04 sàn Trade Coin & Margin uy tín nhất
Top 4 sàn Trade Coin & Margin uy tín
Sàn Binance
Trong hầu hết các sàn giao dịch tiền điện tử, sàn Binance có một hệ sinh thái rất đa dạng, cung cấp nhiều dịch vụ như: Lending, Margin trading, Futures, Staking, DEX,…
Binance Futures: Nền tảng giao dịch hợp đồng tương lai.
Binance Margin Trading: Giao dịch ký quỹ.
Binance DEX: Sàn giao dịch phi tập trung, giao dịch trực tiếp giữa 2 người với nhau mà không thông qua bất cứ một bên trung gian nào. Loại bỏ các vấn đề hacker cũng như lừa đảo.
Binance Lending: Hình thức cho vay tiền điện tử. Người dùng có nhu cầu lưu trữ coin dài hạn có thể xem xét lending để có thêm lợi nhuận.
Binance P2P: Nền tảng giao dịch tiền điện tử Peer-to-peer. Người dùng có thể mua bán các loại tiền điện tử bằng VND trực tiếp trên sàn Binance.
Binance Staking: Dịch vụ stake coin mà sàn Binance cung cấp. Trước đây, tính năng này được tạo thành một mục ở Binance. Ở thời điểm hiện tại, Staking đã trở thành một phần nhỏ trong mục Binance Earn.
Ưu điểm
Không phải tự nhiên khi Binance trở thành sàn giao dịch lớn nhất thế giới về tiền điện tử, người dùng trade coin trên sàn Binance sẽ nhận được những quyền lợi như sau:
An toàn và ổn định: Người dùng chẳng thể giao cho bất kỳ nơi nào lưu trữ tiền của mình nếu chúng không được kiểm định về độ an toàn và ổn định. Vì vậy, Binance tự tin là một trong những sàn uy tín về an toàn và ổn định.
Tính thanh khoản cao: Khi người dùng giao dịch trên các sàn giao dịch khác, việc lo lắng một giao dịch có thể không khớp toàn bộ lệnh do không đủ thanh khoản là điều có thể xảy ra. Nhưng nếu giao dịch trên Binance, người dùng không cần lo lắng điều này. Tổng khối lượng giao dịch của Binance vẫn đang đứng số 1 trên thống kê khối lượng giao dịch toàn thị trường crypto.
Đa ngôn ngữ, đa thiết bị: Nền tảng giao dịch trên nhiều thiết bị và sự đa dạng ngôn ngữ cũng là lợi thế để nâng cao khả năng tiếp cận của Binance với người dùng.
Phí giao dịch: Khi giao dịch trên Binance, người dùng được hưởng các mức ưu đãi khác nhau, đặc biệt là bạn có thể sử dụng đồng BNB coin để giảm phí giao dịch.
All in one: Người dùng có thể thực hiện toàn bộ quá trình giao dịch của một nhà đầu tư bình thường. Từ việc mua bán tiền điện tử P2P, tham gia giao dịch trên thị trường sau đó “cash out” tiền về lại tài khoản ngân hàng.
Mọi thao tác này không phải sàn giao dịch nào cũng có thể làm được và có lẽ vì những lý do trên mà Binance chỉ sau vài năm đã ở vị trí mà không phải sàn giao dịch nào cũng làm được.
Nhược điểm
Tuy là một sàn giao dịch lớn nhất nhưng không vì thế mà Binace hoàn hảo. Việc gặp phải một số vấn đề mà mình cảm thấy ảnh hưởng khá lớn của sàn:
Binance đã bị hack nhiều lần: Đúng vậy, là sàn giao dịch lớn thì việc bị hacker soi mói mọi lỗ hổng bảo mật nhằm chiếm đoạt tài sản là điều vô cùng bình thường. Tuy vậy, dù khá nỗ lực nhưng Binance đã bị hack đến 3 lần.
Lần đầu tiên là vào tháng 7/2018, kẻ tấn công đã lấy đi 96 BTC.
Lần thứ hai là hacker đã lợi dụng lỗ hổng của API tấn công và lấy đi 7,074 BTC.
Lần gần đây nhất là vào tháng 5 năm 2019, Binance đã bị hack khiến giá 1 SYS tương đương 96 BTC.
Sàn giao dịch bị lag khi khối lượng giao dịch lớn: Điều này diễn ra khá thường xuyên, mỗi khi thị trường biến động bất ngờ, khối lượng giao dịch tăng đột biến thì hệ thống của Binance thường khó truy cập để người dùng giao dịch.
Điều này thật sự khá khó chịu cho những ai chưa có sẵn kế hoạch giao dịch cụ thể. Nếu muốn tận dụng biến động thị trường để giao dịch kiếm lợi nhuận chênh lệch thì những lúc sàn bị lag giao dịch sẽ khá khó khăn.
Thao tác giao dịch khá khó khăn cho người mới, đặc biệt là Binance futures rủi ro vô cùng cao. Nhắc đến Binance Futures thì vốn dĩ đã tồn tại rủi ro bởi việc sử dụng đòn bẩy cao.
Tuy nhiên với sàn Binance, việc nổi tiếng khiến nhiều người dùng cháy tài khoản do những chiếc “râu” nến dài bất thường so với các sàn khác, từ đó khiến rất nhiều người dùng cháy tài khoản.
Đánh giá
Tất nhiên sàn giao dịch nào cũng có những nhược điểm nhưng nhìn chung, Binance vẫn là sàn giao dịch tốt nhất bởi những dịch vụ mà họ cung cấp cho người dùng hiện nay. Việc nhận ra các nhược điểm của sàn để chúng ta có kế hoạch tận dụng giao dịch hiệu quả là phương pháp tốt nhất.
Đọc thêm: Hướng dẫn Trade Coin sàn Binance.
Sàn OKX
Sàn giao dịch tiền điện tử OKX nổi lên trong thời gian qua, khi có ý định cạnh tranh ngôi vị top đầu với Binance. Hiện tại, sàn OKX chuyên cung cấp các sản phẩm phái sinh như: Hợp đồng tương lai (Futures), Token đòn bẩy (Leveraged Tokens) và OTC.
Future contract: OKX cũng hỗ trợ các loại hợp đồng như: quarterly and perpetual futures với các loại tiền điện tử phổ biến như Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH) và nhiều loại token khác.
Option: Các hợp đồng quyền chọn cho phép giao dịch theo thời gian đã định và các option của OKX có thể được tùy chỉnh theo nhiều cách vì người dùng có thể định cấu hình giá thực hiện và thời gian hết hạn như họ muốn.
Spot Market: Người dùng có thể mua, bán các loại tiền điện tử phổ biến và giao dịch theo cách hay làm.
OKX Web3: OKX cung cấp sản phẩm ví tiền điện tử Web3 - OKX Wallet, cho phép người dùng tham gia các hoạt động DeFi trên không gian Web3.
OKX NFT Marketplace: OKX còn hướng tới việc giúp người dùng mua bán NFT dễ dàng thông qua chức năng NFT Marketplace, cho phép người dùng giao dịch NFT trên 10 mạng lưới khác nhau.
Ưu điểm
Thị trường giao dịch của OKX đáp ứng tương đối đầy đủ nhu cầu của nhà đầu tư hiện nay như:
Nạp và rút coin không tốn phí: Cho dù người dùng nạp và rút coin với số lượng bao nhiêu và bao nhiêu lần OKX đều miễn phí giao dịch. Việc nạp rút của OKX cũng rất nhanh chóng.
Cung cấp đầy đủ công cụ cho người dùng tham gia Web3: Sàn OKX cung cấp các dịch vụ như Web3… đi cùng với những sản phẩm như Lending/Borrowing, NFT Marketplace… Từ đó, giúp người dùng dễ dàng đến với Web3 mà không có nhiều sự trở ngại.
Hỗ trợ khách hàng rộng rãi: Hỗ trợ và tạo group trên Telegram để các nhà đầu tư giao lưu với nhiều ngôn ngữ khác nhau trong đó cũng có group dành cho người dùng tại Việt Nam.
Nhược điểm:
Các cặp token trên sàn OKX chưa thực sự đa dạng và đủ hấp dẫn nhà đầu tư.
Giới hạn rút tiền: OKX có giới hạn số tiền người dùng rút trong một ngày, điều này có thể là trở ngại lớn đối những nhà đầu tư có số vốn lớn. Thậm chí, nếu người dùng tham gia đầu tư với số tiền lớn, người dùng phải trải qua những vòng KYC phức tạp khác.
Giao diện chưa được tối ưu: Hiện tại, giao diện của OKX chưa đủ thân thiện đối với những người mới tham gia.
Đánh giá:
Thị trường tiền điện tử liên tục phát triển, OKX có các tính năng bổ sung như ví Web3, chuyển tiền fiatvà OTC desk phù hợp với cả nhà giao dịch bán lẻ và các tổ chức.
Đồng thời, các tính năng như quỹ thanh lý, thanh toán stablecoin, chuyển đổi ví ký quỹ và ứng dụng di động sẽ phù hợp với các nhà giao dịch bán lẻ hàng ngày.
Đọc thêm: Hướng dẫn Trade Coin trên sàn OKX.
Sàn BingX
Sàn giao dịch BingX cung cấp CFD (hợp đồng chênh lệch) và cũng là sàn margin lớn nhất ở Đài Loan. Thành lập tháng 5 năm 2018, BingX nhận được khoản đầu tư 10 triệu đô từ công ty công nghệ Grand Shores – công ty niêm yết của Hồng Kông (mã chứng khoán 1647.HK).
Ưu điểm:
Kiếm lợi nhuận cả khi giá tăng và giá giảm, điều mà sàn Order-book chưa làm được. Cùng lúc đó người dùng có thể đặt một lệnh “buy” và “sell” ở cùng một đồng coin, cùng một điểm vào lệnh.
Dễ dàng sử dụng: Giao diện của BingX được đánh giá là dễ dàng thao tác giao dịch hơn các sàn khác trên thị trường. Riêng với việc thực hiện đặt lệnh mua/bán, cài đặt cắt lỗ/chốt lời, BingX gần như đi đầu về sự đơn giản. Gần như bất kỳ ai, kể cả những người mới gia nhập thị trường cũng có thể sử dụng thành thục, điều mà các sàn Order-book chưa làm được.
Với các sàn Order-book, việc cài đặt điểm chốt lời/cắt lỗ thường phải sau khi mở lệnh giao dịch. Còn với BingX, giao diện BingX có thể thực hiện mọi thao tác trước khi đặt lệnh, rõ ràng mọi thông số và từ đó kể cả người mới gia nhập cũng dễ dàng sử dụng.
Bảo mật cao: Tính đến nay, sau 3 năm hoạt động nhưng BingX cho thấy mình là một đối thủ nặng ký ở mọi phương diện với các sàn giao dịch khác, và đến nay chưa lần nào BingX gặp các lỗi về bảo mật.
Hỗ trợ trên nhiều thiết bị: Mặc dù mới được ra mắt chính thức không lâu nhưng BingX đã hoàn thiện và hỗ trợ giao dịch trên cả máy tính lẫn điện thoại.
Mức đòn bẩy cao: BingX cho phép người dùng sử dụng mức đòn bẩy rất cao với cặp BTC lên đến 150x, trong khi con số này ở BitMEX là 100x và Binance Future là 125x.
Ngoài ra, BingX đã nâng cấp tính năng điều chỉnh đòn bẩy tương tự như Binance. Người dùng có thể trực tiếp chọn mức đòn bẩy theo ý muốn trên thanh công cụ.
Nhược điểm
Vẫn còn khá ít cặp giao dịch crypto, các cặp giao dịch đều là những coin đã ra mắt khá lâu, các cặp chỉ số chứng khoán hay vàng dầu cũng chưa đa dạng.
Khối lượng giao dịch của BingX ít hơn rất nhiều lần nếu so sánh với 2 sàn Binance hay FTX.
Đánh giá
Giao dịch trên BingX được coi là rất dễ dàng cho cả người mới lẫn những ai đã quen thuộc thị trường. Để có được vị trí ngày hôm nay, không đâu khác tất nhiên nằm ở một phần nỗ lực không hề nhỏ của sàn giao dịch đem lại cho người dùng. Tất nhiên vì lẽ đó mình đánh giá BingX là sàn giao dịch CFD gần như tốt nhất hiện nay.
Đọc thêm: Hướng dẫn Trade Coin trên sàn BingX.
Sàn Bitget
Trong khoảng thời gian 2023 tới nay, Bitget trở thành sàn giao dịch có những hoạt động sôi nổi trong thị trường crypto, liên tục tài trợ và tổ chức những sự kiện lớn nhằm thu hút người dùng. Tính từ đầu năm tới thời điểm quý 2 năm 2024, Bitget có khối lượng giao dịch tăng 15% (từ 28 tỷ USD lên 32 tỷ USD), số lượng người dùng đạt 25 triệu (tăng 2.9 triệu trong vòng 3 tháng).
Theo một báo cáo của CCData, Bitget còn là sàn giao dịch có mức độ tăng trưởng cao nhất trong nửa đầu năm 2024 và Forbes cũng đưa BGB vào danh sách những token có hiệu suất tốt nhất trong cùng năm.
Ưu điểm
Mặc dù Bitget mới nổi trong thời gian vừa qua, bộ sản phẩm của sàn giao dịch lại đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhà đầu tư hiện nay, chẳng hạn như:
Phí giao dịch rẻ: Bitget hiện có phí giao dịch tương đối thấp và đủ cạnh tranh với những sàn giao dịch hàng đầu, khi:
- Spot: Phí maker chỉ dao động từ 0.016 - 0.1% và phí taker từ 0.025% - 0.1%.
- Giao dịch phái sinh: phí taker tại Biget chỉ khoảng 0.0072% tới 0.02% và phí maker là 0.028% tới 0.06%, một con số rất thấp nếu người dùng giao dịch phái sinh.
Đầy đủ bộ công cụ đầu tư cho người dùng: Sàn Bitget hiện cung cấp đầy đủ các loại công cụ đầu tư như những sàn CEX top đầu, chẳng hạn như P2P, Futures, Copy Trading, Launchpad, Launchpool, Staking, pre-market, PoolX…
Ngoài ra, Bitget cũng thường xuyên ra mắt những sự kiện với phần thưởng dành cho những cá nhân hoạt động nhiều trên nền tảng.
Sản phẩm Web3 đa dạng: Ngoài những sản phẩm thuộc sàn CEX, Bitget cũng cấp các loại công cụ Web3 như Bitget Wallet, DEX, NFT Marketplace… Từ đó, hỗ trợ người dùng có thể tham gia DeFi dễ dàng.
Thậm chí, với xu hướng từ TON nổi lên, Bitget Wallet còn hỗ trợ người dùng tham gia hệ sinh thái Ton, giao dịch với phí mạng lưới bằng 0.
Nhược điểm
Hiện tại, Bitget có giao diện chưa được tối ưu với người dùng, bởi nền tảng hiển thị quá nhiều chức năng, bộ công cụ và sự kiện. Chỉ riêng mục Launchhub của Bitget đã hiển thị 7 công cụ khác nhau, bao gồm Pre-market, CandyBomb, Deposit to List…
Ngoài ra, theo một số người dùng, dịch vụ hỗ trợ khách hàng 24/7 của Bitget có tốc độ phản hồi chậm và có những trường hợp chưa giải quyết triệt để cho người dùng. Do đó, việc nâng cao hỗ trợ khách hàng là điểm Bitget cần cải thiện.
Kết luận
Vừa rồi là tổng hợp về 4 sàn trade coin mà mình cho là tốt nhất cho anh em trader hiện nay. Tất nhiên mỗi người sẽ có những sự lựa chọn riêng cho bản thân bởi mình không chỉ sử dụng duy nhất một sàn giao dịch. Mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận, vì vậy mỗi sàn có lợi thế nào thì mình sẽ cố gắng tận dụng nhất có thể nhằm hạn chế rủi ro trong trading.
Và nếu thật sự muốn bắt đầu nghiêm túc với Trade coin và Trade Margin, bạn cần phải trang bị đầy đủ mọi kiến thức và một tâm lý vững vàng.