SETTINGS
Content language
flag Vietnamese
Vietnamese
flag Vietnamese
Vietnamese
Tiếng việt
flag English
English
English
Channel logo
Coin98 Insights
Save
Copy link

Arbitrum vs Optimism: Ai sẽ là người chiến thắng?

So sánh Arbitrum và Optimism xem ai có thể trở thành người thắng trong cuộc chiến Layer 2 và giải quyết vấn đề mở rộng của Ethereum.
Avatar
vinhvo
Published May 28 2021
Updated Jun 26 2023
7 min read
thumbnail

Bài viết so sánh Arbitrum và Optimism xem ai có thể trở thành người thắng trong cuộc chiến Layer 2.

Optimistic Rollup là gì?

Rollup là một giải pháp mở rộng layer 2 giúp tăng khả năng mở rộng lý thuyết cho Ethereum lên khoảng 100 lần với chi phí sử dụng cũng khá rẻ. Rollup cho phép Roll các giao dịch trên sidechain thành một block tổng hợp duy nhất và đăng lên Ethereum blockchain. Điều này cho phép dữ liệu giao dịch trên layer 2 có sẵn trên layer 1 Ethereum bất cứ lúc nào cần thiết để xác thực quá trình chuyển đổi trạng thái.

Bằng cách này, Rollup cho phép Ethereum có khả năng mở rộng vì chúng không sử dụng Ethereum cho bất kỳ tính toán nào, mà chỉ sử dụng Ethereum cho một hệ thống lưu trữ dữ liệu.

Trong Rollup cũng có một vài loại khác nhau, nổi bật nhất là Optimistic Rollup (chủ đề tìm hiểu chính trong bài viết hôm nay) và Zk Rollup. Người ta phân chia chúng dựa vào cách chúng lưu trữ dữ liệu và tính toán.

Trong Optimistic Rollup có 2 dự án khá nổi bật và thường được so sánh gần đây là ArbitrumOptimism, đây cũng là chủ đề trọng tâm của bài viết này.

Điểm khác nhau giữa Optimism và Arbitrum

Về cơ bản, Optimism và Arbitrum đều sử dụng Optimistic Rollup, điểm khác nhau mấu chốt giữa chúng ở cách tiếp cận về cách sử dụng fraud proofs.

Trong Optimistic Rollup, State Root được gửi một cách “lạc quan” (đây cũng là nguồn gốc của cái tên Optimistic Rollup), các State Root này được cho là đúng cho đến khi được chứng minh là sai.

Trong trường hợp ngược lại, nếu block producer nào đó đề xuất Rollup block và một người khác tin rằng nó không đúng, Optimism và Arbitrum sẽ giải quyết tranh chấp đó như thế nào?

  • Optimism giải quyết vấn đề trên bằng cách re-execute lại tx đó.
  • Arbitrum sẽ giải quyết vấn đề trên bằng cách sử dụng một giao thức tương tác nhiều vòng (multi-round rollup) để giải quyết tranh chấp, trong đó Arbitrum sẽ chia nhỏ tranh chấp cho đến khi nó là một tranh chấp rất nhỏ và sau đó giải quyết nó trên chuỗi.

Khó nói cách tiếp cận nào tốt hơn, trên thực tế cách tiếp cận của 2 dự án đem lại các lợi thế riêng cho Optimism và Arbitrum mà chúng ta sẽ đề cập chi tiết ở bài viết hoặc video bên dưới.

Optimism vs Arbitrum: Đâu là kẻ chiến thắng?

Khả năng tương thích EVM và Dev Experience

Nhìn chung Optimism Virtual Machine và Arbitrum Virtual Machine có độ tương thích cao với Ethereum Virtual Machine, chúng cho phép di chuyển các solidity smart contract dễ dàng hơn, từ đó mang lại trải nghiệm “thoải mái” cho Dev khi làm việc trên Optimism vs Arbitrum.

So với Optimism, Arbitrum Virtual Machine tương thích hơn với EVM, thâm chí cho phép thực thi EVM code trực tiếp mà không cần phải biên dịch lại các smart contract. Ngoài ra, Arbitrum cũng tương thích với nhiều công cụ hơn.

So về khả năng tương thích EVM và Dev Experience => Arbitrum có ưu thế hơn.

Thời gian rút tiền

Thời gian rút tiền đang là điểm hạn chế chung dành cho cả Optimism và Arbitrum khi so sánh với các giải pháp khác (ví dụ như Polygon).

  • Optimism có thời gian rút tiền tiêu chuẩn từ layer 2 xuống layer 1 rất lâu từ 1 - 2 tuần.
  • Arbitrum có thời gian rút tiền tiêu chuẩn từ layer 2 xuống layer 1 ngắn hơn Optimism khi chỉ mất thời gian tầm 1 ngày.

Thời gian rút tiền liên quan tới một số khía cạnh khác như chi phí cơ hội, arbitrage,... Vì vậy đây cũng là một vấn đề mà 2 dự án quan tâm và họ cũng có một số giải pháp sau:

  • Sử dụng giải pháp được cung cấp bởi bên thứ 3 ví dụ như Connext,...
  • Sử dụng sàn giao dịch như một Bridge trung gian để chuyển tiền cho phép hiệu ứng chuyển tiền liền mạch cho người dùng.

So về thời gian rút tiền từ Layer 2 xuống Layer 1 => Cân bằng.

Khả năng bảo mật

Về cơ bản Arbitrum và Optimism đều sử dụng Fraud Proofs, điểm khác nhau ở cách 2 dự án tiếp cận và giải quyết vấn đề, nhưng nhìn chung cả hai dự án đều phải đối mặt cùng một tình cảnh: ưu tiên bảo mật mạng hay ưu tiên hiệu quả sử dụng vốn?

  • Optimism có xu hướng đặt nhiều Data trên Layer 1 hơn khi so với Arbitrum, thời hạn delay rút tiền cũng dài hơn nhiều lần, điều này khiến cho việc tấn công 51% tốn nhiều chi phí hơn.
  • So với Optimism, Arbitrum đặt ít Data trên layer 1 và cũng có thời gian rút tiền ngắn hơn, điều này làm tăng hiệu quả sử dụng vốn nhưng dẫn tới tình trạng bảo mật mạng kém hơn Optimism.

So về bảo mật mạng => Optimism có ưu thế hơn.

Vấn đề về chi phí

Chi phí của các giải pháp Rollup nói chung đều cao hơn khác giải pháp khác.

Đối với Optimism, việc chạy toàn bộ tx trên chuỗi cho phép nó có một số lợi thế nhất định như bảo mật cao hơn nhưng cũng dẫn đến một hạn chế khác như chi phí cao hơn. Arbitrum ít tốn chi phí cho các fraud proofs hơn phân chia chi phí cho các khối.

So về chi phí khi triển khai và sử dụng => Arbitrum có ưu thế hơn.

MEV (Miner Extractable Value)

Arbitrum và Optimism có hai hướng tiếp cận với MEV khác nhau:

  • Trong khi Arbitrum có xu hướng phản đối MEV và tìm cách hạn chế nó, họ sẽ sử dụng Chainlink FSS để xác định thứ tự giao dịch được submit on-chain từ đó làm giảm ảnh hưởng của MEV tới mạng lưới nhờ chiến lược “first come first serve”.
  • Optimism có phản ứng tích hơn hơn, họ sử dụng giải pháp đấu giá tương tự như Flash bot, tạo ra một revenue mới từ MEV và distribute lại cho các bên liên quan.

Closing thoughts

Nhìn chung Optimism và Arbitrum đều có một lợi thế lớn khi không yêu cầu chuyển code sang một ngôn ngữ mới, điểm khác nhau là ở lý tưởng trong việc tiếp cận vấn đề:

  • Arbitrum hướng tới một giải pháp chi phí thấp hơn với khả năng ứng dụng rộng rãi hơn, hỗ trợ cho các txns phức tạp cao.
  • Optimism lại hướng tới một giải pháp có độ bảo mật cao hơn.

Cách tiếp cận cộng đồng cũng khác:

  • Arbitrum open cho mọi nhà phát triển khi Mainnet.
  • Optimism lại chọn hướng tiếp cận theo từng giai đoạn, đảm bảo ít sai sót hơn.

Một điều quan trọng khác cần quan tâm là Arbitrum ra mắt trước. Nhìn lại lịch sử crypto từ năm 2017, không phải nền tảng nào tốt nhất đều kẻ chiến thắng, minh chứng cho việc này là Ethereum, phải nói rằng Ethereum xuất phát không phải là smart contract platform có nền tảng kỹ thuật tốt nhất trong phân khúc của mình nhưng cuối cùng, nó lại là nền tảng lớn nhất hiện nay, yếu tố thời gian kết hợp với initial network effect sẽ vượt trội hơn kỹ thuật.

Hiện tại, Arbitrum đã có được yếu tố “timing” chỉ cần nó tận dụng tốt khoảng thời gian này để tạo ra một hiệu ứng mạnh mẽ thì mình tin Arbitrum sẽ thắng trong cuộc chiến với Optimism.

RELEVANT SERIES