Không chỉ là stablecoin protocol trên Polkadot
Thời gian vừa qua, nền tảng Polkadot đã có những sự phát triển vô cùng rõ rệt. Hàng loạt dự án tiềm năng liên tục ra mắt, hệ sinh thái Polkadot vẫn đang tiếp tục được hình thành. Và mảnh ghép quan trọng nhất trong bất cứ hệ sinh thái nào, chắc chắn là các dự án stablecoin.
Hôm nay, mình sẽ cùng anh em tìm hiểu một dự án nổi tiếng nhất trên nền tảng Polkadot về Defi. qua bài viết dưới đây nhé!
Về Acala Network
Acala là mạng lưới các sản phẩm DeFi trên Polkadot, với mục tiêu chính là mang sự ổn định và thanh khoản dồi dào cho nền tảng này. Ban đầu, Acala sẽ được triển khai trên Substrate - một framework mã nguồn mở giúp việc triển khai dự án trên Polkadot trở nên dễ dàng hơn.
Acala Network được vận hành theo cơ chế “tập đoàn”, với hai dự án chủ chốt, vô cùng uy tín trong hệ sinh thái Polkadot: Laminar và Polkawallet.
Cơ chế “tập đoàn” tức là mạng lưới được phát triển bởi nhiều bên cùng hợp tác chứ không chỉ bởi một tổ chức cá nhân nào, bởi dự án tin rằng, với tầm nhìn của dự án là hoạt động như một layer nền tảng, Acala không nên bị chi phối quá nhiều bởi bất kỳ một tổ chức nào.
Cơ chế này bước đầu đã có những thành công khi dự án đã và đang xây dựng một mạng lưới được vận hành bởi cộng đồng - dự án đang được phát triển bởi sự chung tay của các đội ngũ từ các dự án khác nhau, các users và stakers của dự án sẽ có toàn quyền quyết định các chính sách tiền tệ của giao thức trong tương lai.
Cuối cùng, Acala vẫn luôn chào đón các thành viên mới có tiềm năng hỗ trợ cho mạng lưới Acala tham gia vào “tập đoàn” của họ, để đưa Acala Network thực sự phi tập trung và được sở hữu bởi cộng đồng.
Dự án được tài trợ bởi Web3 Foundation
Web3 Foundation đã tài trợ một khoản đáng kể cho quỹ phát triển dự án của Acala.
Khoản tài trợ này không chỉ mang ý nghĩa về mặt tài chính mà còn mang ý nghĩa vô cùng lớn về mặt tinh thần đối với dự án, bởi đây là một quỹ vô cùng lớn với quy tắc đầu tư rất khắt khe. Họ đầu tư cho Acala chứng tỏ công sức phát triển của đội ngũ được các ông lớn đánh giá rất cao.
Jack Platts, trưởng bộ phận Hợp tác phát triển của Web3 Foundation đã phát biểu về khoản đầu tư này:
“Chúng tôi rất hào hứng khi thấy có một dự án stablecoin trên Polkadot được phát triển và điều hành bởi cộng đồng. Đây chắc chắn là một trong các ứng dụng cơ sở hạ tầng then chốt để phát triển các ứng dụng trên nền tảng Polkadot như DeFi hay các ứng dụng trò chơi.”
Thành viên chính thức của chương trình Substrate Builder
Acala Network là một trong các thành viên đầu tiên của chương trình Substrate Builder. Đây là chương trình phát triển được khởi xướng bởi Parity Technologies, nhằm tìm ra, hỗ trợ và hướng dẫn các dự án blockchain tiềm năng xây dựng trên Substrate.
Theo mình, sự hợp tác này hứa hẹn sẽ đem lại nhiều giá trị cho các nhà phát triển của Acala nói riêng và Acala Network nói chung, giúp sản phẩm của Acala tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai.
Về Acala Protocol
Acala đang phát triển hai giao thức đầu tiên mang ý nghĩa nền móng cho hệ sinh thái của Polkadot, nhằm mang tính thanh khoản và tính ổn định của một nền kinh tế mở trong tương lai tới cho tất cả người dùng.
Honzon - Giao thức phát hành stablecoin
Protocol đầu tiên của Acala là stablecoin phi tập trung đa chuỗi có thể được tạo ra từ nhiều loại tài sản thế chấp - Honzon Protocol. Đây là hệ thống stablecoin đa chuỗi có khả năng tạo ra các stablecoin với chi phí thấp, có khả năng lưu thông giữa các chuỗi trong mạng lưới, và có khả năng cho vay dựa trên lượng tài sản thế chấp.
Stablecoin của Acala (aUSD) có giá trị bằng với đồng USD. Người dùng sẽ nhận được aUSD bằng cách khóa các tài sản tiền điện tử được cho phép như BTC, ETH, DOT,... làm tài sản thế chấp. Người vay sẽ phải trả thêm lãi suất cho khoản vay của họ. Honzon có các cơ chế riêng, giúp đảm bảo sự ổn định và an toàn của tài sản thế chấp dưới biến động của giá cả.
Đọc thêm: Stablecoin là gì? Có bao nhiêu loại Stablecoin?
Homa - Giao thức token hóa tài sản Staking
Protocol thứ hai của Acala là giao thức token hóa tài sản staking, nhằm giảm thiểu chi phí cơ hội của các tài sản được dùng trong staking mà không phải đánh đổi bằng sự an toàn của mạng lưới. Homa Protocol cho phép người dùng token hóa các tài sản staking của họ (ví dụ như L-DOT cho DOT được stake).
Từ đó, giao thức giúp tạo thanh khoản cho các tài sản staking, mở ra thị trường cho các tài sản staking đó đồng thời mở rộng tính thanh khoản của cả mạng lưới Polkadot nói chung.
Anh em có thể tưởng tượng rằng, anh em lỡ cầm DOT đi stake, mà sau đó lại có việc phải dùng tới số DOT này khi anh em chưa thể unstake được. Vậy anh em có thể dùng tạm L-DOT để xài trước thời gian unstake.
Ở trong bài viết này, sản phẩm Stablecoin của Acala sẽ được tập trung phân tích trước tiên.
Acala Stablecoin (aUSD)
Các tài sản tiền điện tử hiện tại đang chỉ có thể vận hành trong blockchain của riêng chúng, khiến các tiềm năng sử dụng của các tài sản này bị hạn chế, kèm theo lượng stablecoin tối đa có thể tạo ra bị giới hạn bởi lượng tài sản có trên blockchain đó.
Từ đó, anh em có thể hiểu rằng, Acala Network muốn người dùng ở các nền tảng khác cũng có thể thế chấp tài sản của họ để mint ra aUSD. Bởi vậy, Acala Stablecoin có các tính năng sau để hỗ trợ người dùng có trải nghiệm tốt nhất:
- Hỗ trợ nhiều tài sản thế chấp: Tài sản thế chấp được chấp nhận rất đa dạng, không chỉ bao gồm DOT mà còn cả các tài sản khác như BTC và ETH - các tài sản được đưa vào hệ sinh thái của Polkadot qua các cầu nối, từ đó làm tăng lượng stablecoin tối đa có thể được tạo ra;
- Khả năng tương tác đa chuỗi: Stablecoin được tạo ra từ Acala Network có thể được chuyển tới bất kỳ chuỗi nào trong mạng lưới;
- Bảo mật cao: Mạng lưới Acala được bảo mật bởi mô hình bảo mật của Polkadot;
- Được sở hữu bởi cộng đồng: Mạng lưới Acala được quản lý bởi cộng đồng, lợi nhuận từ dự án cũng được chia cho những người tham gia vào mạng lưới;
- Nền tảng Stablecoin đặc biệt: Mạng lưới Acala có thể điều chỉnh biểu phí gas, từ đó có khả năng xử lý tắc nghẽn trong quá trình nâng cấp và bảo trì mạng lưới trong tương lai;
- Tính tương lai: Acala Network được xây trên nền tảng Substrate, từ đó cho phép quá trình tự thích nghi và nâng cấp mà không cần tới cơ chế forking.
Roadmap dự án
Sau đây là roadmap của dự án trong 4 quý kể từ quý 3 năm 2019:
- Quý 3 năm 2020: Đăng ký trở thành các thành viên đầu tiên của dự án, triển khai các bước đầu của dự án.
- Quý 4 năm 2020: Whitepaper và tokenomic của dự án, triển khai testnet 1.
- Quý 1 năm 2021: Đấu giá Parachain, triển khai testnet 2 và audit dự án.
- Quý 2 năm 2021: Mainnet diễn ra, và triển khai các tài sản đa chuỗi.
Đọc thêm: Đấu giá Parachain của Polkadot - Ảnh hưởng tới giá DOT như thế nào?
Lời kết
Với sự đầu tư và hợp tác với nhiều tổ chức và quỹ lớn, Acala Network hứa hẹn sẽ là một phần vô cùng quan trọng trong hệ sinh thái Polkadot. Tầm nhìn của Acala không chỉ dừng lại ở stablecoin, mà sẽ là một mạng lưới các sản phẩm được phát triển bởi cộng đồng.
Theo quan điểm của mình, Acala Network chắc chắn sẽ trở thành một trong các dự án top đầu trên nền tảng Polkadot. Đây cũng là một dự án chưa ra token, được vận hành bởi cộng đồng và được đầu tư bởi các ông lớn, anh em hãy follow sát dự án và sử dụng sản phẩm của họ, có thể sẽ được retroactive hoặc tìm được cơ hội đầu tư tốt trong tương lai.
Có rất nhiều cách để có anh em có thể tham dự vào dự án này trên Kusama, ví dụ như Acala Testnet và Acala Mainnet. Để nhận được những thông báo mới nhất từ phía dự án, anh em nên theo dõi sát các kênh mạng xã hội của bên họ như Twitter và Medium.
Anh em nghĩ gì về tiềm năng của dự án này? Hãy cùng comment và thảo luận bên dưới đây để cho mình biết ý kiến nhé!
Anh em có thể tham khảo bài viết gốc tại đây.