Silvergate đã gục ngã trước sự 'bình thản' của nhiều nhà đầu tư
Điều không muốn cũng đã đến với Silvergate
9/3, ngân hàng tiền mã hóa lớn nhất ở Mỹ đã đi tới quyết định ngừng hoạt động và thanh lý tài sản sau khi chịu ảnh hưởng nặng nề từ sự sụp đổ của FTX.
BREAKING: Silvergate Capital plans to wind down operations and liquidate its bank after the crypto industry’s meltdown sapped the company’s financial strength https://t.co/y0EOOdVWaM pic.twitter.com/oCBXG79xaZ
— Bloomberg (@business) March 8, 2023
Cổ phiếu SI của ngân hàng Silvergate đã sụt giảm mạnh gần 98% so với ATH (mức cao nhất từ trước đến nay) và giảm gần 60% kể từ thời điểm đưa ra thông báo đang phải xem xét tới khả năng hoạt động của công ty vào ngày 2/3.
Theo unsual_whales, trong khi chỉ có 10% quyền chọn mua đang mở, số đông nhà đầu tư đang bán khống mã cổ phiếu SI của ngân hàng Silvergate.
Silvergate Capital, $SI, is liquidating its bank.
— unusual_whales (@unusual_whales) March 9, 2023
Many shorted $SI nonstop, with only 10% calls.
Yet two traders opened up NEW heavy put positions today + yesterday in $SI $2 strike and $SI $4 strike expiring in 9 days.
They likely will have made 500% tomorrow.
Unusual. pic.twitter.com/sRz4uLfFhs
Xuất phát từ lý do Silvergate là ngân hàng lớn nhất của Mỹ cung cấp các dịch vụ quan trọng cho nhiều công ty lớn trong thị trường tiền mã hóa, đặc biệt trong đó có FTX - một khách hàng lớn nhất của ngân hàng.
Do đó, các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa đã đặt ra nhiều nghi vấn về tình hình sức khỏe của Silvergate kể từ cú sụp đổ bất ngờ của sàn giao dịch FTX vào tháng 11/2022.
Signature Bank có thay được Silvergate?
Theo tờ Yahoo Finance, sự sụp đổ của sàn giao dịch FTX đã tác động khoản lỗ lên Silvergate gần 1 tỷ USD. Tiền gửi từ các khách hàng trong thị trường tiền mã hóa đã giảm từ 11.9 tỷ USD xuống còn 3.8 tỷ USD trong quý 4 2022.
Bên cạnh đó, trích lời của Silvergate trong bài báo từ Yahoo Finance:
“Kế hoạch giải thể và thanh lý tài sản của ngân hàng bao gồm việc hoàn trả đầy đủ tất cả các khoản tiền gửi của khách hàng. Ngoài ra, công ty cũng xem xét cách tốt nhất để giải quyết các khiếu nại và bảo toàn giá trị các tài sản còn lại”.
Tính đến thời điểm hiện tại, thị trường tiền mã hóa đang thể hiện thái độ khá bình thản trước thông báo từ Silvergate.
Ngoài pha giảm do ảnh hưởng các quan điểm cứng rắn của chủ tịch Jerome Powell trong cuộc điều trần vào ngày 7/3, giá đồng Bitcoin thậm chí còn có sự phục hồi nhẹ trong bối cảnh Silvergate thông báo thanh lý tài sản.
Các nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa gần như đang thể hiện một thái độ bình thản trước thông báo ngừng hoạt động của Silvergate, phần nào đến từ việc quy mô lượng tài sản của Silvergate không quá lớn so với những vụ sụp đổ khác trong ngành như Terra, Three Arrows Capital, FTX hay MTGox năm xưa.
Đặc biệt, lời tuyên bố hoàn trả tất cả tài sản tiền gửi của khách hàng là một việc nằm trong quy trình thanh lý tài sản của Silvergate khả năng đã khiến nhà đầu tư tạm thời yên lòng.
Coinbase - công ty từng là khách hàng và nhanh chóng chấm dứt sử dụng dịch vụ của Silvergate đã thể hiện sự chia buồn nhưng đặc biệt kèm theo lời khẳng định:
“Coinbase không có khách hàng hay các khoản tiền mặt đang giữ tại Silvergate. Tài sản khách hàng của Coinbase vẫn được an toàn và luôn sẵn có”.
Update: We’re sorry to see Silvergate make the tough decision to wind down their operations. They were a partner & contributors to the growth of the cryptoeconomy. Coinbase has no client or corporate cash at Silvergate. Client funds continue to be safe, accessible & available. https://t.co/78oMrLQ6VH
— Coinbase (@coinbase) March 9, 2023
Như tác giả từng đề cập đến trong bài viết 'Quả bom' Silvergate có thể gây ra khó khăn cho thị trường tiền mã hóa?, Silvergate là ngân hàng tiền mã hóa lớn nhất ở Mỹ, đóng một mắt xích khá quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ cho các công ty trong ngành.
Nếu Silvergate ngã xuống, các công ty sẽ cần tìm một mắt xích thay thế khác. Cái tên tiềm năng khác đang được nhắc đến đó là Signature Bank.
Tuy nhiên, dịch vụ của Signature Bank đã thông báo giảm một nửa số tiền gửi của khách hàng vào ngày 7/12 và có dự định tách mình khỏi hoạt động kinh doanh Stablecoin.
Không những thế, vì một số quy định chính sách riêng mà Signature Bank đã khiến Binance từng đưa ra thông báo chỉ giải quyết các giao dịch fiat của người dùng trên 100,000 USD vào ngày 21/1.
Đây là những dấu hiệu mà nhiều nhà đầu tư trên thị trường tiền mã hóa cho rằng nó nằm trong chiến dịch Choke Point 2.0 mà Mỹ đang thúc đẩy thực hiện.
Choke Point - một chiến dịch đàn áp được thực hiện lần đầu vào năm 2013 dưới thời chính quyền Obama với mục đích loại bỏ một số ngành cụ thể đang hoạt động hợp pháp bằng cách gây áp lực gián tiếp thông qua các ngân hàng.
Trước sự việc Silvergate, nhà đầu tư Bitfinex'ed hơn 106K người theo dõi đưa ra quan điểm:
“Silvergate phá sản. Đừng lo lắng, Signature là cái tên tiếp theo”.
Crypto Bank Silvergate goes under.
— Bitfinex’ed 🔥🐧 Κασσάνδρα 🏺 (@Bitfinexed) March 8, 2023
Don't worry everyone, Crypto Bank Signature is up next.
Who knew that providing banking services to Ponzi schemes, frauds, companies trading tokens issued by companies laundering money for US designated terrorists, would be a bad idea? pic.twitter.com/FHfvvaWauN
Ngoài ra, thị trường tiền mã hóa trong giai đoạn downtrend kể từ 2021 liên tục chứng kiến các công ty cho vay trong ngành dễ dàng chịu ảnh hưởng nặng nề do giá tài sản biến động mạnh khi một biến cố xảy ra.
Điển hình như công ty cho vay Voyager đã phá sản vì Quỹ Three Arrows Capital sụp đổ hay Genesis do ảnh hưởng từ bê bối của Sam Bankman-Fried,...
Điều này có thể khiến các ngân hàng cung cấp sản phẩm vay cho các công ty tiền mã hóa trở nên đề phòng và nâng mức thế chấp lên cao hơn.
"Sau vụ Silvergate, có thể nhiều ngân hàng hay các quỹ cho công ty tiền mã hóa vay sẽ yêu cầu thêm tài sản thế chấp hoặc chuyển nhóm nợ", chuyên gia Hồ Quốc Tuấn - Giảng viên cao cấp về Kế toán và Tài chính tại Đại học Bristol, nhận định trên trang cá nhân.