SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Những cái tên chiến thắng lần 1 của Tron Hackathon 2021 là ai?

Bài viết cung cấp cho anh em những cái tên thắng cuộc trong cuộc thi Tron Hackathon 2021.
Avatar
Khang Kỳ
Published Apr 07 2021
Updated May 19 2023
5 min read
thumbnail

Vào 2/2021, Tron đã tổ chức một Hackathon nhằm tìm ra các dự án tiềm năng để đầu tư. Và mới đây, họ đã công bố những cái tên đầu tiên đoạt giải, các dự án này thuộc thể loại gì? Có tính năng gì đặc biệt? Tất cả sẽ được trả lời trong bài viết sau.

Giải nhất

YFX

Website: yfx.com

YFX là sàn giao dịch sản phẩm Future phi tập trung trên Tron với giao diện khá thân thiện, dễ nhìn. Đây là nền tảng đầu tiên:

  • Cho phép người dùng giao dịch với đòn bẫy lên đến x100.
  • Hỗ trợ nhiều Blockchain như Ethereum, Tron, Binance Smart Chain và Huobi Heco.
  • Hỗ trợ Margin swap, USDT và Hybrid swap.

Dù là một dự án trong Hackathon, tuy nhiên team cũng đã chú trọng đến vấn đề bảo mật khi nhờ CertiK audit. Ngoài ra, YFX hiện đang tính phí 0.05% cho việc mở và đóng vị thế, 0.1% phí redeem từ Market Maker Pool.

Dự án chưa có token, tuy nhiên người dùng có thể tham gia Liquidity mining để có thể nhận YFX khi ra mắt tại đây.

dOptions

Website: dOptions.io

Dự án làm về mảng Options trên Tron. Nếu nhìn sơ qua, cá nhân mình không có mấy thiện cảm với dOptions vì khá giống với Hegic - một dự án về Options khác. Hiện tại chỉ cho giao dịch Call và Put Options với TRX.

Dự án chưa có token.

Giải nhì

Zethyr Finance

Website: zethyr.finance

Zethyr là dự án tổng hợp nhiều sản phẩm như Exchange, Lending, Swap Stablecoin.

Zethyr Exchange có cách thức hoạt động tương tự 1Inch, sàn sẽ tổng hợp thanh khoản từ CEX và DEX nhằm cho ra giá tốt nhất cũng như trượt giá thấp nhất. Phí sàn hiện tại là 0.1% cho cả người mua và người bán.

Ở chức năng Swap Stablecoin, hiện tại dự án chỉ cho phép trao đổi USDT trên TRC-20 và ERC-20. Khả năng cao trong tương lai sẽ cập nhật thêm nhiều chain cũng như các Stablecoin khác.

Dự án chưa có token.

Uswap

Website: uswap.me

Có thể nói, Uswap là một bản fork Uniswap trên Tron. Tại thời điểm viết bài, dự án chỉ mới cho phép người dùng Swap 17 loại tài sản, bao gồm BTC, ETH, và một số token khác (đa phần trong thuộc hệ sinh thái Tron).

Uswap là một sản phẩm của Ume.finance, nên cũng hỗ trợ Stake UME (token của Ume Finance).

Chưa rõ liệu dự án có sử dụng token riêng hay không.

Fansforever

Website: fansforever.io

Hòa mình vào làn sóng NFT đang dâng trào, Fansforever cũng hỗ trợ trend bằng cách giúp người dùng có nơi để trao đổi NFT, cụ thể hơn là đấu giá.

Với giao diện dễ nhìn cũng như đánh vào đúng nhu cầu hiện tại, nhiều khả năng Fansforever sẽ trở thành một trong những cái tên sẽ được nhắc trong tương lai.

Dự án chưa có token.

Giải Justin Incentives

Tron Network Store

Website: tronnetwork.store

Thú thật là mình cũng không hiểu tại sao một Website… bán quần áo phụ kiện lại nhận được giải Justin Incentive với giải thưởng $50,000. Theo như dự án, nhiệm vụ của Tron Network Store là đẩy nhanh việc chấp nhận tiền điện tử và Blockchain bằng cách tạo ra những vật phẩm đẹp mắt cho người dùng.

Bên cạnh đó, dự án sẽ sử dụng Tron Blockchain cho các giải pháp kỹ thuật nhằm cải thiện trải nghiệm khách hàng.

Dự án chưa có token.

Tron Sender

Website: Tronsender.com

Một dự án nữa trong hạng mục Justin Incentives với chức năng khá đơn giản: Multi-send các token Tron, TRC10 và TRC20. Ngoài ra, dự án có thêm một tính năng khác là tính toán phí gửi đi bằng đơn vị TRX.

Đến đây, mình lại nghĩ đến Coin98 Wallet, khi Multi-send hiện đã có trên Ethereum và Solana, người dùng có thể gửi một lúc nhiều ví các token chuẩn ERC-20 và SPL với thao tác đơn giản.

Dự án chưa có token.

Nhận xét về Hackathon của Solana và Tron

Ở Hackathon của Solana, gần như những cái tên thắng cuộc đều ít nhiều liên quan đến giao dịch. Có thể nói, đó gần như là tiêu chí quan trọng để lựa chọn dự án xây dựng trên Solana nhằm tận dụng tối đa thanh khoản từ Serum.

Đối với Hackathon lần này của Tron, vẫn chưa hiểu rõ mục đích của cuộc thi lần này là gì, hay tiêu chí lựa chọn của các giám khảo, KOL vote như thế nào, nhưng dự án có vẻ như chưa được sáng tạo lắm trong mảng giao dịch, hoặc sáng tạo quá mức khi đưa cả “Shopee” đi thi.

Tổng kết

Hackathon 2021 lần này của Tron có tổng giải thưởng trị giá lên đến $10M, một con số khổng lồ. Tuy nhiên, cá nhân mình đánh giá một vài dự án gần như quá đơn giản để nhận giải, nếu so với Hackathon Solana.

Đây chỉ là những người chiến thắng đầu tiên, liệu những cái tên lần sau sẽ nổi bật hơn? Đâu là những mảnh ghép còn thiếu trên Tron Ecosystem? Anh em hãy comment ý kiến của mình bên dưới.

RELEVANT SERIES