộc và hạn chế hơn nhưng nó khó mắc những lỗi sai cơ bản như người ta thường gặp ở Solidity. Nếu Aptos tiếp tục đầu tư phát triển Move trong vài năm tới, ngôn ngữ này sẽ đạt được sự cân bằng hoàn hảo giữa bảo mật và dễ sử dụng.

Ứng dụng trong blockchain cũng sẽ phải có trải nghiệm tốt đến mức người dùng sẵn sàng sử dụng mà không cần chờ đến lúc thị trường thay đổi, giá tăng hay giảm.

- Aptos có chiến lược gì để tiếp tục thu hút người dùng trong tương lai?

Kien Hoang: ‘Xây càng nhiều và càng nhanh càng tốt’ không phải chiến thuật sai nhưng tôi nghĩ sẽ khó để thu hút một tỷ người dùng tiếp theo. Vào mùa thị trường tăng trưởng chúng ta phải có những sản phẩm mà người dùng mới không cần hiểu gì về blockchain, phí gas để sử dụng.

Blockchain giống như đám mây (cloud) nhưng người dùng sử dụng Facebook, Google hay ứng dụng điện thoại đâu cần biết nó là gì. Họ chỉ cần biết dữ liệu luôn ở đó, mọi thứ đáng tin, dễ hiểu, dễ tương tác.

UX này là thứ chính yếu tiếp theo mà Aptos sẽ tập trung vào. Dự án sẽ làm việc với các gaming studio, những người làm về tài chính hay NFT để tạo ra các sản phẩm mà người dùng có thể sử dụng như cách bố mẹ dùng điện thoại bây giờ.

Tôi nhớ ngày trước gần như cái gì về điện thoại bố mẹ cũng phải hỏi nhưng giờ họ xài chúng dễ dàng. Ứng dụng trong blockchain cũng sẽ phải có trải nghiệm tốt đến mức người dùng sẵn sàng sử dụng mà không cần chờ đến lúc thị trường thay đổi, giá tăng hay giảm.

Đọc thêm: Phaver: Giúp người dùng kiếm tiền từ dữ liệu cá nhân.

RELEVANT SERIES