SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Tự do tài chính là gì? Làm sao để đạt được tự do tài chính?

Tự do tài chính nằm trong những mục tiêu hàng đầu mà nhiều người đều hướng đến. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có định nghĩa cụ thể về tự do tài chính là gì và cách mọi người nhìn nhận về nó có thể khác nhau tùy thuộc từng góc độ.
Anh Long
Published Jul 09 2024
Updated Jul 15 2024
5 min read
tự do tài chính là gì

Tự do tài chính là gì?

Tự do tài chính là trạng thái mà khi một người tích lũy đủ tài sản cũng như có nguồn thu nhập tốt giúp họ không còn phải lo lắng về các vấn đề tài chính nữa.

Khái niệm này sẽ tương đối khác ở mỗi cá nhân. Tuy nhiên, điểm chung mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy là khả năng kiểm soát cũng như được quyền tự do lựa chọn làm những gì mình muốn mà không còn bị ràng buộc bởi gánh nặng tài chính.

Sự tự do trên là một định nghĩa rộng và có khác biệt với từng người. Tùy vào cách hiểu mà nó sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như môi trường sống, mục tiêu, lối sống hay độ tuổi.

Xem thêm: 12 quy tắc quản lý tài chính hiệu quả.

tự do tài chính là gì
Tự do tài chính là mục tiêu mà nhiều người theo đuổi
advertising

Phân biệt tự do tài chính và độc lập tài chính

Độc lập tài chính: Đây là khả năng tự trang trải chi phí sinh hoạt mà không cần phụ thuộc vào công việc hoặc người khác. Ví dụ, bạn có thể tự chi trả mọi chi phí hàng tháng và không có nợ nần.

Tự do tài chính: Trạng thái cao hơn, khi bạn không cần làm việc mà vẫn có thu nhập đủ sống từ các nguồn thụ động. Ví dụ, bạn có thể nghỉ hưu sớm nhờ tiền từ đầu tư và tiết kiệm, không lo lắng về chi tiêu hàng ngày.

7 cấp độ của tự do tài chính

Trào lưu theo đuổi tự do tài chính bắt đầu nở rộ kể từ khi triệu phú tự thân Grant Sabatier tiên phong theo đuổi. Quyển “Financial Freedom: A Proven Path” là một trong những quyển sách mà Grant Sabatier đã xuất bản và nhanh chóng trở thành quyển sách bán chạy nhất thế giới năm 2019. 

Theo đó, vị triệu phú này đã phân chia tự chủ tài chính thành 7 cấp độ như sau:

  • Cấp độ 1 - Rõ ràng: Bạn cần xác định rõ tình hình tài chính của mình như xem xét nguồn tiền, kiểm tra các khoản nợ, xác định mục tiêu tài chính cụ thể...
  • Cấp độ 2 - Tự túc: Bạn phải có đủ khả năng chi trả các chi phí mà không cần sự trợ giúp từ bên ngoài, thường từ tiền lương hàng tháng và các khoản vay.
  • Cấp độ 3 - Thoải mái: Bạn có đủ tiền tiết kiệm để trang trải chi phí sinh hoạt trong vài tháng nếu mất thu nhập chính và bắt đầu đầu tư nhỏ lẻ để gia tăng tài sản.
  • Cấp độ 4 - Ổn định: Bạn có khả năng chi trả các khoản vay lãi suất cao và tích lũy ít nhất 6 tháng tiền lương vào quỹ khẩn cấp, đủ để đối mặt với các tình huống bất ngờ.
  • Cấp độ 5 - Linh hoạt: Bạn tích lũy được 2 năm chi phí sinh hoạt, cho phép bạn có nhiều lựa chọn trong công việc và có thể nghỉ làm mà không lo lắng về tài chính.
  • Cấp độ 6 - Độc lập tài chính: Thu nhập thụ động đủ để bạn sống thoải mái mà không cần làm việc toàn thời gian, cho phép bạn theo đuổi đam mê và sở thích cá nhân.
  • Cấp độ 7 - Của cải dồi dào: Bạn có tài sản dư dả để tận hưởng cuộc sống xa hoa, đầu tư vào các cơ hội lớn và hỗ trợ gia đình hoặc từ thiện. Tài chính giờ đây đã không còn là mối bận tâm của bạn nữa.
cấp độ của tự do tài chính
7 Cấp độ của tự do tài chính

8 điều cần làm để đạt được tự do tài chính

Đây là những điều bạn đọc có thể tìm được ở bất kỳ bài viết nào để đạt được "tự do tài chính":

  • Xác định mục tiêu tài chính rõ ràng, đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có hướng đi cụ thể.
  • Giải quyết các khoản nợ.
  • Chi tiêu có kế hoạch, thay vì bỏ tiền vào “tiêu sản”, hãy đầu tư vào “tài sản”.
  • Thu cao hơn chi
  • Tích lũy tiền cho tương lai: Tiết kiệm từ 45% đến 75% thu nhập và tạo các danh mục tiết kiệm ngắn hạn, dài hạn.
  • Gia tăng thu nhập, tìm thêm các nghề “tay trái”
  • Cải thiện kiến thức tài chính: Liên tục học hỏi cũng như nâng cao kiến thức tài chính cá nhân thông qua việc đọc sách, tham gia khóa học và theo dõi các nguồn tin uy tín.
  • Đầu tư: Có thể tìm hiểu chi tiết sau đó tham gia đầu tư phù hợp với bản thân, một số kênh phổ biến hiện nay (cổ phiếu, trái phiếu, bất động sản, crypto...).

Nhưng liệu thực tế có đơn giản như vậy?

Bạn đọc có thể xem video dưới đây để có cái nhìn đúng hơn về chủ đề này:

RELEVANT SERIES