Silvergate chưa phá sản, Ethereum hoãn lịch rút
Thực hư việc ngân hàng Silvergate phá sản
Silvergate là ngân hàng tiền mã hóa lớn nhất Hoa Kỳ. Sau sự sụp đổ của FTX, khách hàng lớn nhất của Slivergate đã khiến ngân hàng gặp tình trạng khó khăn. Với khách hàng là những cái tên đầu ngành, ảnh hưởng của Silvergate có thể tạo hệ quả nặng nề tới thị trường tiền mã hoá.
Đọc thêm Silvergate là gì? Vai trò và tác động của Silvergate trong crypto
Kể từ khi sàn FTX sụp đổ vào tháng 11/2022, Silvergate đã cho thấy nhiều dấu hiệu gặp khó khăn. Trong báo cáo Q4/2022, ngân hàng thừa nhận lỗ ròng 1 tỷ USD, bị khách hàng rút đến 8 tỷ USD và sau đó phải cắt giảm 40% nhân sự. Silvergate cũng xin hoãn với SEC việc đưa báo cáo Q1/2023 và dừng mạng lưới chuyển tiền lên các sàn tiền mã hoá mới đây.
Với lo ngại về tình hình của Silvergate, các đối tác crypto lớn như Coinbase, Circle, Gemini, Paxos,... đã đồng loạt cắt đứt quan hệ với ngân hàng. Giá cổ phiếu Silvergate đã giảm mạnh hơn 80% sau vụ bê bối Sam FTX và giảm gần 95% so với mức giá ATH.
Khủng hoảng ngày càng lan rộng của Silvergate Bank đã khiến thị trường crypto “đỏ lửa". Tổng vốn hoá toàn thị trường giảm 51 tỷ USD trong 1 ngày.
Hiện tại Silvergate vẫn chưa chính thức phá sản nhưng bản thân nhà đầu tư nên theo dõi sát sao và điều chỉnh lại danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro.
Hoãn lịch rút ETH không làm giảm độ nóng của các layer 2
Sau nhiều tháng thử nghiệm trên devnet, bản nâng cấp mạng Shanghai/Capella upgrade (hay còn gọi là Shapella) hiện đã được triển khai trên Sepolia testnet vào ngày 28 tháng 2 năm 2023.
Ban đầu cập nhật Shapella được dự kiến có thể diễn ra vào khung thời gian từ 20 - 30 tháng 3. Nhưng sau đó các nhà phát triển đã thống nhất cần nhiều thời gian hơn và hoãn lịch nâng cấp sang giữa tháng 4. Việc trì hoãn là đặc sản của Ethereum và cộng đồng cũng không phản ứng quá mạnh về quyết định này.
Với việc người dùng chưa thể rút ETH, giá trị tài sản được stake trong contract của Ethereum và gửi vào các dự án liquid staking sẽ tiếp tục tăng. Ở thời điểm hiện tại, mảng Liquid Staking đã trở thành nhánh thu hút giá trị nhiều thứ hai thị trường. Con số này sẽ tiếp tục tăng cho đến tháng 4, nhưng sau đó ta có thể thấy mức biến động mạnh với thị phần mảng liquid staking.
Khác với tâm lý “chậm mà chắc” của mạng Ethereum, không khí diễn ra khá sôi động với các giải pháp layer 2. Tuần này:
- Giải pháp zkEVM của Scroll bắt đầu thử nghiệm trên testnet Ethereum
- ConsenSys đã hoàn thành phiên bản private beta cho zkEVM và ấn định ngày triển khai public testnet vào 28/03 tới.
Các hệ sinh thái khác layer 2 đang đẩy mạnh tốc độ tiếp cận cộng đồng.
Đọc thêm Tại sao NYAG lại coi Ethereum là chứng khoán?
Thị trường stablecoin sau tác động xảy đến với BUSD
Sau khi Paxos nhận “án tử” từ chính quyền Mỹ và buộc phải dừng việc phát hành BUSD, số phận của stablecoin từng đứng thứ ba thị trường đã tụt dốc không phanh. Theo đó, vốn hoá BUSD giảm từ hơn 23 tỷ USD xuống còn hơn 8 tỷ USD, rơi khỏi top 10 vốn hoá.
Đà sụt giảm nhanh và mạnh của BUSD đã làm thay đổi “bức tranh” thị trường stablecoin. Hiện tại USDT và USDC đã chiếm hơn 84% thị phần thị trường stablecoin so với chỉ hơn 7x% thời điểm trước sự kiện Paxos bị đình chỉ. Coinbase cũng đã ngừng việc giao dịch Binance USD (BUSD) từ ngày 13/03 vì stablecoin này không đáp ứng tiêu chuẩn niêm yết của sàn.
Như một biện pháp chữa cháy, Binance đã phát hành thêm TUSD trong thời gian qua. 130 triệu USD stablecoin TUSD đã được phát hành trong vòng một tuần, nâng vốn hoá của stablecoin này lên hơn 1.1 tỷ USD. Giá token TRU của TrueFi, dự án cùng đơn vị phát hành với TUSD đã tăng hơn 3 lần trong 2 tháng.
Việc gọi vốn diễn ra sôi động bất chấp “bài học” từ người đến trước
Kết thúc tháng 2/2023, theo thống kê từ Defillama đã có 88 thương vụ gọi vốn trên thị trường. Số lượng deal thống kê nhiều hơn các tháng trước đó, tổng số vốn huy động đạt 867.55 triệu USD.
Nhìn chung cả số thương vụ và tổng vốn huy động được đều cao hơn các tháng trước đó. Thị trường khởi sắc từ đầu năm 2023 đã tác động tích cực tới hoạt động gọi vốn trên thị trường.
Con số tích cực này khá trái ngược với hiệu suất đầu tư của các quỹ trong thị trường. Quỹ Multicoin Capital thừa nhận việc thiệt hại 91,4% giá trị quỹ phòng hộ trong năm 2022 vì cú sập FTX. Quỹ đầu tư “cá voi” DCG lỗ 1,1 tỷ USD trong năm 2022. Có vẻ những “bài học" từ người đi trước không cản trợ không khí nhộn nhịp của việc gọi vốn trong thị trường crypto.
Khủng hoảng Silvergate mang những rủi ro tiềm ẩn cho thị trường crypto. Bản thân nhà đầu tư đặt an toàn tài sản lên hàng đầu và không bị cuốn theo những tin tức tích cực đang diễn ra trong thị trường.