SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Spark Protocol là gì? Lending trong kế hoạch MakerDAO Endgame

Spark Protocol là dự án lending trên Ethereum, cũng là mảnh ghép metaDAO trong kế hoạch Endgame của MakerDAO. Tìm hiểu về Spark Protocol và đặc điểm nổi bật của dự án!
vytran
Published May 13 2023
Updated Jul 06 2023
7 min read
thumbnail

Spark Protocol là gì?

Spark protocol là dự án làm về Lending Protocol hoạt động trên Ethereum, cho phép người dùng vay và cho vay token phi tập trung. Spark chính là sản phẩm được tạo ra với mục tiêu tập trung và mở rộng môi trường sử dụng cho DAI, stablecoin nổi tiếng của MakerDAO. 

Đọc thêm: MakerDAO là gì?

Ý nghĩa của Spark Protocol đối với MakerDAO Endgame Plan

MakerDAO Endgame Plan là gì?

Ngày 31/5/2022, người sáng lập MakerDAO là Rune Christensen đã đề xuất một kế hoạch cải tổ hoàn toàn cho dự án DeFi hàng đầu trên thị trường, MakerDAO, với lí do cấu trúc hiện tại của MakerDAO sẽ không cho phép dự án này cạnh tranh với các tổ chức tài chính hàng đầu trên thế giới.

MakerDAO Endgame là một kế hoạch nhằm cải thiện quản trị, mở rộng tiện ích của Maker và tăng cường sự bền vững cho dự án trong dài hạn. 

MetaDAO là gì?

Sự thay đổi đáng chú ý nhất trong kế hoạch Endgame là tách MakerDAO thành những thực thể nhỏ hơn được gọi là MetaDAO. Các MetaDAO này sẽ trở thành các đơn vị độc lập, tự quản lý với token riêng, song vẫn thuộc hệ sinh thái MakerDAO.

cấu trúc của makerdao
So sánh cấu trúc của MakerDAO trước Endgame (trái) và sau Endgame (phải).

Ý nghĩa của Spark Protocol trong kế hoạch MakerDAO Endgame

Spark Protocol chính là sản phẩm đầu tiên trong kế hoạch Endgame của Maker, đóng vai trò là một MetaDAO trong hệ sinh thái. 

Spark Protocol có thể được coi như là một bản soft fork của Aave V3, và dự án cũng dự định sẽ gửi 10% lợi nhuận từ giao thức đến AaveDAO trong hai năm đầu tiên. 

Chi tiết hơn về kế hoạch MakerDAO Endgame, đội ngũ Coin98 Insights sẽ có thêm bài viết chi tiết hơn trong tương lai. 

Sản phẩm & doanh thu của Spark Protocol

Sản phẩm của Spark Protocol

Spark Lend

Sản phẩm đầu tiên của Spark Protocol là Spark Lend. Đây là bản fork của AAVE, vì thế giao diện của Spark cũng tương đối giống với AAVE. 

Đọc thêm: AAVE là gì? Lending Protocol đứng đầu thị trường

Hiện Spark Lend ban đầu hỗ trợ vay và cho vay các loại tài sản gồm: ETH, wstETH, wETH, DAI, và sDAI. 

tài sản được hỗ trợ trên spark lend
Các tài sản được hỗ trợ trên Spark Lend

Spark còn giới thiệu thêm về một phiên bản yield-bearing token của DAI là sDAI (hay còn được gọi Savings DAI). Nắm giữ sDAI sẽ được dồn tích lãi tự động 1% theo thời gian.  

Lưu ý: Tỷ suất lãi của sDAI có thể thay đổi thông qua việc voting trên Maker Governance.

Hiện sau 03 ngày ra mắt, Spark Protocol có thông số hoạt động như sau: 

  • Tổng số tiền Supply: 6 triệu USD
  • Tổng số tiền vay ra (Borrow): 500 nghìn USD 
  • TVL: 860 nghìn USD
 
thông số hoạt động trên spark lend
Thông số hoạt động trên Spark Lend. Nguồn: SparkBlockanalitica.

Doanh thu của Spark Protocol 

Tượng tự với AAVE, Spark Protocol sẽ có nguồn doanh thu như sau: 

  • Spark loan fees: Spark sẽ thu lãi suất từ người đi vay dựa vào variable-rate (lãi suất linh động) và stable rate fees (lãi suất bình ổn). 
  • Flash Loan fees: Spark thu 0.09% phí cho mỗi giao dịch sử dụng flash loan.
  • Liquidation Fees: Phí thanh lý vị thế của người đi vay khi vượt ngưỡng thanh lý.

Điểm nổi bật của Spark 

Vì là bản fork của AAVE, Spark Protocol tương tự cũng sẽ có các tính năng nổi tiếng của AAVE như eMode, isolation mode và Flash Loan. 

1. Flash Loans 

Spark Flash Loans (vay nhanh) là một sản phẩm nổi tiếng của DeFi, cho phép người dùng vay tiền mà không cần tài sản thế chấp, nhưng họ phải trả số tiền đã vay trong cùng một giao dịch duy nhất trên blockchain.

Flash Loans được thiết kế để phục vụ nhu cầu sử dụng nâng cao hơn của các nhà giao dịch chuyên nghiệp như giao dịch chênh lệch giá, thanh lý tài sản….

2. Isolation Mode

Isolation Mode là chế động cho phép Spark niêm yết thêm các tài sản (chủ yếu là stablecoin) dưới chế độ tách biệt, nghĩa là những tài sản ở chế độ này sẽ có ngưỡng nợ (Loan to Value) cao hơn so với nhóm còn lại. 

3. eMode

eMode là chế động cho phép người dùng tối đa hiệu suất sử dụng vốn khi tài sản thế chấp và tài sản vay ra có sự tương quan giữa giá. 

Ví dụ: DAI, USDC, USDT đều là stablecoin và sẽ đều thuộc cùng một danh mục eMode. Do đó, khi người dùng cho vay DAI ở eMode sẽ được vay các tài sản như USDC hoặc USDT với tỷ lệ LTV cao hơn. 

Ngoài ra, Spark còn kết nối trực tiếp với Maker's D3M, cho phép Spark truy cập trực tiếp vào thanh khoản của DAI từ MakerDAO một cách tự động để tối ưu hóa lãi suất cho vay trên thị trường. 

Hay nói cách khác, điều này có nghĩa thông qua Spark Lend, người dùng có thể vay DAI với lãi suất thấp hơn so với những thị trường khác vì Spark Lend truy cập trực tiếp vào thanh khoản của DAI từ MakerDAO. 

Spark còn được kết nối trực tiếp với Maker's PSM, cho phép hoán đổi DAI và sDAI thành USDC với tỉ lệ 1:1 ngay trong giao diện của Spark. 

tính năng swap trên spark
Cho phép Swap ngay trên giao diện cho vay của Spark. 

Token của Spark Protocol là gì? 

Tại thời điểm viết bài (Tháng 5/2023), Spark Protocol chưa công bố về kế hoạch ra mắt token của dự án. 

Roadmap & cập nhật 

Hành trình phát triển của Spark Protocol được tóm tắt như sau: 

  • Tháng 2/2023: Giới thiệu Spark Protocol.
  • Tháng 3/2023: Proposal về các kế hoạch phát triển Spark Protocol, được liên kết trực tiếp với MakerDAO đề xuất bởi Phoenix Labs
  • Tháng 5/2023: Spark Protocol chính thức cho phép cộng đồng trải nghiệm sản phẩm 

Hơn nữa Phoenix Labs còn hé lộ về việc mở rộng Spark Lend trên các Layer 2 khác trong bối cảnh phí gas tăng cao trên Ethereum, với việc vẫn kết nối trực tiếp nguồn thanh khoản từ MakerDAO thông qua cơ chế D3M. 

Đội ngũ dự án 

Spark Protocol được phát triển bởi Phoenix Labs, một công ty được MakerDAO giao vai trò là “Ecosystem Actor’ trong cấu trúc tổ chức mới của MakerDAO tên “End Game"

Nhà đầu tư & đối tác 

Nhà đầu tư

Spark Protocol sẽ nhận được sự hỗ trợ về nguồn vốn và kế hoạch phát triển hệ sinh thái trực tiếp  từ MakerDAO. Trước đó Spark Protocol đã đề xuất proposal lên Maker Governance với tổng tiền cần cấp vốn như sau: 

  • Initial Funding Proposal: Nhận trợ cấp 50,000 DAI để làm thủ tục pháp lý và chi trả chi phí phát triển.
  • Spark Lend Launch: Nhận trợ cấp 347,100 DAI để chi cho hoạt động ra mắt Spark Lend và các hoạt động phát triển khác của Spark trong vòng một năm. Ngoài ra còn nhận thêm 17,000 DAI và 10 MKR hàng tháng cho các nhà phát triển.
  • Direct-Deposit Module (D3M) Proposal: Hỗ trợ thanh khoản bằng 200 triệu DAI vào DAI pool trên Spark.
 
đề xuất của phoenix labs
Đề xuất của Phoenix Labs để cấp vốn phát triển Spark từ MakerDAO.

Đối tác

Một số đối tác ban đầu của Spark Protocol khi mới ra mắt bao gồm Chainlink, MakerDAO, Block Analitica…

spark chainlink oracle
Spark sử dụng Chainlink Oracle.

Dự án tương tự

Một số dự án tương tự Spark Protocol trong lĩnh vực Lending & Borrowing có thể kể đến như: AAVE, Compound, Venus, Radiant…

RELEVANT SERIES