SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Sự phát triển của NFT Music

Âm nhạc luôn luôn là một chủ đề hot trong thị trường này và đang nhận được sự chú ý ngày một nhiều từ cộng đồng. Vậy liệu năm 2023 có phải là một năm dành cho "narrative" này?
Avatar
nguyennsh
Published Jun 12 2023
Updated Jul 18 2023
11 min read
thumbnail

Tổng quan music NFT

Âm nhạc luôn luôn là một thị trường béo bở bởi khả năng tăng trưởng mạnh và lượng người dùng đông đảo. Hiện tại, các nền tảng phát nhạc trực tuyến như Spotify, Apple Music,.. đang có doanh thu lên tới hàng tỷ đô cùng lượng người dùng ngày một tăng.

web2 music platform
Doanh thu và người dùng của Spotify và Apple Music

Tuy nhiên, đi cùng với sự phát triển vượt bậc này, thị trường âm nhạc vẫn luôn có nhiều vấn đề tồn đọng bấy lâu nay. Vậy liệu Web 3music NFT có phải là giải pháp không?

Vấn đề của music truyền thống

Tài chính

Đối với ca sĩ, vấn đề của họ nằm ở vốn ban đầu và bản quyền. Thông thường, khi một ca sĩ muốn ra mắt bài hát, họ sẽ phải thuê studio để thu âm và thuê producer. Từ đó, dẫn tới việc quá trình ra mắt một bài hát dài 3 phút có thể tiêu tốn 20-100 triệu VND của các ca sĩ.

Vì vậy, để giải quyết những vấn đề này, các ca sĩ sẽ phải hợp tác với các hãng studio để bù đắp về các chi phí thuê, chi phí marketing,...Tuy nhiên, vấn đề này lại phát sinh ra một vấn đề khác đó chính là phí bản quyền và quyền sở hữu.

Lấy ví dụ về vụ việc Taylor Swift với hãng thu âm Big Machine Record. Năm 2019, hãng thu âm Big Machine được mua lại bởi Scooter Braun cùng với sự tranh chấp bản quyền 6 album ca nhạc của Taylor Swift. 

Kết quả hẳn mọi người cũng đoán được, Scooter Braun thắng kiện và ông đã bán 6 album với giá hơn 300 triệu USD. Và Taylor Swift - người làm ra 6 bản album, thì lại nhận về con số không và mất đi quyền sở hữu.

Rào cản đầu tư

Ở thị trường âm nhạc truyền thống, vấn đề đầu tiên được đề cập là khả năng thu hồi vốn đầu tư dành cho các hãng âm nhạc là rất thâp:

Theo một bài phỏng vấn Tóc Tiên năm 2017

“Công việc kinh doanh ca sĩ xem như hết thời vì khả năng thu hồi vốn còn không có. Các sản phẩm âm nhạc đều cần đầu tư lớn mới đủ sức gây ấn tượng với khán giả nhưng chưa chắc sẽ có sô diễn khi mà hoạt động biểu diễn ngày càng teo tóp, ngoại trừ vài giọng ca đắt show”.

Không những thế, vấn đề thứ hai là khả năng khó tiếp cận đầu tư ca sĩ dành cho người dùng thông thường vì lý do pháp lý và đa phần những ca sĩ đều chịu sự quản lý của các hãng ghi âm. Cho nên nếu muốn đầu tư ca sĩ, họ phải đầu tư vào các hãng ghi âm.

NFT Music có giải quyết vấn đề?

Đối với ca sĩ

Music NFT đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các ca sĩ mà không phải quan tâm tới thuế. Điển hình có thể kể đến thành viên trong ban nhạc Linkin Parks, Mike Shinoda khi ra mắt bản NFT đầu tiên và thu về 11,000 USD.

“Đây là điều điên rồ. Ngay cả khi đăng tải phiên bản đầy đủ của bài hát lên các streaming platform, tôi sẽ không bao giờ kiếm được gần 10,000 USD, sau các khoản phí của streaming platform, hãng thu âm, marketing,...” trích dẫn bởi Mike Shinoda.

Ngoài ra, Music NFT cũng đem lại cho các ca sĩ nhỏ lẻ về khả năng tài chính . Lấy ví dụ về ca sĩ Green Ring, ông ra mắt track “Clouded” trên Sound và thu về hơn 2,000 USD. Sau đó, Green Ring sử dụng số tiền đó để chi trả cho việc marketing và đưa bài hát Clouded lên Spotify. Kết quả là tác phẩm Clouded đã thành công rực rỡ với hơn 200,00 lượt views.

Ngoài ra, NFT có thể giúp các ca sĩ gọi vốn từ cộng đồng cho việc sản xuất các sản phẩm âm nhạc. NFT đóng vai trò chứng thực góp vốn và có thể xác định để chia sẻ doanh thu trong tương lai.

Đối với thị trường

Đối với fan khi sở hữu một NFT Music, họ mong đợi từ việc thỏa mãn khi trở thành một “early fan” đối với các ca sĩ. Ngoài ra, NFT Music cũng chứng minh người dùng trong việc họ đang sở hữu bản quyền âm nhạc và được hưởng một phần lợi nhuận của bản nhạc đó (Royal, Sound xzy,...)

Tuy nhiên, vấn đề bản quyền dành cho người mua vẫn chưa được thực sự giải quyết triệt để. Để dễ hình dung, người dùng mua NFT Music với mong muốn là được chia lợi nhuận bài hát với các ca sĩ. Nhìn chung, đây là một use case tương đối tốt đối với các nhà đầu tư. Tuy nhiên, ở một góc độ khác, NFT Music chỉ đơn giản là những NFT có chứa bản nhạc mà không hề có sự ràng buộc về mặt pháp lý. Cho nên, nếu người mua sử dụng NFT Music cho mục đích như kinh doanh hay sử dụng bản nhạc đều bị cho là “dính bản quyền”.

Bối cảnh NFT Music

NFT Music đang có bước chạy đà khá tốt khi mà dòng tiền đầu tư cũng đang dần đổ vào hệ sinh thái. Trong 6 tháng gần nhất, đã có hơn 8 dự án về music gọi vốn thành công với số tiền là 67 triệu USD từ những nhà đầu tư như DWF Labs (đầu tư nền tảng Label) hay Solana Ventures (đầu tư vào Blockstars),.. 

Nếu so sánh với mảng nghệ thuật khác là Art thì dòng tiền đầu tư chỉ xấp xỉ khoảng 26 triệu đô trong 6 tháng gần nhất. Tuy nhiên, nếu so sánh NFT Music với các mảng NFT truyền thống thì dòng tiền của music vẫn còn khá ít.

Ngoài ra, về khía cạnh số lượng người dùng và creators, các nền tảng Web3 chuyên về âm nhạc đang có số lượng tăng trưởng mạnh vào đầu năm 2023. Tiêu biểu có thể kể đến các dự án như Sound, Audius,...

growth of nft music
Growth of NFT music

Tổng quan hệ sinh thái music NFT

Khác với hệ sinh thái của NFT thông thường, music NFT có hệ sinh thái khá nhỏ và chưa có thực sự nhiều dự án đến với cộng đồng. Tuy nhiên, hệ sinh thái của music NFT lại khá đa dạng so với các loại NFT khác.

hệ sinh thái nft music
Hệ sinh thái NFT Music

Lấy ví dụ như GrooveTime, nền tảng chuyên hỗ trợ và tập trung vào mảng nhạc Dance. Royal với khả năng chia sẻ các phí royalty của một số album hoặc bài hát trong tương lai (đây cũng có thể được coi là một hình thức cho vay dành cho các nghệ sĩ khi mà họ chưa có vốn để sản xuất những tác phẩm đầu tay), hoặc Oneof - nền tảng dành cho các nghệ sĩ hạng A như Rihanna, Doja Cat, Alesso,...

Còn một điểm lưu ý ở hệ sinh thái là mảng Streaming có rất ít dự án. Ở web2, chúng ta có Apple Music trả cho nghệ sĩ $0.01/ stream và Spotify $0.003/ stream, nhưng số lượng stream ở web2 kiếm $1 chỉ có khoảng 2000 stream. Trong khi đó, Audius lại dành cho nghệ sĩ tới $0.35/ stream (tương đương 4 stream kiếm được $1).

web2 stream revenue
Source: Nft now

Tuy vậy, các ca sĩ vẫn lại có xu hướng tiếp tục trên nền tảng streaming trên web2 mà không di dời lên web3. Đó là vì có thể có quá ít lựa chọn cho ca sĩ khi thực hiện streaming trên Web3, hiện tại số lượng dự án cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay (Audius, Cybertune,...)

Rào cản NFT Music

Rào cản Web 2 đến Web3

Đầu tiên là yếu tố về rào cản Web3, thông thường, các nghệ sĩ hạng A có xu hướng tiếp cận Web3 thông qua PFP NFTs, nhằm mục đích dễ dàng tương tác với người hâm mộ cũng như giúp họ dễ dàng hơn trong việc sản xuất âm nhạc. Từ đó, có thể thấy việc sử dụng PFP NFTs gần như là điều bắt buộc dành cho các nghệ sĩ nếu muốn di dời lên Web3. Tuy nhiên, phương pháp sử dụng PFP NFTs này lại không dành cho các nghệ sĩ nhỏ lẻ và chưa có nhiều tiếng tăm.

Pháp lý

Vấn đề của việc pháp lý phần lớn đến từ việc bản quyền ở âm nhạc truyền thống hiện tại quá phức tạp mà smart contract chưa xử lý nổi. Một bản nhạc hiện tại được cấu thành 2 bản quyền chính đó là: Bản quyền sáng tác thuộc về các ca sĩ và bản quyền sở hữu thuộc về các hãng ghi âm/studio. Chính vì vậy, dẫn tới  việc đăng tải và buôn bán quyền sở hữu những NFT Music cần có sự đồng ý tới 3 bên: Người mua, ca sĩ và hãng ghi âm.

Phí giao dịch

Yếu tố thứ 3 là phí giao dịch đắt đỏ trên mạng lưới Ethereum đi cùng với các music NFT có lượng thanh khoản ít và kén người dùng. Hiện tại, đa phần các sản phẩm bài hát đều đang được xây dựng trên Ethereum và ít được trọng dụng trên những layer 1 khác hay thậm chí những layer 2 khác.

Tuy nhiên, vấn đề về phí giao dịch đang được dần dần cải thiện khi có nhiều dự án âm nhạc chuẩn bị xây dựng trên những layer 2. Điển hình có thể kể đến Zora - khi họ đang xây dựng layer 2 dành riêng cho mình, hoặc Sound cũng đang xây dựng trên các công nghệ L2.

Đối với góc nhìn cá nhân tác giả, NFT Music trong năm 2023 sẽ có nhiều biến chuyển hơn với những dự án mới như Corite, Cybertune,... cùng với đó là sự góp mặt của các nền tảng streaming Web2 như Spotify, Napster,... và các nghệ sĩ nổi tiếng như Kanye West, Rihanna,...

Các vấn đề bản quyền hoặc chia sẻ doanh thu vẫn cần có một bên thứ 3 hỗ trợ. Các cơ quan pháp lý vẫn chưa có luật cụ thể công nhận quyền sở hữu với NFT. Hay đúng hơn là crypto vẫn chưa được công nhận là một loại tài sản.

Ứng dụng của NFT trong lĩnh vực âm nhạc còn rất nhiều hướng khai phá mới, thậm chí có thể lớn hơn cả thị trường sưu tập tranh NFT hiện tại.

Tuy nhiên, để phát triển tương tự như Gaming hay PFP  thì âm nhạc vẫn còn một chặng đường dài phía trước.

RELEVANT SERIES