Bitcoin sập - Thị trường sập & Quá trình hồi phục tạo đỉnh mới
Chào anh em, trong những ngày vừa qua, sau khi Bitcoin sập giá mạnh thì thị trường đã có mức điều chỉnh rất mạnh so với đỉnh. Không chỉ anh em mà mình cũng không lường trước được mức giảm như thế. Vậy sau cú dump trên, anh em đã học được gì và chuẩn bị gì để đón những bước đi của thị trường sắp tới?
Mình xin trích lời CZ - CEO của Binance: “If the market don't shake out the weak hands, it won't have the strong foundation to grow further.” (Tạm dịch: Nếu thị trường không rũ bỏ những weak-hand, nó sẽ không có nền tảng vững chắc để phát triển hơn nữa).
Bài viết dưới đây sẽ tổng hợp nhiều thông tin dữ liệu quá khứ để dự phóng cho tương lai với góc nhìn cá nhân. Hi vọng bài viết sẽ giúp anh em có được thêm insights bổ ích.
Disclaimer: Bài viết được viết dưới góc nhìn cá nhân của tác giả và không phải lời khuyên đầu tư.
Thị trường crypto lại sập - Đây không phải lần đầu nhưng chắc chắn không phải lần cuối
Bitcoin is King - điều này đã được chứng minh kể từ năm 2013 cho đến nay, cho dù đã trải qua rất nhiều đợt sóng lớn. Bitcoin vẫn là coin có sức ảnh hưởng và vốn hóa lớn nhất. Khi Bitcoin sập, cũng là lúc thị trường “đỏ lửa”.
Chính vì thế, mình sẽ lấy Bitcoin làm ví dụ chính để tổng hợp thông tin theo mốc thời gian và đưa ra những ví dụ về sự hồi phục của toàn thị trường nhắm vào những Altcoin - nhóm có sự hồi phục mạnh mẽ hơn Bitcoin và cũng là nhóm coin chính cộng đồng đang đầu tư.
Tổng quan những cú sập của Bitcoin và toàn thị trường
Nguồn: HowMuch Visualization
Nếu anh em đã tham gia vào thị trường crypto từ năm 2017, chắc hẳn anh em đã hiểu sau khi thị trường tăng trưởng nóng, việc điều chỉnh là điều hiển nhiên. Kể từ năm 2012 cho đến nay, Bitcoin đã trải qua tổng cộng 12 đợt điều chỉnh trên 30%, thêm đợt xảy ra vào ngày 19/4/2021 là đợt thứ 13.
Xét về biên độ biến động, trong quá khứ Bitcoin từng mất 83% giá trị chỉ trong 3 ngày. Tính riêng trong năm 2017, anh em đã trải qua tổng cộng 5 đợt điều chỉnh với biên độ 40%. Anh em có thể xem infographic phía trên.
Tuy nhiên, điều đáng nói là sau mỗi cú điều chỉnh, Bitcoin lại tiếp tục phá đỉnh và đạt giá ATH trong tương lai. Chu kỳ hồi phục về đỉnh cũ trung bình mất khoảng 1 tháng, trong đó có 2 đợt downtrend lâu nhất tốn gần 2 năm để hồi phục về đỉnh cũ.
Nếu anh em thực sự là những investor đầu tư vào Bitcoin vì giá trị lâu dài, hoặc đầu tư vào Altcoin vì những ứng dụng thực tế (xem chúng như mã cổ phiếu của một công ty) thì 2 năm là khoảng thời gian tương đối ngắn.
Vậy đâu sẽ là điểm mua vào tốt nhất nếu anh em kỳ vọng x2 trong 2 năm? Anh em hãy tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết: Bitcoin sập thì làm gì nếu tôi chỉ và chỉ muốn hold BTC Bitcoin?.
Thị trường Crypto sập mạnh & các Case Study
Dưới đây mình sẽ đề cập đến 2 cú sập của thị trường Crypto trong năm 2020. Dẫn đầu các cú sập vẫn là Bitcoin.
Nhưng về phần hồi phục mình sẽ đề cập Altcoin, vì đó là nhóm coin anh em đầu tư nhiều nhất và có cơ hội tăng trưởng mạnh nhất vì vốn hóa thấp và được đầu tư hơn nhiều về mặt ứng dụng thực tế hơn nhiều so với Bitcoin.
1. Ngày 12/3/2020 - Cú sập lấy đà cho đợt break-out sau 1 năm sideway
Tương tự như vừa rồi, Bitcoin đã sập từ $9,000 về $3,800 chỉ trong 2 ngày (mất khoảng 60% giá trị), altcoin /2 /3. Vốn hóa thị trường crypto sụp từ $220B về $120B trong vòng 2 ngày.
Nhưng sau đó, thị trường bắt đầu ra mắt những dự án thuộc lĩnh vực Infrastructure có tầm nhìn dài hạn và sản phẩm thực tế. Đây cũng là cú sập chuẩn bị cho đợt phá đỉnh gần nhất sau khoảng thời gian 1 năm sideway.
Case Study: Band Protocol (BAND)
- Điều chỉnh (12/3/2020 - 13/3/2020): Từ $0.62 về $0.195 (/3 lần giá trị).
- Tăng trưởng (6/11/2020 - 19/5/2021): Từ $0.195 đạt ATH $21 (x107 lần giá trị).
- Điều chỉnh 2 (19/5/2021 - 25/5/2021): Từ $21 về $8.1 (/2.6 lần giá trị).
Nhưng anh em so sánh giá đã điều chỉnh ở đợt 2 ($8.1) với giá khởi điểm ($0.62 - x13 lần giá trị) và ATL ($0.195 - x41 lần giá trị).
Vậy sau 2 đợt điều chỉnh chia 2, chia 3 giá trị của BAND, anh vẫn lựa chọn sẽ mua BAND chứ?
2. Ngày 9/3/2020 - Cú sập mở màn cho sự bùng nổ của DeFi
Đây là cú sập mà mình chịu tổn thất nặng nề nhất kể từ khi tham gia vào thị trường crypto. Chỉ trong vòng 2 này, Bitcoin đã rớt từ vùng $7,900 về $3,800 (mất 50%). Lúc này, Altcoin thực sự nhuốm đỏ, tài khoản của đa số holder đều /2 /3. Vốn hóa thị trường sụp từ $380B còn $300B.
Nhưng sau đó, thị trường đã có cú bùng nổ thực sự cho thị trường DeFi và hình thành rõ ràng các tay chơi của các hệ sinh thái khác nhau.
Case Study: Solana (SOL)
- Điều chỉnh (2/9/2020 - 5/11/2020): Từ $4.8 về $1.3 (/3.6 lần giá trị).
- Tăng trưởng (6/11/2020 - 19/5/2021): Từ $3.8 đạt ATH $57 (x15 lần giá trị).
- Điều chỉnh 2 (19/5/2021 - 25/5/2021): Từ $57 về $29 (/1.9 lần giá trị).
Nhưng anh em so sánh giá đã điều chỉnh ở đợt 2 ($29) với giá khởi điểm ($4.8 - x6 lần giá trị) và ATL ($1.3 - x22 lần giá trị).
Vậy nếu được lựa chọn anh em có mua SOL theo signal của Coin98 đã cho không? Solana đã tăng trưởng từ một blockchain platform không có Dapp trở thành hệ sinh thái thu hút dòng tiền nhất hiện nay sau khi hệ Ethereum và hệ BSC có dấu hiệu bão hòa.
Thị trường Crypto sập & Tổng Market Cap
Nguồn: Trading View
Khi thị trường sập cũng là lúc anh em sẽ tìm ra những được hidden để đầu tư với vị thế tốt nhất. Anh em có thể xem vốn hóa thị trường qua ảnh trên đây. Cho dù trải qua bao nhiêu lần sập thì vốn hóa thị trường vẫn đang duy trì vốn hóa cao hơn trước đó.
Vậy anh em chọn đầu tư với tầm nhìn dài hạn hay lo sợ những cú sập ngắn hạn?
Những sự kiện nổi bật thúc đẩy thị trường khỏi sóng giảm
Nửa cuối 2017: Trend ICO
Nếu anh em đã trải qua thị trường crypto vào năm 2017, anh em chắc chắn sẽ biết đến những dự án ICO với tỷ lệ lợi nhuận lên đến x50 x100, đây là những con số tăng trưởng rất “hiển nhiên” vào thời gian đó.
Mặc dù có rất nhiều dự án “Scam” tại thời điểm đó, nhưng đó cũng chính là khoảng thời gian có rất nhiều dự án nổi bật được ươm mầm như Polkadot, Filecoin, EOS,...
Nguồn: Elementus
2019: Trend IEO
Sang năm 2019-2019, trend ICO đã giảm nhiệt đi rất nhiều, kèm theo đó là việc rất nhiều người dùng mất tài sản do các dự án ICO đã nắm giữ tiền và “biến mất”. Chính vì thế, IEO đã ra đời, điểm khác biệt ở IEO là các dự án được bảo trợ bởi các sàn giao dịch.
Mặc dù có ROI thấp hơn các dự án ICO vào năm 2017, nhưng các dự án IEO lại an toàn hơn và có mức tăng trưởng ổn định hơn rất nhiều.
Điển hình là MATIC, dự án IEO trên Binance Launchpad, với giá bán là $0.00236/MATIC và giá hiện tại $1.6, tức ROI lên đến 67,700%. Chính những “tiếng vang” như thế đã tạo nên sức mua và thu hút người mới vào thị trường.
Nguồn: Coin98 Analytics
2020 - 2021: Trend IDO, DeFi & NFT
1. IDO
Tương tự như ICO và IEO, điểm khác biệt của IDO là được launching quá các nền tảng phi tập trung hay vì tập trung như IEO. Nổi bật nhất chính là nền tảng Polkastarter với mức ROI trung bình đạt 40x.
Nguồn: Coin98 Insights
2. DeFi
Kể từ giữa năm 2020 cho đến nay, thị trường đã chứng kiến sự bùng nổ của thị trường DeFi, mở đầu bằng hai dự án Uniswap và Yearn Finance, thị trường crypto đã tăng trưởng rất mạnh kể từ tháng 7/2020.
Bức tranh tổng quan của thị trường DeFi đã dần hiện rõ với nhiều lĩnh vực khác nhau và sự kỳ vọng của cộng đồng đối với các sản phẩm DeFi là rất lớn, điều này được thể hiện qua TVL của các dự án DeFi.
Tính riêng hai hệ Ethereum và BSC, TVL đã đang ở mức 54 tỷ đô. Xét các token nằm trong top 10 Market Cap, ETH và BNB - hai token liên quan đến DeFi đang đứng hạng #2 và #4.
3. NFT
Trong thời điểm hiện tại, NFT vẫn chưa có bức tranh rõ ràng, nhưng chắc chắn trong ngắn hạn, nó là trend gần nhất và cũng là trend đang có tốc độ phát triển mạnh nhất.
Trong thời gian vừa qua, NFT đã không còn là sân chơi của các cá nhân nhỏ lẻ, rất nhiều quỹ lớn đã chú ý đến các dự án NFT, đặc biệt là sự kiện Binance thông báo sẽ ra mắt NFT Marketplace vào tháng 6/2021.
Tìm hiểu tất tần tật về NFT thông qua bài viết: NFT là gì? NFT sẽ bùng nổ như thế nào khi kết hợp với DeFi?
Nguồn: The Block
Góc nhìn về Bullish Trend & Tầm nhìn dài hạn
Anh em có thể thấy, cho dù có bao nhiêu FUD làm sập thị trường crypto đi nữa, thì nó sẽ được hồi lại bằng những trend khác dài hơn và mạnh hơn trong tương lai gần.
Nhưng, anh em cần nhớ, cho dù là FUD hay Bullish Trend thì tầm nhìn dài hạn của thị trường crypto sẽ không dừng lại ở đó. Chúng ta đang hướng đến nền kinh tế phi tập trung với khả năng tối ưu nguồn vốn vượt bậc hơn hẳn so với cơ chế tài chính tập trung.
Chính vì thế, mình cho rằng FUD hay Bullish Trend chỉ là những cơn sóng rất nhỏ trong tiềm năng thực sự của thị trường crypto. Và tại sao mình tin thế? Mời anh em tiếp tục follow.
Tại sao mình tin thị trường crypto sẽ hồi phục trong tương lai?
Rủi ro kinh doanh truyền thống trong dịch Covid
Trong bối cảnh hiện tại, việc kinh doanh truyền thống đang được đánh giá là khá rủi ro khi tình hình việc làm tại Việt Nam và thế giới vẫn chưa được giải quyết triệt để. Điều này sẽ dẫn đến mức độ lạc quan chi tiêu của người dùng chưa đủ để các thực thể kinh doanh có động lực đầu tư vào thị trường.
Tiền tệ đang bị lạm phát với tốc độ cao
Nguồn: HowMuch Visualization
Nếu anh em hold 1$ từ năm 1913 thì đến năm 2020 sức mua của 100 đô đã chia 20 lần còn giá trị của $1, đây là giá trị của USD. Còn cường độ lạm phát của VND lại cao hơn rất nhiều lần.
Anh em có thể thấy ở biểu đồ dưới đây, sau khi loại bỏ “bản vị vàng” và “bảng vị dầu thô” gắn liền với đồng USD. USD đã được bơm ra một cách ồ ạt mà không có giá trị thặng dư đảm bảo cho nó.
Nguồn: Wolf Street
Vậy câu hỏi đặt ra là: Liệu giá của tài sản (Bitcoin, bất động sản,...) tăng giá hay do giá trị đồng tiền Fiat của toàn thế giới bị mất giá?.
Câu hỏi thứ 2: Tiết kiệm tiền bằng cách nắm giữ (không đầu tư) có thực sự là đang tiết kiệm cho tương lai?
Kênh đầu tư mang lại lợi nhuận cao nhất
Nguồn: Coin98 Analytics
Không thể phủ nhận Crypto là kênh đầu tư vô cùng rủi ro và có biên độ biến độ rất cao. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn xứng đáng với lợi nhuận mà nó đã mang lại cho những nhà đầu tư follow từ sớm.
Infographic trên thể hiện nếu anh em đầu tư $1,000 vào đầu năm 2021, thì đến tháng 4/2021, lợi nhuận nó mang lại ít nhất 200% và cao nhất 5,300% trong vòng 4 tháng. Đây thực sự là một con số lợi nhuận mơ ước với bất kỳ thị trường nào.
Nền tảng thị trường vững chắc
Nếu như anh em tham gia thị trường từ năm 2017, anh em sẽ thấy thị trường crypto đã vững chắc hơn rất nhiều. Bắt đầu từ những dự án hoạt động riêng lẻ với nhau, thị trường crypto đã hình thành rõ các hệ sinh thái với nhiều lĩnh vực khác nhau.
- Hệ sinh thái: Ethereum, BSC, Solana,...
- Lĩnh vực: Exchange, Lending, Synthetic, Wallet,...
- Thành phần tham gia: Quỹ đầu tư, Nhà phát triển, Nhà đầu tư nhỏ,...
Đặc biệt là trong thời gian vừa qua đã xuất hiện khái niệm DeFi và NFT. Theo cá nhân mình, DeFi không phải trend ngắn hạn mà nó sẽ là tương lai.
- Với DeFi, dòng tiền trên toàn thế giới được hoạt động hiệu quả hơn, tự do hơn.
- NFT vẫn đang trong quá trình phát triển và chưa hình thành rõ bức tranh tổng thể, nhưng mình tin nó sẽ là mảnh ghép không thể thiếu của thị trường crypto.
Sự tăng trưởng Marketcap của Stablecoin
Nguồn: Messari
Được sinh ra với mục đích trở thành hầm trú ẩn với sự biến động của các tài sản nhưng nó cũng là cánh cửa lớn nhất để cộng đồng tiếp cận cryptocurrency. Nhìn vào lịch giá của Bitcoin và Market Cap của USDT, anh em có thể thấy gần như chúng tỉ lệ thuận với nhau.
Trải qua đợt sập vừa qua, mặc dù giá Bitcoin đã giảm nhưng Tether vẫn tiếp tục “in” tiếp USDT với tốc độ cao hơn và số lượng nhiều hơn.
Theo góc nhìn cá nhân, họ không thể “in” khi không có nhu cầu, mình không khẳng định giá BTC sẽ tăng lại, nhưng vốn hóa thị trường có thể sẽ tăng do sự phình to vốn hóa của Altcoin.
Nhà cái sẽ không bao giờ phá hủy sòng bạc
Thị trường crypto là một trong những thị trường đầu tư lớn nhất hiện nay nhưng nó cũng là một trong những thị trường khắc nghiệt nhất. Anh em có thể nghe rất nhiều người phá sản vì crypto, nhưng đằng sau đó cũng rất nhiều người kiếm $ được từ Bitcoin.
Đây là thị trường của quỹ đầu tư, cá mập và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Quỹ lớn và cá mập không để đi ngược đám đông, nhưng ở vị thế cao hơn, họ có khả năng nắm bắt cảm xúc cả các nhà đầu tư nhỏ lẻ tốt hơn từ đó có thể kiếm được lợi nhuận thông qua những cú pump/dump tốt hơn.
Khi weak-hand đã cắt lỗ là lúc cá mập sẽ đẩy giá khiến cá con phải mua vào với giá cao hơn. Đây chính là sai lầm mình đã trải qua vào năm 2018 khiến tài khoản mình bốc hơi đáng kể, nhưng thị trường vẫn còn đó, newbie mới vẫn vào.
Không có lý do để quỹ lớn và cá mập phải dump sập sòng bạc với miếng mồi “thơm” như thế. Vậy anh em sẽ chọn học cách tư duy như quỹ lớn hay rời bỏ thị trường?
Hiểu đúng về FUD
FUD là chữ viết tắt của Fear (Sợ hãi) – Uncertainty (Không chắc chắn) – Doubt (Nghi ngờ). Đây là ám chỉ cảm xúc sợ hãi của anh em holder khi thị trường liên tục ra những tin tức xấu khiến thị trường có đợt sụt giảm mạnh.
Tuy nhiên, anh em đã bao giờ nghĩ đến câu hỏi “Thị trường giảm mạnh vì tin tức xấu hay tin tức xấu chính là thứ hợp pháp hóa tâm lý tham lam/sợ hãi của người chơi?”.
Không chỉ anh em mà mình cũng không thích FUD, nhưng đó là thứ bắt buộc xảy ra thị trường có thể rũ bỏ những weak-hand hay cơ bản đến với thị trường không vì mục đích dài hạn.
Kể từ năm 2017 cho đến nay, thị trường crypto đã hứng chịu hơn 25 FUD lớn nhỏ khác nhau. Nhưng anh em hãy xem lại biểu đồ giá và vốn hóa của toàn thị trường crypto và tự cho mình câu trả lời.
Hành trang cho hành trình tiếp theo trong thị trường crypto
Theo góc nhìn cá nhân, thị trường crypto ngày càng khắc nghiệt và có thể sẽ còn khắc nghiệt hơn nữa trong tương lai.
Chính vì thế anh em cần phải bổ sung thêm nhiều kiến thức hơn nữa, mình sẽ đề cập ngắn gọn trong phần này.
Hiểu về vị thế và luật chơi
Sau cú sập vừa rồi, mình nghĩ không chỉ những anh em mới vào bị tổn thất mà ngay cả những người chơi lâu năm cũng sẽ bị. Chính vì thế, anh em cần hiểu hơn về vị thế và cách “cá mập” sẽ điều khiển cuộc chơi.
Chúng ta không thể lường trước họ sẽ làm gì, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự phóng và đưa ra những chiến lược tại từng thời điểm khác nhau.
Trong cú sập vừa qua, ngay cả những anh em nào mua vào khi thị trường đang điều chỉnh trong 2 tháng trở lại đây chắc chắn vẫn lỗ. Vậy những anh em mua lúc FOMO thì sao?
Chính vì thế, anh em cần set-up cho mình kiến thức về quản lý vốn, điểm vào lệnh, tâm lý vững và quan trọng hơn hết là tầm nhìn dài hạn vào thị trường.
Hiểu về tổng quan thị trường và dòng tiền
Như mình đã đề cập phía trên, thị trường crypto dần đã hiện ra các tay chơi và các hệ sinh thái khác nhau. Mặc dù đã có nhiều dự án xuất hiện hơn, nhưng thị tường đã dần hình thành DeFi stack.
Từ những dự án thành lập ban đầu với mục đích testing, họ đã trở thành những mảnh ghép quan trọng được nhiều nhà đầu tư lớn chú ý, tạo ra doanh thu & lợi nhuận và quan trọng hơn hết là hướng đến khả năng quản trị phi tập trung.
Đa số anh em trong thị trường vẫn chưa phải là “cá mập” có vốn lớn. Vậy để tối ưu hóa được lợi nhuận, anh em cần phải biết được dòng tiền đang đi về đâu để có thể follow nó.
2 Podcast về chủ đề Money Flow dưới đây sẽ giúp anh em hiểu được cách tối ưu hóa lợi nhuận thông qua cách dòng tiền dịch chuyển trong vi mô và vĩ mô:
Tổng kết
Sau mỗi lần thị trường sập, mình cảm giác thị trường lại được thanh lọc một lần nữa đối với những dự án không có tiềm năng và loại bỏ cả những weak-hand với tầm nhìn không dài hạn dành cho crypto.
Phía trên mình đã tổng kết một số ý, hy vọng có thể giúp được anh em phần nào trong hành trình tiếp theo.
- Quá trình phục hồi của thị trường sau những cú sập.
- Tầm nhìn dài hạn và tích cực về thị trường.
- Một số kiến thức và sự chuẩn bị cơ bản cho “cuộc chơi”.
Cho dù thị trường có downtrend bao nhiêu lần đi nữa, cho dù anh em có rời thị trường đi nữa thì thị trường vẫn tồn tại ở đó và phát triển mạnh hơn. Điều quan trọng là anh em lựa chọn sẽ rời bỏ thị trường hay chịu khó học để hiểu về luật chơi và tầm nhìn dài hạn của nó.
Mình hi vọng có thể cùng toàn thể anh em Việt Nam có thể tiến xa hơn nữa trong thị trường crypto trong tương lai!