SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Phân tích mô hình Liquidity Book của TraderJoe - đối thủ cạnh tranh của Uniswap v3

TraderJoe trong thời gian gần đây đã thu hút sự chú ý của thị trường với mô hình thanh khoản tập trung Liquidity Book. Liệu Liquidity Book mang lại lợi ích gì, liệu mô hình này có thể khiến TraderJoe cạnh tranh được với Uniswap v3?
Avatar
ducdinh
Published Mar 31 2023
Updated Apr 26 2024
11 min read
thumbnail

Liquidity Book (LB) - một cách tiếp cận khác về thanh khoản tập trung

Liquidity Book của TraderJoe mang lại lợi ích tương tự như Uniswap V3 khi liquidity providers (LP) có thể chọn một khoảng giá để cung cấp thanh khoản thay vì mặc định là từ 0 đến vô cực như mô hình x*y=k truyền thống.

Điều này gây ra sự lãng phí thanh khoản vì trên thực tế, giá của nhiều token không thể biến động trong khoảng này (ví dụ các cặp stable như DAI/USDT). Do đó nguồn thanh khoản tại các khoảng giá khác nhau sẽ được sử dụng không đồng đều.

coin98
Biểu đồ thanh khoản của mô hình x*y=k truyền thống

Khi đó thanh khoản sẽ được tập trung tại một hoặc một số vùng giá nhất định. Khi đó nguồn vốn sẽ được tận dụng hiệu quả hơn (cùng một mức trượt giá sẽ cần ít TVL hơn).

Để hiểu hơn về khái niệm thanh khoản tập trung, các bạn có thể tìm đọc bài viết Phân tích mô hình hoạt động Uniswap V3 (UNI)

coin98
Biểu đồ phân phối thanh khoản của cặp ETH/USDC trên Uniswap v3. Nguồn: Uniswap

Tuy vậy, đối với Liquidity Book, Trader Joe chia giá token thành nhiều khoảng khác nhau trải dài liên tục gọi là Liquidity Bins.

Khi người dùng cung cấp thanh khoản với một khoảng giá nhất định, bản chất là họ đang đưa token của họ vào các Liquidity Bins này.

coin98
Trong ví dụ này giá token được chia làm 17 khoảng giá (Liquidity Bins) khác nhau. Nguồn: TraderJoe

Trong mỗi Liquidity Bins (tương ứng với một mức Pi), TraderJoe sẽ sử dụng công thức Pi*x + y = k thay vì x*y = k như trên Uniswap (với Pi tương ứng là mức giá tại mỗi Liquidity Bins).

Về chi tiết về các thông số kỹ thuật của Liquidity Bins (như độ chia, cách tính toán số lượng Liquidity Bins, …), các bạn có thể xem thêm tại tài liệu của TraderJoe tại đây.

Với thiết kế áp dụng công thức tính toán kể trên, nếu một giao dịch (swap) không làm giá trượt trong 1 Liquidity Bins thì mức slippage của họ sẽ bằng 0 (chi tiết này sẽ được phân tích kỹ hơn trong phần sau của bài viết)

Nhìn chung, mô hình Liquidity Book của TraderJoe sẽ mang lại lợi ích tốt hơn về trượt giá cho traders với cùng một lượng TVL khi so sánh với Uniswap. Tuy nhiên LP sẽ chịu tổn thất từ impermanent loss cao hơn.

TraderJoe khắc phục tổn thất này cho LP bằng mô hình dynamic fee.

Chi tiết về các thông số kỹ thuật và tính toán cụ thể được dự án đề cập chi tiết tại đây.

Về tổng quan, phí giao dịch trên TraderJoe được bao gồm 2 thành phần là phí cơ sở (base) fee và phí biến đổi (variable fee).

Trong đó phí cố định được TraderJoe (protocol owner) thiết lập ứng với mỗi cặp giao dịch khác nhau.

coin98
Các mức phí cơ sở khác nhau của mỗi cặp giao dịch trên TraderJoe

Phí biến đổi sẽ phụ thuộc vào biến động của thị trường, khi một lệnh swap sử dụng thanh khoản trong càng nhiều Liquidity Bins thì mức phí này sẽ càng tăng tương ứng. Do đó, với giao dịch nào gây ra biến động thị trường lớn thì sẽ phải chịu mức phí cao hơn.

Mục đích của thiết kế này là để bù đắp cho rủi ro impermanent loss mà LP phải chịu.

Đọc thêm: https://coin98.net/thanh-khoan-tap-trung-clmm-la-gi

advertising

So sánh mô hình thanh khoản tập trung của TraderJoe và Uniswap

Impermanent loss và trượt giá

Như đã phân tích ở trên, công thức Pi*x + y = k sẽ cho ra được hiệu suất thanh khoản tốt hơn khi swap so với công thức x*y = k truyền thống.

Ví dụ một LP cung cấp thanh khoản 50 USDT (x) và 50 DAI (y) trong khoảng giá 1 (giả sử chỉ có một Liquidity Bin này trong cặp giao dịch USD/DAI trên TraderJoe (P = 1)). Tương tự, một LP khác cũng cung cấp 50 USDT và 50 DAI vào liquidity pool trên Uniswap v3.

Khi đó thanh khoản trên hai pool tương ứng trên TraderJoe và Uniswap sẽ được biểu diễn lần lượt bởi hai hàm số:

  • x + y = 100
  • x * y = 2500

Đồ thị hàm số được biểu diễn trong hình minh hoạ dưới đây:

coin98
Đường màu xanh lam là minh hoạ thanh khoản của Uni, đỏ là TraderJoe. Nguồn: Geogebra

Ví dụ một trader nào đó thực hiện swap 5 USDT để thu về DAI trên cả hai DEX. Kết quả số lượng DAI anh ta thu về trong từng trường hợp như sau (giả sử không có phí giao dịch)

  • Trên Uniswap: nhận lại được 4.(54) DAI (vì khi đó x*y = 2500 mà x ở đây là USDT trong pool đã tăng lên thành 55 do đó số lượng DAI nhận được là 50 - 2500/55 = 4.(54) DAI )
  • Trên TraderJoe: nhận lại được 5 DAI. Vì anh này đã bỏ 5 USDT vào pool để lấy ra DAI. Khi đó số lượng x trong pool sẽ là 55, để duy trì k = 100 thì y mới sẽ là 45. Điều này tương đương với việc anh ấy đã nhận lại được 5 DAI.

Do đó, trader này sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn xét trên khía cạnh trượt giá khi swap trên TraderJoe.

Tuy vậy đối với LP:

  • Trên Uniswap v3 LP token của họ còn lại là 55 USDT và 45.(45) DAI
  • Trên TraderJoe LP token của họ còn lại là 55 USDT và 45 DAI

Do đó LP trên Uniswap v3 sẽ ít chịu rủi ro Impermanent loss hơn so với TraderJoe vì sở hữu nhiều token hơn (giả sử DAI và USDT vẫn giữ nguyên peg 1 USD).

Chuẩn token và cách phân bổ thanh

TraderJoe có thiết kế sắp xếp thanh khoản và chuẩn token khác so với Uniswap v3 dù có cùng mô hình thanh khoản tập trung.

Ở Uniswap v3, LP sau khi cung cấp thanh khoản sẽ nhận về NFT. Điều này khiến việc thay đổi vị thế của LP trở nên kém linh hoạt hơn.

coin98
Phân bổ thanh khoản trên Uniswap v3 và TraderJoe Liquidity Book. Nguồn: TraderJoe

Theo đó, các NFTs đại diện cho các LP khác nhau sẽ được sắp xếp theo chiều ngang trên Uniswap v3. Trái lại, thanh khoản của mỗi LP trên TraderJoe được sắp xếp theo chiều dọc theo các Liquidity Bins.

Hơn nữa, LP token trên TraderJoe được dự án thiết kế theo chuẩn ERC-1155. Do đó, việc điều chỉnh cung cấp thanh khoản cho các mục đích khác nhau trên TraderJoe sẽ trở nên linh hoạt và tốn ít chi phí hơn (gas cho việc remove, add liquidity, …).

Một vài số liệu về Liquidity Book của TraderJoe

Trong cộng đồng, nhiều giả định đã được đặt ra trong đó là những kỳ vọng về việc TraderJoe với mô hình Liquidity Book sẽ có thể cạnh tranh và là một phiên bản tốt hơn của Uniswap (trên hệ sinh thái Arbitrum)

Từ khi ra mắt v2 (mô hình thanh khoản tập trung với Liquidity Book), TraderJoe đã thu về được khoảng hơn 30 triệu USD TVL trên hệ sinh thái Arbitrum.

coin98
TVL của Joe v2 đang chứng kiến xu hướng tăng. Nguồn: DefiLlama

Đặc biệt, TVL của JOE trên Arbitrum đã tăng vọt sau ngày 23/03/2023 (ngày ARB chính thức niêm yết).

coin98
Nguồn: DefiLlama

Token JOE của dự án theo đó cũng đã đạt mức lợi nhuận ~300% kể từ đầu năm 2023.

coin98
Nguồn: Coinmarketcap

Cụ thể, giá token JOE đã tăng từ mức 0.13 USD vào thời điểm đầu năm lên 0.53 USD vào ngày 29/03/2023.

Về TVL, hiện tại TraderJoe vẫn kém hơn rất nhiều so với Uniswap v3 (trên Arbitrum).

coin98
TVL trên hệ sinh thái Arbitrum của TraderJoe v2 so với Uniswap v3. Nguồn: DefiLlama

Cụ thể, TVL trên Uniswap đang ở khoảng gần 300 triệu USD gấp gần 10 lần so với con số 32 triệu USD của TraderJoe (trên Arbitrum).

Do đó để có thể cạnh tranh được với Uniswap v3 trong mảng DEX thì TraderJoe sẽ cần phải có mức độ hiệu quả vốn và phí giao dịch trên TVL lớn hơn so với Uniswap.

coin98
Chỉ số volume/TVL của TraderJoe v2 so với Uniswap v3 trên hệ sinh thái Arbitrum. Nguồn: DefiLlama

Dữ liệu cho thấy tỷ lệ khối lượng giao dịch trên TVL (Arbitrum) của TraderJoe thường có xu hướng cao hơn so với Uniswap v3. Do vậy, hiện tại vốn trên TraderJoe v2 được sử dụng hiệu quả hơn (tỷ lệ trung bình khối lượng/TVL của Joe lớn hơn Uniswap khoảng 1.5 lần).

coin98
Tỷ lệ phí giao dịch trên TVL (Arbitrum) của TraderJoe v2 so với Uniswap v3. Nguồn: DefiLlama

Do cơ chế dynamic fee kể trên, trung bình tỷ lệ phí giao dịch trên TVL của TraderJoe v2 đang cao hơn Uniswap v3 khoảng 3.13 lần trên Arbitrum). So sánh với tỷ lệ khối lượng/TVL kể trên thì chúng ta có thể thấy TraderJoe v2 đang mang lại sự hiệu quả cao hơn xét trên lượng phí và khối lượng giao dịch.

Về định giá dựa theo chỉ số P/F (fully diluted) (F ở đây là phí giao dịch thu được, tính cả phần của LP). TraderJoe hiện đang có mức định giá thấp hơn Uniswap.

coin98
Chỉ số P/F của TraderJoe. Nguồn: Tokenterminal

Hiện chỉ số này của TraderJoe đang ở mức 6.06.

coin98
Chỉ số P/F của Uniswap. Nguồn: Tokenterminal

Chỉ số P/F của Uniswap đang ở mức 6.91 cao hơn 14% so với TraderJoe. Tuy vậy, Uniswap có quy mô lớn hơn TraderJoe khá nhiều (chỉ tính riêng TVL trên hệ sinh thái Arbitrum, Uniswap v3 đã gấp 10 lần TraderJoe).

Do đó, TraderJoe v2 có mô hình thanh khoản tập trung tối ưu hơn so với Uniswap v3 về trải nghiệm người dùng và doanh thu. Tuy vậy vẫn còn khá nhiều dấu hỏi được đặt ra về việc làm sao để TraderJoe có thể có quy mô ngang bằng với Uniswap, đặc biệt trong bối cảnh JOE còn rất ít token để có thể thực hiện Liquidity Mining.

coin98
Hiện tại cung lưu thông của JOE đã gần bằng cung tối đa. Nguồn: CoinGecko

Bên cạnh đó, hiện tại với việc chỉ số P/F của TraderJoe đang gần tiệm cận với Uniswap thì dường như mức định giá hiện tại của TraderJoe đã khá hợp lý khi so sánh với Uni (giả định không có sự biến động lớn về thị phần trong mảng DEX).

Như vậy có thể thấy rằng, hiện nay các số liệu của TraderJoe v2 đang cho thấy sự hiệu quả hơn so với Uniswap v3 dựa trên nhiều khía cạnh.

Tuy vậy vào thời gian tới một làn sóng áp dụng thanh khoản tập trung có thể diễn ra trên các DEX khi giấy phép của Uniswap v3 hết hạn. Điều này sẽ tác động trực tiếp tới thị phần của TraderJoe trong tương lai.

Do vậy, dù TraderJoe đã có cách tiếp cận khác cho thấy sự tối ưu nhưng vẫn còn khá nhiều điểm đội ngũ dự án sẽ phải thực hiện để có thể giành được thêm thị phần từ Uniswap v3 và các đối thủ tiềm năng trong tương lai.

RELEVANT SERIES