12 kịch bản từ “Bullish” đến “Bearish” cho Bitcoin
Đợt vừa rồi mọi người chắc cũng chứng kiến đợt tăng giá mạnh mẽ của Bitcoin và những Altcoins khác như thế nào. Bitcoin đã có lúc đạt gần 60,000 đô, Tesla cùng những doanh nghiệp lớn nhỏ rót vốn vào mua đã đặt ra một câu hỏi: Liệu Bitcoin sẽ còn tăng tiếp hay đã đạt đỉnh?
Chỉ có 1 câu trả lời: Không ai có thể đoán định được điều gì sẽ xảy ra với Bitcoin. Ngay cả với những đầu óc sắc bén trong lĩnh vực crypto thì cũng chỉ biết lắc đầu. Nhưng có lẽ chính điều đó tạo nên sự hấp dẫn cho đồng Bitcoin.
Vậy thì bài viết ngày hôm nay sẽ cung cấp cho anh em HODLers 12 kịch bản có thể xảy ra với đồng tiền mã hóa này. Bài viết lược dịch bài đăng “The Future of Bitcoin: 12 scenarios from Bullish to Bearish” trên Coindesk để anh em tham khảo.
Nếu bạn là newbie trong thị trường crypto, hãy tham khảo bài viết này trước khi đến với 12 kịch bản cho Bitcoin: Hướng dẫn đầu tư Bitcoin cho người mới
12 kịch bản từ “Tích cực” đến “Tiêu cực” cho Bitcoin
Kịch bản 1: Bitcoin trở thành “Vàng điện tử”
Đây có thể được xem là một kịch bản có khả năng xảy ra rất cao khi mà anh em thấy rõ việc Bitcoin xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực của đời sống như các quỹ hưu trí, quỹ đầu tư quốc gia, và có thể sắp tới sẽ xuất hiện trong mục tài sản trên bảng cân đối kế toán của quốc gia.
Chính vì vậy mà ta thấy rõ Bitcoin đang trên đà làm “lu mờ” đi sức ảnh hưởng của vàng.
Bitcoin sẽ trở thành “Vàng kỹ thuật số”.
Theo Alex Gladstein, CSO của Human Rights Foundation thì nhận định việc Bitcoin thay thế Vàng trở thành “Vàng kĩ thuật số” là điều dễ hiểu, vì hiện nay đang có 130 triệu tài khoản nắm giữ Bitcoin và Alex đoán đến năm 2030 thì con số này sẽ tăng lên 1 tỷ. Càng ngày càng nhiều người chấp nhận và lưu trữ Bitcoin.
Kịch bản 2: Bitcoin bị ràng buộc trong khuôn khổ pháp luật
Như anh em có xem tin tức, Nigeria và Ấn Độ là 2 quốc gia đã áp dụng khuôn khổ luật khắt khe cho Bitcoin. Vậy nếu như cả thế giới làm điều tương tự thì sao?
Theo Jason Williams, tác giả cuốn “Hard Money You Can’t F**k With: Why Bitcoin Will Be the Next Global Reserve Currency“ đã từng đề cập, khi các quốc gia ngăn chặn tiền mã hóa, thì sẽ không bao giờ hiệu nghiệm. Anh em cứ tưởng tượng việc “ngăn sông cấm chợ” một thị trường, như Mỹ chẳng hạn, điều này còn đẩy mạnh sự khan hiếm của Bitcoin, thúc đẩy nhu cầu và làm tăng giá Bitcoin.
Bitcoin bị ràng buộc bởi pháp luật.
Tuy nhiên, nếu các quốc gia cùng ngồi lại, thống nhất những điều luật chung một khuôn khổ pháp luật thì thật sự sẽ là sự khủng hoảng cho Bitcoin. Nhưng, nói đi cũng phải nói lại, theo Williams thì đây là điều khó xảy ra. Các quốc gia sẽ khó mà ngồi lại nhất quán chung cho sự hiện diện của đồng tiền mã hóa này.
Kịch bản 3: Bitcoin trở thành loại tiền tệ lưu trữ giá trị trên Internet
Khi mà ngày nay, chúng ta giao dịch trao đổi hàng hóa ở một quốc gia khác, thì việc đơn giản là chúng ta sử dụng tỉ giá để quy đổi. Vậy thì anh em nghĩ sao nếu một ngày Bitcoin trở thành đồng tiền chung trên Internet, khi mà muốn mua bán thì thay vì quy đổi, anh em sẽ dùng thẳng Bitcoin để thanh toán luôn?
Điều này sẽ góp phần biến Bitcoin trở thành một loại tiền tệ chung trên Internet, giúp các doanh nghiệp tiếp cận mở rộng tệp khách hàng toàn cầu của mình.
Kịch bản 4: Bitcoin bị phong tỏa và Bitcoin ngoài chợ đen
Kịch bản này vẫn sẽ chịu sự tác động của chính phủ, nhưng nó lại theo chiều hướng ngược lại: Thay vì “ngăn sông cấm chợ” cho người dùng tiếp cận sàn giao dịch như Coinbase và nạp tiền mua bán, mà chính phủ sẽ cấm không cho người dùng rút tiền về.
Điều này sẽ có tác động gì? Nó sẽ tạo ra 2 nguồn Bitcoin:
- Bitcoin đang bị phong tỏa trên sàn chính thống.
- Bitcoin giao dịch ngoài chợ đen.
Vậy khi nguồn Bitcoin ngoài chợ đen có giá trị cao hơn nguồn Bitcoin bị phong tỏa, thì lúc này điều luật sẽ không còn ứng nghiệm.
Đây được xem là một kịch bản tuy khó xảy ra, nhưng một khi đã ban hành thì sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho đồng tiền này.
Kịch bản 5: Bitcoin bị đánh thuế
Đây được xem là hành động nhẹ nhàng nhất mà chính phủ có thể làm. Anh em cứ nghĩ đến chứng khoán, mỗi công dân sẽ phải đóng thuế trên phần tiền kiếm được chưa hiện thực trên đồng Bitcoin. Phần đánh thuế này sẽ đánh mạnh vào anh em HODLers, những người đang nắm giữ Bitcoin lâu dài.
Ngoài ra, điều này cũng ngăn cản Tesla, Squares hay MicroStrategy đổ tiền mặt vào Bitcoin vì tự nhiên “phải đóng thuế”. Và rồi anh em cũng có thể đoán ra, FUDer sẽ tràn ngập và tạo nên sự sập giá không hề nhẹ đối với đồng tiền này.
Kịch bản 6: Bitcoin được sử dụng trong mua bán hàng ngày
Hiện nay Bitcoin đã tham gia vào rất nhiều hoạt động giao dịch thường ngày như thanh toán hàng hóa, trả tiền thiết kế Website hay trả tiền lương. Tuy vậy, con số giá trị giao dịch bằng Bitcoin chỉ là một phần nhỏ trong tổng giá trị giao dịch toàn cầu. Câu hỏi đặt ra liệu sẽ có sự tăng trưởng về giá trị giao dịch trong tương lai hay không?
Mặt khác, theo Gladstein có đề cập thì 2030, phí giao dịch Bitcoin sẽ cao ngất ngưởng.
Ngoài ra còn là vấn đề biến động giá cả. Khi mà theo nấc thang chấm điểm độ biến động thì Bitcoin phải 70/100 điểm. Điều này rất khó để các doanh nghiệp ghi nhận tài sản trên bảng báo cáo tài chính, khi mà cứ mỗi tháng lại phải điều chỉnh.
Kịch bản 7: Bitcoin hợp nhất DeFi hay Bitcoin tạo ra DeFi?
Nguồn gốc để tạo ra Bitcoin thì có lẽ anh em đã quá rõ, chính là minh bạch hóa mọi giao dịch và không thể bị thay đổi, không có sự trung gian nhưng ngân hàng hay các định chế tài chính. Và về bản chất, Bitcoin chính là DeFi - Tài chính phi tập trung.
Có thể một ngày, tất cả các dự án DeFi đang được triển khai và Bitcoin sẽ được hợp nhất vào nhau, hay chính Bitcoin sẽ tạo ra một nền tảng tài chính phi tập trung trên chính bản thân nó?
Rất khó để biết được, nhưng mình nghĩ thì đây không phải là vấn đề.
Có lẽ mai sau anh em dùng Bitcoin một cách tự nhiên mà không cần quá hiểu về nó. Như thể anh em đang dùng Zoom hay Team, anh em đâu cần hiểu cách ứng dụng hoạt động. Và Bitcoin sẽ trở thành như vậy, đưa các giao dịch trở nên tự động và tự nhiên hơn bao giờ hết.
Kịch bản 8: Mạng lưới Bitcoin “SẬP”
“Bitcoin chưa từng bị hack; Bitcoin an toàn hơn gửi ngân hàng,…” chắc anh em có nghe qua rất nhiều điều này. Nhưng anh em nghĩ liệu sự an toàn đó có được đảm bảo không?
Tưởng tượng thế này, khi các công ty hay chính phủ mua một số lượng các thiết bị đào đủ để kiểm soát cả hệ thống chuỗi khối. Cơ mà điều này khó xảy ra, vì đơn giản, để sản xuất ra một tỉ lệ máy chiếm phần lớn tổng máy trên thế giới là bất khả thi.
Còn về vấn đề hack, anh em có nghe về máy tính lượng tử (Quantum Computer) chưa? Ngày nay theo ước tính khoa học thì máy tính lượng tử có thể phá được RSA key trong vòng 8 tiếng, và đối với bảo mật Bitcoin thì chỉ cần… 30 phút.
Vậy nếu máy tính lượng tử có thể tiệm cận 10 phút để lấy được Private key từ Public Key, thì có lẽ chuỗi khối Bitcoin sẽ sập đổ. Theo CEO của Google, Sundar Pichai trình bày tại Diễn đàn Kinh tế Thế Giới Davos:
Trong vòng 5 đến 10 năm tới, máy tính lượng tử sẽ phá được mã hóa mà chúng ta biết ngày nay.
Kịch bản 9: Bitcoin vượt mặt tiền pháp định
Kịch bản này nghe khá hài hước, nhưng hoàn toàn có thể.
Tại sao mình lại bao hàm cả kịch bản này? Vì mình nghĩ đã là kịch bản thì phải nghĩ luôn kịch bản “bullish” nhất có thể. Một tài khoản twitter @GoingParabolic đã tự tin Bitcoin sẽ trở thành đồng tiền toàn cầu, với kì vọng giá trị 1 – 1.5 triệu đô trên 1 Bitcoin vào năm 2028 và có thể lên 5 triệu đô vào 2030.
Tiền pháp định gần như sẽ tồn tại ít nhất 60 đến 100 năm nữa, và theo Gladstein thì sẽ luôn có tiền pháp định, nhưng khả năng điều khiển thế giới sẽ bị hạn chế bởi sự có mặt của Bitcoin.
Kịch bản 10: Phản lại niềm tin Bitcoin
Không biết anh em còn nhớ vụ việc khi mà vào những năm 2017-2018, Goldman Sachs đã tung hô Bitcoin như một loại tài sản tiềm năng mới và dự kiến sẽ đưa Bitcoin vào áp dụng rộng rãi.
Nhưng rồi một cú twist đã xảy ra.
Goldman Sachs đã đưa ra 5 lý do "Tại sao tiền mã hóa bao gồm cả Bitcoin không được xem là loại tài sản". Đó được xem như sự phản bội lại niềm tin mà những anh em Bitcoin dành cho Goldman.
Vậy anh em tưởng tượng những người như Elon Musk, được xem như ủng hộ loại tiền mã hóa này, rồi một ngày cũng phản bội lại niềm tin của anh em, thì anh em nghĩ sao?
Kịch bản 11: IMF tạo ra một đối trọng cho Bitcoin
Giả sử như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tạo ra một loại tiền điện tử toàn cầu? Về bản chất, đây cũng không phải là ý tưởng mới và cũng là điều mà IMF đã cân nhắc loại tiền này là một rổ của nhiều loại tiền của các quốc gia.
Nhưng Pal đã nói:
Nếu mỗi quốc gia chỉ được phép tham gia rổ tiền nếu họ đồng ý giới hạn mức in tiền hằng năm xuống 2%. Điều này sẽ lặp lại tình trạng đáng tranh cãi đối với Bitcoin: Sự khan hiếm.
Kịch bản 12: Giao dịch Bitcoin trên Sao Hỏa
Anh em nghĩ sao nếu 2030, chúng ta sẽ có phi thuyền lên Sao Hỏa và họ sẽ thực hiện những giao dịch mã hóa thông qua vệ tinh? Anh em không nghe nhầm đâu, đây cũng chính là lời dự đoán của Isaiah Jackson, đặc biệt là khi Elon Musk lên tiếng ủng hộ đồng tiền Bitcoin.
Nếu như Musk thành công trong việc đưa nhân loại lên Sao Hỏa và giả sử như họ tạo ra một cộng đồng mà tại đó “Chúng tôi không dùng tiền mặt”, Musk sẽ thêm một Blockchain có cơ sở hạ tầng trên không gian cho việc thanh toán thông qua vệ tinh, và anh em có thể dùng Bitcoin trong không gian.
Và năm 2030, ở phi thuyền trên Sao Hỏa có thể gửi tiền mã hóa về Trái Đất. Nghe ngầu phết!
Lời kết
Đó là những điều mà Coindesk muốn truyền tải đến cho chúng ta những kịch bản có thể xảy ra dành cho Bitcoin.
Anh em nghe thì thấy có vẻ vài kịch bản hơi “dị”, nhưng như Elizabeth Stark (Head of Lightning Labs), người đang cố gắng xây dựng tương lai cho mạng lưới Bitcoin có nói:
“Hầu hết những thứ nghe có vẻ điên rồ với chúng ta ngày nay có thể sẽ trở thành những ứng dụng đời thường lớn nhất trong 10 năm tới. Nó giống như việc trước khi có Wikipedia, thì việc một Bộ bách khoa cung cấp quyền chỉnh sửa cho mọi người nghe thật không tưởng”.
Anh em nghĩ kịch bản nào sẽ xảy ra? Và anh em thích kịch bản nào nhất? Hãy bình luận ngay phía dưới để chia sẻ và thảo luận cùng Coin98 nhé!
Tham khảo bài viết gốc tại đây.