SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Top dự án CLMM trên thị trường crypto

Concentrated Liquidity (CLMM) là một mô hình cho phép các nhà cung cấp thanh khoản (LPs) thêm tính thanh khoản trong một phạm vi giá cụ thể, từ đó có thể tối ưu hóa lợi nhuận. Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến top 3 dự án CLMM mà Coin98 Insights đã tổng hợp.
Avatar
nguyennsh
Published May 07 2023
Updated May 10 2023
8 min read
thumbnail

Thời gian gần đây thuật ngữ CLMM được các nhà đầu tư khá quan tâm, nhưng CLMM vẫn còn là mô hình khá mới đối với DeFi. Vậy làm sao để đánh giá các dự án CLMM một cách khách quan nhất có thể? Trong bài viết này, đội ngũ Coin98 Insights sẽ cung cấp thông tin về 3 dự án nổi bật nhất về CLMM.

Tiêu chí lựa chọn dự án CLMM

Nhìn chung các dự án CLMM đều có cách thức hoạt động khá giống nhau (ngoại trừ Trader Joe) nên bài viết sẽ ít đề cập về mô hình của từng nền tảng mà sẽ tập trung vào các đặc điểm nổi bật của từng sản phẩm để có thể đưa cho mọi người một góc nhìn khách quan nhất có thể.

Dưới đây là một số tiêu chí đánh giá dự án CLMM mà người dùng có thể tham khảo:

  • Rủi ro nền tảng: Mô hình CLMM đủ hấp dẫn để thu hút các LPs tham gia, nhưng nền tảng cũng có thể gặp các vấn đề như lệch giá, lỗi phần mềm hoặc lỗi hợp đồng. Từ đó, có thể gây tổn thất cho các LPs.
  • Hệ sinh thái và cộng đồng: Với việc cộng đồng và hệ sinh thái mạnh mẽ có thể giúp cho dự án đẩy nhanh tốc độ phát triển. Từ đó, thu hút thêm LPs và tạo ra giá trị và thanh khoản cho người dùng.
  • Total Value Lock (TVL): Số lượng TVL đã đạt ít nhất trên 10 triệu. Từ đó, chứng tỏ dự án thực sự có thanh khoản cho người dùng.
  • Trading Volume: Đối với các LPs, trading volume của dự án càng lớn thì lợi nhuận thu được càng nhiều. Vì vậy, yếu tố Trading Volum cũng ảnh hưởng rất nhiều tới dự án.

Từ những tiêu chí đó, các dự án gồm Uniswap V3, Trader Joe V2 và Orca đều đạt được những yêu cầu đã được kể trên. Tuy nhiên, cũng có những dự án như KyberSwap với TVL hơn 100 triệu USD và cộng đồng đông đảo, nhưng vào tháng 4 vừa qua, team KyberSwap đã phát hiện lỗi bảo mật trên hệ thống và yêu cầu người dùng ngừng cung cấp thanh khoản trên nền tảng cho tới khi team KyberSwap chính thức sửa xong lỗi.

Tìm hiểu thêm về CLMM tại đây.

mô hình hoạt động clmm
Mô hình hoạt động CLMM

Top 3 dự án Concentrated Liquidity

Uniswap V3

Tháng 5/2021, đội ngũ Uniswap ra mắt nền tảng Uniswap V3 với nhiều tính năng mới như “Concentrated Liquidity”, “Flexible Fee” và nhiều tính năng khác. Sau khoảng 1 năm hoạt động, Uniswap V3 đã thu hút được nhiều nhà đầu tư như a16z, Polychain Capital,... đầu tư với số tiền là 165 triệu USD vào tháng 10/2022.

Về Uniswap V3, đây là dự án CLMM đầu tiên và cũng là dự án dẫn đầu về cuộc đua này với tổng TVL đạt tới con số 3 tỷ USD. Hiện tại, Uniswap V3 có khoảng 300 cặp token khác nhau ở cả 6 chain bao gồm: Ethereum, Arbitrum, Polygon, BNB Chain, Optimism và Celo.

Nhìn chung, số lượng cặp token mà Uniswap đang có chưa được đa dạng mặc dù có mặt trên nhiều chain khác nhau. Nhưng bù lại, lượng thanh khoản và khối lượng giao dịch ở Uniswap thì không thể bàn cãi khi đạt tới con số 1 tỷ USD/ ngày.

Tìm hiểu thêm về mô hình hoạt động của Uniswap V3 tại đây.

Volume giao dịch của Uniswap V3
Volume giao dịch của Uniswap V3

Về doanh thu của Uniswap V3, họ thu 10-25% doanh thu của các LPs. Việc này đã gây không ít tranh cãi giữa các LPs khi phiên bản Uniswap V2 thì lại không thu phí. Tuy nhiên, với việc Uniswap V3 thu phí giao dịch, nền tảng sẽ có thêm nguồn thu riêng để tiếp tục phát triển dự án và lợi ích cho UNI.

Ngoài sản phẩm chính là CLMM, Uniswap V3 còn 1 sản phẩm nổi bật đó chính là NFT Marketplace aggregator. Tiền thân của sản phẩm này là Genie - dự án NFT aggregator và được mua lại bởi Uniswap vào tháng 6/2022. Tuy nhiên, NFT aggregator của Uniswap V3 lại không thu hút được quá nhiều sự chú ý của người dùng khi thị trường có nhiều cái tên như Blur, OpenSea Pro,...

Volume giao dịch của Uniswap NFT
Volume giao dịch của Uniswap NFT

TraderJoe V2

TraderJoe là một trong những AMM lớn nhất thuộc hệ sinh thái Avalanche. Vào tháng 8/2022, TraderJoe cho ra mắt TraderJoe V2 với cơ chế Liquidity Book - một mô hình cung cấp thanh khoản tập trung. Hiện tại, TraderJoe V2 đang có TVL là 19 triệu USD và đạt đỉnh điểm ở con số 60 triệu USD vào tháng 4/2023.

Trader Joe V2 TVL
Trader Joe V2 TVL

Hiện tại, TraderJoe đã hỗ trợ những chain gồm Avalanche, Arbitrum và BNB Chain. Trong tương lai, TraderJoe có thể mở rộng sang những chain tiêu biểu như Ethereum để có thể thu hút thêm dòng tiền. 

Ngoài ra, về mặt khía cạnh doanh thu và phí giao dịch dành cho người dùng thì TraderJoe lại nhỉnh hơn so với Uniswap V3. Các LPs không bị thu phí giao dịch mà thay vào đó là hưởng 100% phí giao dịch. Hiện tại, phí giao dịch trên TraderJoe đang dao động từ 100,000 - 200,000 USD/ngày.

Phí giao dịch thu về của TraderJoe
Phí giao dịch thu về của TraderJoe

Tuy nhiên, TraderJoe có vẻ đang dậm chân tại chỗ khi nền tảng vẫn chưa có lượng người dùng và sức ảnh hưởng mạnh mẽ như Uniswap, dù mô hình của TraderJoe cải tiến hơn rất nhiều so với Uniswap V3.

Tìm hiểu cơ chế hoạt động của Liquidity Book tại đây.

Orca  

Orca là nền tảng AMM lớn nhất được xây dựng trên mạng lưới Solana, hiện tại dự án đang duy trì mức TVL là 40 triệu USD với volume giao dịch gần 20 triệu USD/ngày, một con số khá cao nếu so với những dự án khác như TraderJoe V3, Hubble Protocol,...

TVL của Orca
TVL của Orca

Về đội ngũ dự án, Orca được điều hành bởi Anatoly Yakovenko - CEO và Founder của Solana Foundation cùng hàng loạt nhân sự đã có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành blockchain. Ngoài ra, dự án đã từng gọi thành công 18 triệu USD từ Polychain Capital, Jump Capital, Coinbase Venture,...

Về điểm trừ duy nhất, Orca lại giống với Uniswap V3 từ mô hình thanh khoản tập trung cho tới cách thức hoạt động dự án, dẫn tới việc Orca vẫn chưa có nhiều điểm nổi bật so với những dự án CLMM khác. Vì vậy, Orca hiện tại đang rất tích cực phát triển nền tảng cũng như giao diện dự án để thu hút thêm người dùng, chẳng hạn như:

  • Phát triển Wormhole (cầu nối giữa hai chain Ethereum và Solana).
  • Phát triển dashboard phân tích giá cả, thanh khoản, khối lượng, phí giao dịch.
  • Phát hành các token NFTs cho người dùng ban đầu.

Xem thêm thông tin về Orca tại đây

Một số dự án khác

  • PancakeSwap V3: Dự án do team PancakeSwap phát triển, hiện tại đang hỗ trợ ở 2 chain gồm BNB Chain và Ethereum.
  • Cetus: Dự án AMM xây dựng trên SUI và Aptos, hiện tại đang có TVL là 31 triệu USD.
  • Raydium: Dự án được xây dựng Solana, hiện tại dự án vẫn chưa có nhiều đổi mới so với trước đây.
  • Cream Finance: Nền tảng Lending/borrowing và Exchange phi tập trung kết hợp với tính năng Liquidity mining.
  • Cykura: Tiền thân là Cylos -  một AMM phi tập trung thuộc hệ sinh thái Solana.

Tổng kết

Nhìn chung, CLMM vẫn là mô hình còn khá mới đối với DeFi, vì vậy các dự án ở mảng này đều chưa có nhiều đặc điểm nổi bật để thu hút thêm dòng tiền. Tuy nhiên, đây vẫn là mảng tiềm năng đối với các nhà đầu tư khi những dự án kể trên đã chứng minh được lợi nhuận thực đến từ việc cung cấp thanh khoản lớn đến nhường nào.
 

RELEVANT SERIES