SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Animoca Brands là gì? Xu hướng đầu tư của quỹ Animoca Brands

Animoca Brands là quỹ đầu tư chuyên về mảng NFT, Gaming, Metaverse. Bài viết phân tích phong cách đầu tư và danh mục đầu tư của Animoca Brands.
Avatar
Khang Kỳ
Published Feb 16 2022
Updated Jun 01 2023
14 min read
thumbnail

Vào khoảng tháng 5 - 6/2021, với bối cảnh dịch bệnh làm nhiều người thất nghiệp, và trend Play to Earn ra đời, nhưng không chỉ những tựa game giúp cộng đồng kiếm thêm thu nhập, một cái tên khác cũng được nhiều người biết đến, đó là quỹ đầu tư Animoca Brands.

Bài viết này cung cấp thông tin về quỹ Animoca Brand, cũng như danh mục đầu tư của họ.

Animoca Brands là gì?

Animoca Brands là quỹ đầu tư chuyên về mảng NFT, gaming, metaverse. Trụ sở chính của quỹ ở HongKong, nhưng vẫn có nhiều công ty con, văn phòng ở các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Phần Lan, Hàn Quốc, Canada, Argentina, Đức, Úc,... Ngoài việc đầu tư, Animoca Brands còn có các dự án của riêng mình, một trong số đó là The Sandbox, cái tên “khủng” trong trend metaverse.

Dù ra đời vào khoảng 2014, Animoca Brands chỉ được biết đến ngay lúc dịch bệnh lên đỉnh điểm, làm nền kinh tế thế giới suy sụp. Ngoài ra, trend metaverse nối tiếp sau đó cũng giúp cái tên quỹ bay cao, do từng đầu tư vào các dự án đúng trend.

Các thành viên nổi bật của Animoca Brands

Yat Siu - Co-Founder của Animoca Brands:

  • Doanh nhân trẻ tại Giải thưởng Kinh doanh DHL/SCMP Hong Kong 2009.
  • Thành lập Cybercity, được xem như nhà cung cấp e-mail và trang web miễn phí đầu tiên của Châu Á.

Twitter của Yat Siu: https://twitter.com/ysiu

Evan Auyang - Group President của Animoca Brands:

  • Từng là giám đốc điều hành kiêm Giám đốc của GLG International, nền tảng chuyên sâu hỗ trợ công nghệ, điều hành và phát triển hoạt động kinh doanh của mình trải dài khắp Châu Âu, Trung Đông, Châu Phi & Châu Á - Thái Bình Dương.
  • Cố vấn của Our HongKong Foundation.

Tổng quan về danh mục đầu tư của quỹ Animoca Brands

Do danh mục đầu tư có nhiều dự án, nên dưới đây chỉ liệt kê một số dự án nổi bật trong quá trình đầu tư của Animoca Brands. Tiếp theo, chúng ta sẽ điểm qua một vài dự án nổi bật của từng sector. Tất cả các dự án được nhắc đến dưới đây đều đã có bài viết cung cấp thông tin trên Coin98 Insights, bạn quan tâm đến dự án nào thì có thể search tên dự án để tìm hiểu thêm nhé!

coin98Potforlio của quỹ đầu tư Animoca Brands

Esport

Nhận xét: Đây là mảng không thuộc (hoặc ít nhất ở hiện tại) crypto nói chung, nên mình không có nhận xét nhiều về tính chất các đội. 

Nhưng nếu nhìn rộng hơn, Esport là một trong những từ khóa khá hot hiện tại. Số tiền chi cho các giải đấu ngày càng nhiều. Dưới đây là ví dụ về tiền thưởng theo từng năm của giải The International trong Dota 2 từ lúc bắt đầu.

Điều này cho thấy Animoca Brands có tư duy đầu tư rất khác các quỹ trong Crypto.

Guild

  • Yield Guild Game: Yield Guild Game là guild đầu tiên trong mảng Gaming, và cũng là guild có quy mô lớn nhất hiện tại. Yield Guild Game có ba vòng gọi vốn:
    • Seed (3/2021):  Animoca Brands, Delphi Digital,...
    • Series A (6/2021): Animoca Brands, Parafi, IDEO Colab,...
    • Không rõ (8/2021): a16z.
  • Guild Fi: Mô hình tương tự Yield Guild Game. Animoca Brands đầu tư vòng Seed tháng 11/2021, cùng với Coin98 Ventures, Hashed,...
  • Ancient 8: Guild Game đến từ Việt Nam, với sự hợp tác của Coin68 và Coin98, cũng như một số nhân sự ở FTX. Animoca Brands đầu tư vòng Seed (1/2022) cùng với Dragonfly Capital, Coinbase, Pantera,...

Nhận xét: Dù Animoca Brands đầu tư 9 dự án Guild Game, nhưng mô hình của các dự án này không khác biệt mấy. Điều này cho thấy họ đầu tư vào Guild Game không do tính chất dự án, có thể do team dự án, hoặc các quỹ đầu tư cùng.

Art

  • Concept Art House: Dự án hỗ trợ các dự án khác tạo ra các tác phẩm nghệ thuật NFT. Animoca Brands đầu tư vòng Series A (10/2021), cùng với Spartan,...
  • Kollektion: Trang web kết nối các nghệ sĩ nổi tiếng và fan, cho phép các nghệ sĩ tạo ra những NFT độc quyền của họ và bán cho fan.

Nhận xét: Các dự án trong mục Art khác với Marketplace thông thường ở chỗ chỉ cho một số ít những người nổi tiếng, hoặc chọn lọc nghệ sĩ mới được đưa sản phẩm lên. Đây là một niche khá đúng để tạo ra hai dạng chất lượng cho cộng đồng: một bên đại trà sản phẩm, bên còn lại chỉ những NFT chất lượng.

Wallet

  • Metamask: Một trong những ví phi tập trung ra đời sớm nhất, và hiện là ví phổ biến nhất. Metamask là sản phẩm của công ty ConsenSys. ConsenSys có 2 vòng gọi vốn: 
    • Strategic (4/2021): Mastercard, The Maker Foundation, The Lao,...
    • Không rõ (11/2021): ParaFi, Conbase, Animoca Brands, Dragonfly, Spartan, DeFiance,...
  • SafePal: Ví chuyên lưu trữ từng được mở bán token thông qua Binance Launchpool. Safepal có cả hai sản phẩm là ví mềm và ví cứng. SafePal nằm trong các dự án Incubator Season 3 của Binanace Labs. Không tìm thấy thời gian đầu tư của Animoca Brands vào SafePal.
  • Ledger: Thương hiệu ví cứng nổi tiếng nhất nhì Crypto. Không tìm thấy thời gian đầu tư của Animoca Brands vào Ledger.
  • Xdefi Wallet: Ví đa chức năng, có thể lưu trữ và swap token trên ví. Nhưng chỉ có phiên bản tiện ích mở rộng trên trình duyệt. Animoca Brands đầu tư vòng Seed (9/2021), cùng với Alameda, CoinGecko, Mechanism,...

Nhận xét: Danh mục đầu tư mảng ví của Animoca Brands chứa hai cái tên cực lớn, chứng tỏ họ không thật sự quan tâm đến các “hidden gem” về ví. Những dự án còn lại theo mình đánh giá cũng không quá nổi trội so với những đối thủ cùng mảng.

Marketplace

  • Highstreet: Dự án thực tế ảo, các thương hiệu thực tế có thể bán NFT trong thế giới của Highstreet. Highstreet có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (8/2021): Mechanism, NGC, Jump Capital.
    • Straegic (11/2021): Binance Labs, Animoca Brands.
  • OpenSea: Sàn giao dịch NFT lớn nhất hiện tại, với khối lượng giao dịch mỗi ngày lên đến vài trăm triệu đô. OpenSea có bốn vòng gọi vốn:
    • Seed (11/2019): Animoca Brands,...
    • Series A (3/2021): Mark Cuban, a16z,...
    • Series B (7/2021): a16z,...
    • Series C (1/2022): Paradigm,...
  • Magic Eden: Sàn giao dịch NFT mới thành lập vào 2021, nhưng có volume giao dịch khá tốt, có thể được xem như một “OpenSea” trên Solana. Không tìm thấy thời gian đầu tư của Animoca Brands vào Magic Eden.

Nhận xét: Với tình hình NFT hiện tại, dù Animoca Brands đầu tư khá nhiều Markerplace nhưng có vẻ không có cái tên nào qua nổi OpenSea, hay nếu ở Solana thì là Magic Eden. Các dự án còn lại cơ bản cũng chẳng khác nhau quá nhiều nên cũng không có gì đáng nói.

DeFi

  • Amasa: Dự án giúp người dùng kiếm các khoản thu nhập thông qua các việc nhỏ nhặt như chơi game, video,... sau đó gom lại để dễ dàng quản lý. Animoca Brands đầu tư vào vòng Seed (9/2021) cùng với OKX và các quỹ khác.
  • Claystake: Giải quyết vấn đề sử dụng vốn không hiệu quả khi Staking thông qua liquid staking.
  • DeFi Land: Tựa game mang hơi hướng nông trại, giả lập các tính năng của DeFi. Animoca Brands đầu tư vòng Seed (9/2021), cùng với Alameda, Jump Capital,...
  • Stader: Dự án hỗ trợ người dùng Staking hiệu quả, có thể là auto-compound, tìm validators có APY cao,... Stader cũng là dự án đầu tiên mở bán token trên Coinlist. Stader có hai vòng gọi vốn, nhưng không tìm thấy thời gian đầu tư của Animoca Brands.
  • KikiTrade: Ứng dụng đầu tư, cho vay tiền điện tử. Animoca Brands hợp tác với KikiTrade vào tháng 10/2021.
  • MonoSwap: Giúp người dùng đầu tư, Swap, cung cấp thanh khoản 1 phía. Animoca Brands đầu tư vòng Seed (9/2021), cùng với một số nhà đầu tư khác.
  • Kraken: Sàn giao dịch tập trung có khối lượng giao dịch 24h nằm trong top 10. Không tìm thấy thời gian Animoca Brands đầu tư vào Kraken.

Nhận xét: Các dự án mảng DeFi cũng đều nằm trong các mảng không phổ biến. Các lĩnh vực như AMM, Lending thuần túy đều không có cái tên nào. Thay vào đó là các dự án cũng khá rời rạc, không tập trung trong tâm vào bất cứ đâu.

Infrastructure

  • Flow: Blockchain được thiết kế để phát triển NFT. Không tìm thấy thời gian đầu tư của Animoca Brands vào Flow.
  • Polygon: Một trong những Sidechain lớn nhất để giải quyết vấn đề tắc nghẽn của Ethereum. Hệ sinh thái Polygon đã có một năm 2021 bùng nổ. Polygon có ba vòng gọi vốn:
    • Pre-Seed (4/2019): Coinbase,...
    • Không rõ (5/2021): Mark Cuban.
    • Không rõ (2/2022): Sequoia, Animoca Brands, Alameda, Dragonfly,...
  • Immutable X: Layer 2 đầu tiên chuyên dành cho NFT. Không tìm thấy thời gian Animoca Brands đầu tư vào Immutable X. Tuy nhiên, vào tháng 5/2021, Animoca Brands tuyên bố họ sẽ sử dụng Immutable X để phát hành các tài sản kĩ thuật số.
  • Harmony: Blockchain sử dụng công nghệ Sharding tương tự cách vận hành của Ethereum 2.0. Harmony và Animoca Brands hợp tác với nhau để phát triển Blockchain Gaming vào tháng 10/2018.
  • Burnt Finance: Nền tảng đấu giá, tạo NFT trên Solana. Burnt Finance có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (5/2021): Injective, Multicoin, Solana Foundation, Alameda,...
    • Seed (1/2022): Animoca Brands, Multicoin, Alameda,...
  • Metaplex: Dự án cung cấp công cụ cho người dùng phát triển NFT, như cộng đồng, công cụ phát triển, marketplace,... Animoca Brands đầu tư vòng Seed tháng 1/2022, cùng với Multicoin, Alameda,...

Nhận xét: Các dự án đa phần đều là Layer, nhưng nhìn xa ra, đều phục vụ cho NFT. Các dự án này mình không tìm thấy thông tin đầu tư, mà chỉ là những tin hợp tác. Điều này cho thấy Animoca Brands không có mục đích tìm lợi nhuận trên chính Layer, mà là sự phát triển của dự án phát triển bên trên.

Metaverse

  • The Sandbox: Dự án Metaverse ra đời khá lâu, có sự tăng trưởng vượt bậc trong năm 2021. The Sandbox có hai vòng gọi vốn:
    • Strategic (8/2020): Không rõ nhà đầu tư
    • Series B (11/2021): Softbank, Animoca Brands,...
  • Star Atlas: Trò chơi Metaverse lấy bối cảnh không gian, với trung tâm là các hành tinh và thuyền vũ trụ. Star Atlas có hai vòng gọi vốn:
    • Seed (1/2021): Serum, Moonwhale.
    • Không rõ (6/2021): Petrock Capital.
    • Vào tháng 12/2021, Star Atlas đã bán 3 triệu USD giá trị NFT cho Animoca Brands. Đây là một phần của Galactic Asset Offering (GAO) của Star Atlas.
  • Bit Country: Dự án trên Polkadot, giúp người dùng xây dựng thế giới trong Metaverse mà không cần biết kĩ thuật. Animoca Brands đầu tư vòng Seed (5/2021), cùng với rất nhiều quỹ khác.
  • Decentraland: Cùng với The Sandbox, Decentraland cũng là dự án Metaverse nổi bật nhất trong trend Metaverse. Animoca Brands hợp tác với Decentraland năm 2018 để đồng phát triển 2 trò chơi trên nền tảng Decentraland.

Nhận xét: Như mình đã nói, The Sandbox chính là công ty con của Animoca Brands, nên năm 2021 là một năm cực kì thành công của quỹ, khi cả Decentraland và The Sandbox đều tăng tưởng mạnh. Ngoài ra, Star Atlas cũng là cái tên được chú ý khá nhiều trong năm 2021. Do đó, deal mua 3 triệu USD giá trị thuyền NFT cũng cho thấy Animoca Brands đặt niềm tin vào Star Atlas rất nhiều trong tương lai.

Blockchain Gaming

  • Axie Infinity & Sky Mavis: Axie Infinity là tựa game khởi lên phong trào Play to Earn, giúp nhiều người kiếm được tiền trong mùa dịch bệnh. Và đội phát triển đằng sau Axie Infinity là công ty Sky Mavis. Sky Mavis có hai vòng gọi vốn:
    • Series A (5/2021): Animoca Brands, CoinGecko, Hashed,...
    • Series B (10/2021): a16z, FTX, Paradigm,...
  • Thetan Arena: Game đến từ Việt Nam, là một trong những tựa game khá hiếm, không đi theo hướng turn base. Không tìm thấy thời gian đầu tư của Animoca Brands vào Thetan Arena.
  • Mines of Darlarnia: Tựa game đào mỏ vui nhộn, từng được phân phối token thông qua Binance Launchpool. Animoca Brands đầu tư vòng Seed (9/2021), cùng với Coin98, Crypto.com,...

Nhận xét: Danh mục đầu tư của Animoca Brands mạnh nhất mảng Gaming, tuy nhiên, các dự án hiện tại không có quá nhiều sự sáng tạo. Đa phần là copy ý tưởng từ Axie Infinity, hoặc từ các game truyền thống. Nên dường như không có nhiều dự án nổi bật trong mảng blockchain gaming của Animoca Brands.

Những lần gọi vốn của Animoca Brands

Animoca Brands không chỉ đầu tư vào những dự án tiềm năng, mà bản thân quỹ cũng gọi vốn nhiều vòng. Cụ thể:

  • 5/2021: Không có quỹ nổi bật.
  • 7/2021: Coinbase cùng một số quỹ khác, định giá trước khi gọi vốn (pre-money) là 1 tỷ USD. 
  • 10/2021: Ubisoft, Sequoia, Dragonfly... với số tiền 65 triệu USD với định giá ở mức 2.2 tỷ USD thông qua việc bán cổ phần.
  • 1/2022: Parafi, Sequoia... với số tiền 358 triệu USD với định giá ở mức 5 tỷ USD thông qua việc bán cổ phần.
  • 7/2022: Liberty City Ventures, Kingsway Capital, Alpha Wave Ventures... với số tiền 75 triệu USD thông qua việc bán cổ phần.
  • 8/2022: Animoca Brand Japan (công ty con của Animoca Brands) gọi vốn 45 triệu USD từ MUFG Bank với định giá 500 triệu USD.
  • 9/2022: Temasek, Boyu Capital, GGV với số tiền 110 triệu USD thông qua việc phát hành trái phiếu chuyển đổi.

Mục đích chung của các đợt gọi vốn này thường là đảm bảo giấy phép cho các tài sản trí tuệ, đầu tư vào những dự án tiềm năng...

Xu hướng đầu tư của Animoca Brands trong năm 2022

Dưới đây là danh mục đầu tư của Animoca Brands trong năm 2022.

coin98Danh mục đầu tư của Animoca Brands trong năm 2022

Không khác năm 2021, trong năm 2022, Animoca Brands cũng tập trung nhiều vào Gaming là chính. Trong số này đa phần là trò chơi, ngoài ra có cộng đồng và một số dự án làm về công cụ hỗ trợ Gaming.

Ngoài ra, NFT cũng là thứ mà Animoca Brand quan tâm nhiều. Bằng chứng là họ đầu tư không chỉ các dự án thuần NFT, mà còn là những bên làm hỗ trợ như Cyan - dự án giúp thanh toán NFT thông qua việc mua trước trả sau.

Một vụ đầu tư thú vị trong năm 2022 của Animoca Brand là Ronin. Đây là thương vụ hỗ trợ Ronin trong sự cố bị hack, không phải gọi vốn để phát triển.

Lời kết

Nếu cho rằng Animoca Brands đầu tư vào Gaming đứng thứ hai, thì có lẽ không ai đứng nhất. Đây là số ít quỹ tập trung đúng vào một ngách duy nhất. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc đầu tư rất mạo hiểm vì không phân bổ đồng đều. Nhưng với việc 2021 chứng kiến sự tăng trưởng mạnh về Gaming, thì cũng có khả năng ngách này sẽ quay lại trong tương lai.

RELEVANT SERIES