Giải thích về trading futures (perpeptual) bằng hình vẽ dễ hiểu
Chào anh em, ở đây có anh em nào vẫn còn thắc mắc sao đánh future mà lại có funding rate, sao anh em phải trả funding fee đó và cách thức hoạt động của nó thế nào?
Mình sẽ giải thích cho anh em bằng một bài dịch từ Dave White, anh nghiên cứu về Perps và giải thích bằng hình vẽ vô cùng trực quan và dễ hiểu.
Chỉ một tháng trước, Dave nhận ra là anh ấy không hiểu gì về Perps.
Chỉ với $1 cộng thêm đòn bẩy x100 bitcoin anh em có vị thế giống như $100 bitcoin vậy. Đây là một thủ thuật khá gọn gàng, đặc biệt là khi anh em không thể đổi perp lấy bitcoin hoặc bất kỳ thứ gì khác.
Dave đã dành thời gian để hỏi ý kiến các chuyên gia để trả lời làm thế nào họ làm được điều trên, bao gồm cả những người tạo ra những sản phẩm perps nổi tiếng.
Trong bài này, Dave sẽ chia sẻ những gì anh ấy học được: bốn mô hình tinh thần rất khác nhau (nhưng giống hệt nhau về mặt toán học) cho các perps là gì, cách chúng hoạt động và khi nào thì không.
Perp là gì?
Đầu tiên hãy bắt đầu với kiến thức cơ bản.
Perp hay Perpetual Futures Trading là một sản phẩm phái sinh của tài sản kỹ thuật số, nó như một thỏa thuận mua hoặc bán một loại hàng hóa, tiền tệ hoặc một công cụ khác ở một mức giá được xác định trước, tại một thời điểm xác định trong tương lai. Tuy nhiên hợp đồng mua bán này không có ngày đáo hạn, do vậy người giao dịch có thể giữ vị thế bao lâu tùy thích.
Không giống như Bitcoin, anh em có thể trade bất cứ đâu, perp mà anh em giao dịch hàng ngày chỉ được tạo ra từ một sàn giao dịch cụ thể và chỉ được giao dịch ở đó. Việc triển khai Perp cũng có thể thay đổi khá nhiều giữa các sàn giao dịch. Bài đăng sẽ mô hình hóa phiên bản đơn giản của FTX perp.
Giá trị của perp tại bất kỳ thời điểm nào được biểu thị bằng mark price của nó. Đây là giá được sử dụng để tính toán lãi lỗ và kích hoạt thanh lý. Nó thường dựa trên giá giao dịch của perp trên sàn.
Ý tưởng cơ bản của perp là bỏ qua các yếu tố phức tạp như phần thưởng lạm phát, nó sẽ có giá trị tương đương với tài sản nó đang đại diện (VD: bitcoin). Giá trị tài sản này được thể hiện trong hệ thống bằng index price, thường được tính từ giá giao dịch của nó trên một số sàn khác.
Khi index price và mark price bằng nhau, perp có giá trị tương đương với giá trị tài sản mà nó đại diện.
Khi index price và mark price khác nhau, hệ thống sẽ chuyển funding fee giữa những người long perp và những người short perp. Ví dụ, funding fee mà người long trả cho người short là $(mark price - index price) cho mỗi contract một ngày. Khi con số này âm, ngược lại người short sẽ trả cho người long.
Anh em khi trade thì cần ký quỹ. Khi mark price thay đổi so với entry anh em vào lệnh thì khoản lỗ/lãi sẽ được tính vào phần ký quỹ của anh em. Nếu số dư phần ký quỹ này xuống quá thấp, nghĩa là vị thế của anh em sẽ tự động bị đóng.
Đọc thêm: Giới thiệu Bot chênh lệch giá trên Perpetual Protocol
Perp giống như bộ chỉnh nhiệt độ
Nhìn vào hình vẽ anh em có thể hiểu 1 phần tác dụng funding rate là giữ index và mark price ở gần nhau, funding rate sẽ tác động 1 lực lớn dần khi 2 giá trị này ra xa nhau. Giống như việc nhiệt độ phòng càng cao hơn nhiệt độ anh em mong muốn thì hệ thống máy lạnh mở hết công suất.
Giờ thì chắc anh em đã hiểu những lúc nào thị trường đi lên, nhiều anh em long thì funding rate nó cao vô cùng, có thời điểm anh em phải trả 0.2 - 0.3% cho mỗi block 8h giữ vị thế long của mình trên Binance.
Và thị trường thì vô cùng cùng khó đoán, vậy làm sao chúng ta biết được funding fee sẽ tác động như thế nào tới hành vi mua bán và cụ thể là giá của perp? Và điều gì sẽ xảy ra nếu có những yếu tố khác mà chúng ta chưa xem xét đang đẩy giá theo hướng ngược lại?
Perp giống như khoản vay PNL
Cùng theo dõi Alice và Bob, hai người đam mê crypto và không biết gì về perps. Rồi họ được bạn bè gửi cho bài post này.
Giá bitcoin hôm nay là $100k. Alice muốn long bitcoin, còn Bob muốn short, nhưng Alice không có $100k và Bob không có 1 BTC để vay.
Họ thực hiện một thỏa thuận: họ sẽ giả vờ Alice mua Bitcoin từ Bob giá $100k (mark price). Khi giá bitcoin (index price) thay đổi, họ sẽ thanh toán lãi, lỗ bằng tiền mặt. Tới khi được giải quyết, thì khoản lỗ được coi như một khoản nợ với lãi suất 100% mỗi ngày.
Vào sáng hôm sau, giá bitcoin tăng lên $110k.
Alice có $10k lợi nhuận từ giao dịch qua thỏa thuận này, Bob cần trả cho cô ấy. Tuy nhiên anh ta sẽ mất 1h để lấy được tiền. Trong giờ đó Bob trả lãi cho Alive trên khoản lợi nhuận chưa thực hiện của cô ấy. Với tỷ lệ 100% mỗi ngày, số tiền này mang lại $400 tiền lãi.
Sau giờ đó, Bob cũng chuyển cho Alice $10k lợi nhuận của cô ấy. Bây giờ giống như thể họ vừa thực hiện giao dịch với Bitcoin ở mức $110k, một mark price mới.
Tất nhiên, perp cũng được điều chỉnh lại: Bob phải trả cho Alice $(index price - mark price) mỗi ngày cho đến khi anh ta chuyển lợi nhuận của cô ấy và đặt lại mark price về index price hiện tại.
Mặc dù không có gì đảm bảo rằng Bob sẽ trả cho Alice khoản lợi nhuận chưa thực hiện của cô ấy, miễn là anh ấy vẫn còn khả năng thanh toán, Alice sẽ nhận được 100% lãi suất mỗi ngày trên số vốn còn thiếu của cô ấy.
Đọc thêm: Tiềm năng của Perpetual Protocol (PERP)
Perp như một khoản vay swap
Mời anh em quay trở lại với ví dụ Alice và Bob. Alice muốn short USD so với bitcoin và Bob thì muốn short Bitcoin so với USD.
Họ thực hiện một thỏa thuận khác: Alice sẽ vay Bob $100k và Bob sẽ vay Alice 1 BTC. Vì mỗi bên đều vay số tiền tương đương, nên thực tế không cần tiền mặt hoặc BTC để thanh toán.
Mỗi người sẽ trả lãi cho khoản nợ của họ với tỷ lệ 100% mỗi ngày. Với giá Bitcoin là $100k, các khoản vay thanh toán lãi suất này hoàn toàn bị hủy. Nếu số nợ của họ vượt quá số dư, mỗi bên đồng ý để bên kia cân bằng khoản nợ bằng cách chuyển tiền mặt.
Vào sáng hôm sau, giá BTC lại lên $110k.
Với lãi suất 100% mỗi ngày. Alice nợ Bob $100k tiền lãi mỗi ngày trên $100k đã vay của cô ấy. Trong khi Bob hiện nợ Alice $110k tiền lãi mỗi ngày trên số bitcoin đã vay của anh ấy. Tính ra, Bob phải trả cho Alice $10k tiền lãi mỗi ngày, hoặc $400 mỗi giờ, cho đến khi anh ta chuyển thêm $10k cho cô để cân bằng các khoản nợ.
Một lần nữa Alice và Bob lại phát minh lại perp. Số tiền $(index price - mark price) funding rate phát sinh khi chúng tôi trừ tiền lãi trên khoản nợ tiền mặt của Alice (quy mô tương đương với mark price) với lãi trên khoản nợ bitcoin của Bob (giá trị của khoản nợ này tính theo index price).
Một lần nữa, perp vẫn hoạt động tốt khi cả hai bên vẫn có khả năng thanh toán và chi phí vốn thấp hơn 100% mỗi ngày.
Perp như One-Day Future
Hãy xem xét một cặp mới: Anon và Bot. Không ai biết Anon là ai, và Bot thậm chí không phải là người.
Hai người này không thể nói chuyện với nhau. Tương tác của họ có thể cho chúng ta biết bất cứ điều gì về perps trên toàn cầu không? Dave đã nghĩ là không cho tới khi Sam Bankman-Fried chỉ cho Dave một sơ đồ lý thuyết để cho phép họ dần dần biến một perp thành một phần dưới họ.
Thử tưởng tượng giá BTC lại ở mức $100k. Anon long 1 BTC (Bot thì short) và muốn đổi lấy 1 BTC. Không may, mark price của perp đó chỉ là $90k. Nếu Anon bán toàn bộ vị thế của mình, cô ấy chỉ nhận được $90k và sẽ cần thêm $10k để mua 1 BTC.
Tuy nhiên nếu cô ấy chỉ bán 1/24 vị trí của mình, cô ấy sẽ chỉ cần thêm $10k/24 ~$400 để mua 1/24 BTC từ Bot. Điều này xảy ra chính xác từ số tiền funding fee cô ấy trả cho Bot hàng giờ.
Vì vậy, Anon đợi một giờ, thu funding fee của mình và giao dịch, đổi 1/24 vị thế lấy 1/24 BTC. Giờ cô ấy sở hữu 23/24 bitcoin perp và 1/24 BTC. Nếu cô ấy tiếp tục chuyển đổi vị trí của mình theo cách này, trong vài ngày tới, nó sẽ gần như hoàn toàn là BTC.
Thật đáng kinh ngạc, cả quá trình tiếp xúc này giống như việc Alice nắm giữ một hợp đồng tương lai sẽ hết hạn sau đúng 24h. Bỏ qua cấu trúc kỳ hạn lãi suất, điều này có nghĩa là cả hai phải được định giá gần như nhau.
Bây giờ chúng ta đã có một cách giải thích yếu tố không đổi trên funding rate. Nếu funding rate là 50% của $(mark price - index price) mỗi contract mỗi ngày thay vì 100%, Anon sẽ mất gấp đôi thời gian để chuyển đổi perp của cô ấy, sau đó sẽ tương đương với hợp đồng 2 ngày.
Đọc thêm: So sánh các Perpetual Swap: PERP, dYdX, FutureSwap
Ký quỹ và thanh lý
Tất cả các ví dụ đều dựa trên funding rate thực sự được thanh toán khi đến hạn. Trong khi Alice và Bob chỉ đơn giản là tin tưởng nhau, Anon và Bot phải đặt ký quỹ thấp hơn để vào vị trí của họ. Điều này có nghĩa là bù đắp bất kỳ tổn thất nào có thể xảy ra trước khi các vị thế có thể được thanh lý.
Giả sử Anon muốn long BTC giá $100k với đòn bẩy x100. Cô ấy phải ký quỹ ít nhất $1, nhưng cô ấy ký quỹ $1.5 để được an toàn.
Gần như ngay lập tức, giá perp giảm 1%, do đó cô ấy mất $1. $1 này đã bị xóa khỏi tài khoản ký quỹ của Anon, tài khoản chỉ chứa $0.5. Ngưỡng này thấp hơn ngưỡng tối thiểu do sàn đặt ra, vì vậy cô ấy sẽ bị thanh lý và sẽ phải trả một khoản tiền phạt. Cuối cùng, cô ấy có thể chỉ nhận lại $0.25.
Bây giờ hãy tưởng tượng rằng giá đã giảm 2% trước khi hệ thống có thể thanh lý. Trong trường hợp đó, tổng số lỗ của cô ấy sẽ là $2 và Bot sẽ kiếm được $2. Tuy nhiên Anon chỉ có $1.5 được ký quỹ, do đó $0.5 lợi nhuận của Bot sẽ đến từ nơi khác. Trên hầu hết các sàn giao dịch perp, nơi này sẽ là insurance fund.
Nói chung, hệ thống an toàn ở mức độ mà việc thanh lý diễn ra đủ nhanh và quỹ bảo hiểm đủ vốn.
Và đó là sự ra đời của perp.
Kết luận
Trên đây Dave đã đưa cho anh em một bài giải thích rất cặn kẽ về những thành phần cấu thành lên perp, cách thức hoạt động của perp. Khi mới tham gia vào thị trường này mình cũng có những câu hỏi tương tự như vậy. Tại sao lại có funding rate, cách thức hoạt động của funding rate là như thế nào? Có lẽ qua bài này anh em cũng đã có thể hiểu một cách tổng quan về perp.
Hi vọng với kiến thức trên sẽ giúp anh em hiểu rõ vấn đề để đưa ra những quyết định đúng đắn khi giao dịch. Anh em có thể theo dõi bài viết gốc tại đây nhé